Những lần “ông lớn” Vietcombank khiến khách hàng mất lòng tin

(Kiến Thức) - Thông tin ngân hàng Vietcombank trả lãi thiếu gần 10 tỷ cho khách hàng làm nhiều người nhớ lại các cú phốt tai tiếng cũng như loạt vụ mất tiền oan tại ngân hàng này.

Vietcombank dùng phần mềm lạc hậu, trả lãi thiếu 10 tỷ cho khách
Mới đây Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra báo cáo kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến lập báo cáo tài chính năm 2015 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Theo đó, một trong những thông tin gây sốc dư luận đó là ngân hàng Vietcombank không trả đủ lãi tiền gửi cho khách hàng trong suốt 16 năm qua.
Báo cáo chỉ rõ ngân hàng Vietcombank cài đặt tính toán số lãi tiền gửi không kỳ hạn chưa phù hợp quy định tại Điều 6 Quyết định số 652/2001 ngày 17/5/2011 về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng.
Nhung lan
 Ảnh minh họa: website Vietcombank.
Cụ thể, Vietcombank thực hiện Công văn 309 của Ngân hàng Nhà nước ngày 19/1/2001 về hướng dẫn chương trình ngân hàng bán lẻ, trong đó “các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn sẽ được tự động trả lãi định kỳ ngày 25 hàng tháng không phân biệt ngày nghỉ, lễ. Mức lãi tối thiểu được trả cho khách hàng là 1.000 đồng và 0,1 đơn vị ngoại tệ đối với ngoại tệ khác”.
Như vậy, từ năm 2001 đến nay (16 năm), các khoản lãi phát sinh hàng tháng của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ đối với các ngoại tệ khác đã không được hệ thống phần mềm tính và hạch toán đầy đủ.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ: “Qua kết quả phân tích dữ liệu trên hệ thống phần mềm, cho thấy báo cáo tài chính năm 2015 của Vietcombank chưa phản ánh đầy đủ số lãi phải chi trả cho khách hàng 9.766.135.153 đồng”.
Kết quả kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin tại Vietcombank của Kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy, hệ thống kiểm soát của ngân hàng này chưa thực sự hiệu quả về quản lý và phân quyền truy cập, quản trị rủi ro hệ thống. Việc xây dựng thiết kế một số phần mềm chưa đáp ứng đầy đỷ chức năng kiểm soát…
Cụ thể, hệ thống phần mềm của VCB bao gồm hệ thống lõi mua của nước ngoài từ năm 1998 và một số phần mềm VCB tự phát triển, do hầu hết hệ thống lõi mua của nhà thầu nước ngoài nên việc quản lý hồ sơ thiết kế phần mềm, đánh giá và nâng cấp phụ thuộc vào nước ngoài, không thực hiện được.
Chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng mất 500 triệu đồng chỉ qua một đêm
Thời gian qua, có rất nhiều chủ thẻ Vietcombank lên tiếng kêu cứu, bức xúc về việc bỗng dưng bị mất tiền trong tài khoản. Tuy nhiên, vụ việc gây sốc nhất và cũng là “phát súng” đầu tiên nêu lên vấn đề nhức nhối này tại Vietcombank đó là vụ chủ thẻ của Vietcombank ngủ dậy bất ngờ phát hiện mất 500 triệu đồng trong tài khoản.
Cụ thể, vào đêm 4/8/2016 và rạng sáng 5/8/2016, tài khoản của chị Hoàng Thị Na Hương (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) tại Vietcombank bị người khác chuyển đi tổng cộng 500 triệu đồng bằng 7 lần giao dịch. Sáng ngày 5/8/2016, chị Hương ngủ dậy, cầm điện thoại đọc tin nhắn báo trừ tiền trong tài khoản mới tá hỏa biết mình bị mất tiền. Đáng chú ý là chị Hương không nhận được tin nhắn mã OTP gửi vào điện thoại như các giao dịch trước. Sau đó, chị Hương đã gọi điện cho Vietcombank để thông báo và khóa tài khoản vào lúc 7h50 ngày 5/8/2016.
Đến chiều ngày 11/8/2016, chị Hương và Vietcombank đã có buổi làm việc, cùng tham gia có luật sư do chị Hương mời.
Theo Vietcombank, việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi chị Hương bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng (có địa http chỉ //creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng.
Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng. Đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank.
Đến nay, chị Na Hương đã lấy lại được số tiền 200 triệu đồng còn lại bị mất kia chưa, Vietcombank có bồi thường, hỗ trợ gì khách hàng trong trường hợp này không thì không thấy báo chí thông tin.
Liên tục xảy ra các vụ khách hàng mất tiền trong tài khoản Vietcombank
Ngay sau vụ việc gây rúng động của chị Hoàng Na Hương, giữa tháng 8/2016, không ít khách hàng cũng lên tiếng cho biết tài khoản của họ tại Vietcombank cũng bỗng dưng biến mất.
Cụ thể đó là các trường hợp của anh Vũ Thành Phương (TP HCM) bị mất 20 triệu đồng tại khách sạn ở Tokyo (Nhật Bản) chỉ sau 1 đêm, chị Lê Thị Quỳnh Nga mất 10 triệu đồng tại Singapore.
Sáng ngày 16/8, anh Vũ Thành Phương (quận 9, TP HCM) là chủ tài khoản: 00710xxxxxxxx thức dậy và kiểm tra điện thoại, thấy có 14 tin nhắn báo về việc thẻ Vietcombank Master Card Debit của anh bị quẹt ở TOKYO DISNEY RESORT CHIBA JPN, MARRIOTT HTL và BOOKHAVEN NY (ảnh). Trong số đó, có tất cả 5 giao dịch chuyển tiền thành công và tổng số tiền anh Vũ Thành Phương bị mất trong một đêm là khoảng 17 triệu đồng.
Ngay sau đó, anh Phương đã liên hệ với Vietcombank chi nhánh Thủ Đức để trình báo và yêu cầu rà soát. Tại chi nhánh Vietcombank, anh Phương đã làm bản tường trình, nộp lại thẻ Master Card cho ngân hàng. Sau đó 1 ngày, phía ngân hàng báo đã chặn bước 1, tức là Vietcombank thông báo với Mastercard.
Tuy nhiên anh Phương sẽ phải chờ 30 - 45 ngày nhận sao kê để biết tiền của anh đi về đâu, có lấy được không.
Trường hợp tương tự, chị Lê Thị Quỳnh Nga (phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), chủ thẻ 0071003xxxxxx chia sẻ trên Zing, cho biết, vào lúc 16h34 ngày 19/8/2016, di động của chị nhận được tin nhắn từ Vietcombank thông báo thẻ Mastercard của chị sử dụng dịch vụ RSW ESERVICE SINGAPORE và bị trừ 592 đôla Singapore. Lúc đó chị đang chạy xe và thẻ vẫn ở trong ví.
Ngay sau khi phát hiện bị mất tiền trong thẻ (ngày 19/8), chị đã lập tức gọi điện đến trung tâm hỗ trợ Vietcombank để yêu cầu khóa thẻ.
“Thật ngạc nhiên vì tiền thì bị mất ngày 19/8 nhưng tôi lại được nhân viên hướng dẫn đợi đến ngày 22/8 lên chi nhánh Vietcombank ở Biên Hòa giải quyết. Khi tôi hỏi liệu tiền tôi có lấy lại được không thì nhân viên Vietcombank không trả lời được, và chỉ hứa sẽ đưa vụ việc của tôi lên hệ thống.
Nhưng đến ngày 22/8, đến Vietcombank ở Biên Hòa thì lại được nhân viên ở đây trả lời hoàn toàn chưa biết thông tin báo gì trên hệ thống. Như vậy, là 3 ngày trôi qua nhưng Vietcombank không có động thái gì với ngân hàng liên quan để khoanh giữ số tiền của khách hàng. Liệu cách làm ấy có phải là cách làm có trách nhiệm hay không?, chị Nga nói.
Hoảng hồn khi thẻ visa Vietcombank “tự hoạt động”
Theo VnExpress, vào lúc 23h26 ngày 15/8/2016 chị G. cùng chồng ngồi ăn bánh thì thấy 4 sms liên tiếp từ ngân hàng Vietcombank. 2 tin nhắn điện thoại (sms) đầu là thông báo -01VND từ America Barnesville US. Tin nhắn tiếp theo chị G. thấy trừ đi 739.092 IDR (tiền Indo), tương ứng với 1.282.781 VND với lý do là được sử dụng tại Traveloka mặc dù chị G. không hề thanh toán 1 mặt hàng gì qua mạng. Chưa kịp hoảng hồn thì chị G. lại thấy có tin nhắn refund (trả lại) ngay vào tài khoản mình số tiền vừa bị lấy đi (cũng không rõ nguyên do).
Ngay lập tức chị G. gọi cho tổng đài VCB thông báo tình hình, đồng thời yêu cầu khoá thẻ Visa lại của chị lại.
“Nếu không đi du lịch thì rất ít khi mình để nhiều tiền trong thẻ Visa nên hiện tại số tiền trong thẻ không nhiều, và cũng chưa bị mất mát gì nên mình cũng ko định viết cảnh báo, nhưng 7h18 sáng hôm sau, mình lại bị gặp tình trạng đó. Vừa ngủ dậy thấy 3 sms của VCB thông báo thẻ Visa của mình được thanh toán tại Itunes.com lúc 7h18. Tới 8h25 lại tiếp tục được thanh toán tại ITUNES.COM và OCADO LTD. Ôi mẹ ơi, hoảng hồn luôn ạ! May là hôm qua kịp thời khoá thẻ Visa rồi nên các giao dịch đó đều không thành công!”, chị G. cho biết.

