Thân hình đồng hồ cát vốn là ước mơ của hầu hết phụ nữ. Ngoài việc chăm chỉ tập luyện để có vòng eo thắt đáy lưng ong, một số người đã chọn cách nhanh hơn là phẫu thuật loại bỏ xương sườn, nhằm định dáng lại vòng hai, thu nhỏ chiều ngang của bộ phận này. Tuy nhiên, xương sườn có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ các cơ quan nội tạng nên cắt bỏ chúng có thể kéo theo nhiều nguy cơ gây tổn thương thận, bàng quang, ổ bụng…
Loại bỏ xương sườn là một ca phẫu thuật thẩm mỹ nguy hiểm và rất khó. Thông thường người bệnh sẽ bị gây mê hoàn toàn. Họ sẽ mất tối thiểu 6 tháng gần như bất động để phục hồi. Và sau đó, di chứng để lại là một vết sẹo dài phía sau lưng.
Sửa dáng hộp sọ
Dạng phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi hình dạng, kích thước trán hoặc phía sau đầu rất nguy hiểm và khó thực hiện. Nó cũng kéo theo nhiều biến chứng như đau đầu, chóng mặt, co giật.
Cấy tóc
Tóc dày hay mỏng phụ thuộc rất nhiều vào gen và chế độ ăn uống. Hầu hết các loại mỹ phẩm chỉ có thể tạo cảm giác tóc bồng bềnh hơn chứ không thể làm tăng thêm số lượng và độ dày cho từng sợi tóc. Hiện nay, phương pháp cấy tóc đang dần phổ biến tuy nhiên đây cũng là quá trình rất phức tạp và có thể gây nhiễm trùng da đầu, sẹo…
Phẫu thuật gọt hàm
Phẫu thuật gọt xương hàm là hình thức phẫu thuật rất được ưa chuộng ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây là ca phẫu thuật rất nguy hiểm, khó và dễ để lại biến chứng.
Gọt mặt là các bác sĩ sẽ bóc tách lớp cơ gắn với xương. Sau đó, họ sẽ trực tiếp can thiệp vào xương bằng máy mài chuyên dụng. Có hai hình thức gọt mặt là gọt trong và gọt bên ngoài. Gọt bên trong khó phát hiện dấu tích phẫu thuật thẩm mỹ hơn nhưng phức tạp và dễ để lại biến chứng hơn.
Cắt sửa bàn chân
Nhiều người có đôi chân thô kệch, không thanh mảnh hoặc nổi gân xấu xí đã tìm đến những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa nó.
Phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp cho đôi chân không chỉ đơn giản là tiêm mỡ để đôi chân nuột nà, mềm mại mà còn có cả… cắt ngắn ngón chân để đi cho vừa với giày.