Những kiểu bốc hỏa ở phụ nữ không phải do mãn kinh

Theo các chuyên gia ở Quỹ phi lợi nhuận vì sức khỏe phụ nữ Mỹ (WHF), hiện tượng bốc hỏa (hot flash) thường xuất hiện ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, song đôi khi lại không liên quan đến mãn kinh.

Những kiểu bốc hỏa ở phụ nữ không phải do mãn kinh
Đôi nét về mãn kinh
Theo trang tin Webmd.com, mãn kinh (Menopause) là thời kỳ sinh lý bình thường khi người phụ nữ bước vào lứa tuổi trên 50. Kỳ mãn kinh bắt đầu được tính từ sau kỳ kinh cuối cùng mà 12 tháng sau đó người phụ nữ không còn kinh. Người ta chia quá trình mãn kinh thành các giai đoạn khác nhau gồm tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh.
Dấu hiệu nhận thấy dễ nhất chính là không còn sự xuất hiện của kinh nguyệt. Trước thời kỳ mãn kinh, chị em sẽ có những triệu chứng đặc trưng như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, giảm khả năng sinh sản thấp, âm đạo khô, bốc hỏa, phát sinh béo bụng, tóc rụng, rối loạn giấc ngủ chập chờn, phát sinh vấn đề về đường tiết niệu, mất khả năng tập trung, ngực teo, tâm tính thay đổi thất thường... Thông thường, mãn kinh thường gây bốc hỏa nhưng đôi khi bốc hỏa lại không do mãn kinh nên nhiều người chưa tìm được cách chữa trị như một số trường hợp dưới đây.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet 
6 hiện tượng bốc hỏa không do mãn kinh
Do thuốc chữa bệnh:
Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Cleveland (Mỹ), một số loại thuốc kê đơn khá phổ biến như thuốc giảm đau gốc thuốc phiện opioid, thuốc chống trầm cảm và thuốc trị loãng xương là một trong nhiều dược phẩm có tác dụng phụ tạo ra những cơn bốc hỏa ở phụ nữ.
Lời khuyên: HWF khuyến cáo nên thông báo ngay cho bác sĩ biết khi bị bốc hỏa sau khi dùng thuốc, nếu cần bác sĩ có thể thay đổi thuốc khác ít tác dụng phụ hơn.
Do thừa cân:
Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bốc hoả chính là tình trạng dư thừa trọng lượng, khối lượng dư thừa này làm cho quá trình chuyển hóa hay trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn. Trọng lượng càng tăng lại ít vận động thì tình trạng bốc hỏa càng cao.
Lời khuyên: theo Đại học California, San Francisco, Mỹ, để duy trì ngưỡng trọng lượng hợp lý, chị em nên ăn kiêng và năng luyện tập. Những ai duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, năng vận động, luyện tập thể thao khoảng 200 phút/tuần thì nguy cơ xuất hiện các cơn bốc hỏa thấp hơn 50% so với nhóm thừa cân nhưng ăn uống thiếu khoa học và duy trì cuộc sống tĩnh tại.
Dị ứng thực phẩm:
Theo HWF, phần lớn phụ nữ từng trải qua những cơn bốc hỏa khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, nhất là chua cay, nóng... thì các cơn bốc hỏa lại càng xuất hiện dày hơn.
Lời khuyên: để hạn chế tác nhân gây cảm giác khó chịu, mọi người nên hạn chế các món gây dị ứng như đồ uống chứa cồn, caffeine hoặc các phụ gia như sulfite ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày bởi đây là những tác nhân gây dị ứng và bốc hỏa rất mạnh mẽ.
Do bồn chồn lo lắng:
Theo bác sĩ Battaglino trưởng nhóm nghiên cứu ở HWF, chúng ta thường nghe thấy các bác sĩ tâm thần nói đến “căng thẳng” và “lo lắng”, đây chính là những thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái cảm xúc của con người khi căng thẳng như sợ hãi, bồn chồn hay lo lắng. Tình trạng nhịp tim nhanh kèm theo cảm giác bồn chồn, hồi hộp hay lo lắng là những triệu chứng dẫn đến những cơn bốc hỏa khó chịu.
Lời khuyên: để hạn chế các cơn bốc hỏa do bồn chồn lo lắng, nên hít thở sâu, đây là bài tập đơn giản giúp trấn tĩnh tinh thần. Ngoài ra, có thể tập thể dục, ngồi thiền hay tập yoga... các giải pháp này có tác dụng đẩy lùi bồn chồn lo lắng. Khi đã áp dụng mọi cách, bốc hỏa vẫn còn thì nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về thần kinh để tư vấn và điều trị sớm.
Do bệnh tật:
Những người mắc các loại bệnh liên quan đến hoóc-môn hoặc hệ nội tiết thì rủi ro xuất hiện những cơn bốc hỏa rất cao. Ví dụ, mắc bệnh về tuyến giáp, như cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) có thể phát sinh cảm giác nóng bừng thể hoặc bị nhiễm trùng hay nhiễm virút cũng có thể làm tăng các cơn bốc hỏa.
Lời khuyên: nếu bốc hỏa do cường giáp thì người bệnh còn có cả các triệu chứng khác như tim đập nhanh, hồi hộp, sút cân không rõ lý do, tiểu tiện liên tục, kiệt sức ở một số thời điểm nhất định trong ngày. Nếu là do các loại bệnh khác, như nhiễm trùng, nhiễm virút thì có thêm các triệu chứng như tiêu chảy hoặc khó chịu đường ruột. Nên đi khám, tư vấn bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân gây bốc hỏa và can thiệp kịp thời.
Phòng ngủ ngột ngạt:
Thông thường vào ban đêm nhiệt độ cơ thể hay thay đổi một cách tự nhiên nên phụ nữ (và cả đàn ông) cũng có thể bị thức giấc bất ngờ, kèm theo cảm giác nóng và đổ mồ hôi. Nếu nhiệt độ phòng ngủ không được duy trì thích hợp, quá nóng và ngột ngạt, các triệu chứng này càng tăng.
Lời khuyên: nếu thấy bốc hỏa vào giữa đêm thì nên xem lại nhiệt độ phòng, trang phục khi ngủ hoặc chăn chiếu quá nhiều. Giải pháp đơn giản nhất là điều chỉnh nhiệt độ phòng bằng cách dùng quạt hoặc điều hòa, mặc quần áo thoáng mát và đắp chăn mỏng để dễ ngủ và hạn chế những cơn bốc, đổ mồ hôi ban đêm.