Sập lan can trường tiểu học Văn Môn, 16 học sinh bị thương

(Kiến Thức) - Bí thư Huyện ủy Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết, vụ sập lan can tại trường Tiểu học Văn Môn, xã Văn Môn (huyện Yên Phong) đã khiến 16 cháu bị thương phải nhập viện.

Trao đổi với PV Kiến Thức chiều tối 11/12,  ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết đã cử một Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo việc xử lý vụ sập lan can trường Tiểu học Văn Môn khiến 16 cháu bị thương.
Trường Tiểu học Văn Môn, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: VTV.
 Trường Tiểu học Văn Môn, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: VTV.

Lộ nguyên nhân lan can trường sập đổ khiến 16 học sinh bị thương?

(Kiến Thức) - Tại hiện trường, ngoài khu lan can đã sập đổ, một số trụ còn lại có dấu hiệu nứt vỡ, nhiều trụ lộ cả các thanh sắt hoen gỉ khi vôi vữa đã bị mục.

Tính tới thời điểm này, 16 học sinh trường Tiểu học Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) vẫn đang được điều trị tích cực trong khi cơ quan chức năng khẩn trương tìm hiểu nguyên nhân vụ sập lan can trường. (Xem thêm >> Sập lan can trường tiểu học Văn Môn, 16 học sinh bị thương)
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, trường Tiểu học Văn Môn được xây dựng từ năm 1995 nên nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp. Tại dãy nhà xảy ra vụ tai nạn khiến các cháu khối lớp 5 bị thương cũng đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.