Bác sĩ mách cách hạn chế rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Rụng tóc do mãn kinh là dấu hiệu thay đổi của cơ thể phụ nữ khi có sự dao động nồng độ của các hormon sinh dục.

Bác sĩ mách cách hạn chế rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Nóng bừng trong người, thay đổi tâm trạng, tăng cân, mất ngủ… là những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn mãn kinh. Ngoài những triệu chứng này, rụng tóc (do mãn kinh) là một vấn đề gặp phổ biến đối với nhiều phụ nữ trong thời kỳ này.
Vào thời kỳ mãn kinh, mái tóc trở nên mỏng và thưa thớt hơn ở hai bên hoặc ở mặt trước. Tóc rụng trong quá trình chải tóc hoặc tắm gội nhiều tới mức khiến nhiều người hoảng hốt, lo lắng.

Thực đơn giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn rối loạn mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn của quá trình sinh lý của phụ nữ 45 - 55 tuổi trước và sau khi hết kinh, là một thời kỳ thay đổi đặc thù của một đời người, tức thời kỳ biến đổi mang tính suy thoái.

Thực đơn giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn rối loạn mãn kinh
Những thực đơn dưới đây giúp phụ nữ nhẹ nhàng vượt qua khỏi kỳ này.
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh lúc này, chức năng buồng trứng bắt đầu suy thoái, mức ostrogen giảm xuống thấy rõ, ngoài sự biến đổi của hệ thống sinh dục, nội tiết tố và thần kinh ra, khả năng phản ứng của cơ thể cũng suy giảm, sức đề kháng cũng suy giảm, nữ giới trong giai đoạn này hoặc nhiều hoặc ít có sự bất ổn.

8 dấu hiệu tiền mãn kinh không phải chị em nào cũng biết

(Kiến Thức) - Trung bình phụ nữ bắt đầu mãn kinh vào khoảng 52 tuổi, nhưng dấu hiệu có thể xuất hiện ở độ tuổi khác nhau, từ 35-40 tuổi. Có một số dấu hiệu quan trọng của thời kỳ tiền mãn kinh bạn cần biết.

8 dấu hiệu tiền mãn kinh không phải chị em nào cũng biết
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet

Lông má, cằm rậm hơn: Trong khi tóc trên đầu bạn có thể mỏng đi, lông trên cằm, má lại mọc rậm hơn. Điều này xảy ra vì những thay đổi trong tỷ lệ androgen và mức estrogen trong cơ thể giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh.

8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-2
Mùi cơ thể: Thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm. Điều này khiến bạn thường cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều hơn để làm mát nhiệt độ cơ thể.
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-3
Loãng xương xảy ra do sự giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Bạn có thể mất đến 20% mật độ xương trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ mãn kinh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-4
Tiểu tiện thất thường: Cơ sàn chậu bị suy yếu, thường là kết quả của việc sinh thường, kết hợp với lớp lót niệu đạo mỏng do nồng độ estrogen thấp gây căng thẳng tiểu tiện không tự chủ (SUI) hoặc đái tháo đường tiểu không tự chủ, khiến việc đi vệ sinh khó khăn.
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-5
Hay quên: Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể làm bạn căng thẳng và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến việc bạn trở nên kém tập trung và quên nhiều thứ.
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-6
Mất ngủ: Progesterone là một hormone làm dịu. Vì vậy, khi hormone này giảm do tiền mãn kinh thì nó sẽ làm cho bạn cảm thấy lo lắng hơn. Lo lắng có thể gây mất ngủ.
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-7
Dễ bị dị ứng: Phụ nữ chuyển qua thời kỳ mãn kinh dễ bị phản ứng nặng với các kiểu dị ứng. Điều này là do hệ miễn dịch suy yếu.
8 dau hieu tien man kinh khong phai chi em nao cung biet-Hinh-8
Sự thay đổi đột ngột trong tầm nhìn: Mức độ hormone giảm ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra những thay đổi về thị lực và trong một số trường hợp có thể chuyển từ cận thị thành viễn thị. Ảnh: BS.      

Video "Phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn gì?". Nguồn: BeQueen/Youtube

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.