Những khối đá bí ẩn nhất hành tinh: Có khối 1.000 năm không đổ!

Những khối đá bí ẩn nhất hành tinh: Có khối 1.000 năm không đổ!

Trên thế giới có một số khối đá bí ẩn gây nhiều tò mò. Trong số này, một tảng đá hàng ngàn năm tuổi có vết cắt đôi chuẩn xác đến khó tin hay tảng đá chênh vênh hơn 1.000 năm nhưng không đổ...

"Stone of Sky God" (tạm dịch: Tảng đá của thần bầu trời) ở Tamil Nadu, Ấn Độ là  tảng đá bí ẩn "thách đố" giới chuyên gia đi tìm lời giải. Hòn đá này cao khoảng 6m, rộng 5m và nặng tới 250 tấn.
"Stone of Sky God" (tạm dịch: Tảng đá của thần bầu trời) ở Tamil Nadu, Ấn Độ là tảng đá bí ẩn "thách đố" giới chuyên gia đi tìm lời giải. Hòn đá này cao khoảng 6m, rộng 5m và nặng tới 250 tấn.
Trong hơn 1.000 năm, tảng đá khổng lồ ở Tamil Nadu nằm chênh vênh như sắp lăn xuống phía dưới nhưng đứng vững một cách khó tin, dương như thách thức mọi định luật vật lý. Ngay cả mưa gió, bão tố hay có người đẩy, "Stone of Sky God" vẫn không lay chuyển.
Trong hơn 1.000 năm, tảng đá khổng lồ ở Tamil Nadu nằm chênh vênh như sắp lăn xuống phía dưới nhưng đứng vững một cách khó tin, dương như thách thức mọi định luật vật lý. Ngay cả mưa gió, bão tố hay có người đẩy, "Stone of Sky God" vẫn không lay chuyển.
Người dân địa phương tin rằng, "Stone of Sky God" chính là một miếng bơ mà thần Krishna đánh rơi khi lấy từ lọ của mẹ khi còn nhỏ. Vì vậy, tảng đá này còn được gọi là "viên bơ của thần Krishna".
Người dân địa phương tin rằng, "Stone of Sky God" chính là một miếng bơ mà thần Krishna đánh rơi khi lấy từ lọ của mẹ khi còn nhỏ. Vì vậy, tảng đá này còn được gọi là "viên bơ của thần Krishna".
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia, nhà địa chất nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của "Stone of Sky God" cũng như vì sao hòn đá khổng lồ này ngàn năm không lăn xuống phía dưới.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia, nhà địa chất nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của "Stone of Sky God" cũng như vì sao hòn đá khổng lồ này ngàn năm không lăn xuống phía dưới.
Nổi tiếng không kém "Stone of Sky God" là khối đá tự nhiên Al Naslaa ở ốc đảo Tayma, Ả Rập Saudi. Thoạt nhìn, khối đá này trông rất bình thường. Thế nhưng, khi quan sát kỹ, mọi người sẽ nhận thấy tảng đá được cắt làm hai với vết cắt sắc bén vô cùng hoàn hảo.
Nổi tiếng không kém "Stone of Sky God" là khối đá tự nhiên Al Naslaa ở ốc đảo Tayma, Ả Rập Saudi. Thoạt nhìn, khối đá này trông rất bình thường. Thế nhưng, khi quan sát kỹ, mọi người sẽ nhận thấy tảng đá được cắt làm hai với vết cắt sắc bén vô cùng hoàn hảo.
Trải qua hàng ngàn năm, khối đá tự nhiên Al Naslaa đứng cân băng chỉ trên một chân đế rất nhỏ. Mỗi nửa khối đá cao khoảng 9m, bề rộng khoảng 7,5m, nặng vài trăm tấn và đứng vững trên tảng đá nhỏ hơn ở phía dưới.
Trải qua hàng ngàn năm, khối đá tự nhiên Al Naslaa đứng cân băng chỉ trên một chân đế rất nhỏ. Mỗi nửa khối đá cao khoảng 9m, bề rộng khoảng 7,5m, nặng vài trăm tấn và đứng vững trên tảng đá nhỏ hơn ở phía dưới.
Al Naslaa được chi đôi hoàn hảo giống như được cắt gọt bằng công nghệ laser. Thế nhưng, công nghệ này xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20.
Al Naslaa được chi đôi hoàn hảo giống như được cắt gọt bằng công nghệ laser. Thế nhưng, công nghệ này xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã được nguồn gốc của vết cắt chia đôi tảng đá này. Họ chưa tìm được bằng chứng nhằm xác định vết cắt chia đôi Al Naslaa là sản phẩm của tự nhiên hay do con người, thậm chí là người ngoài hành tinh tạo ra.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã được nguồn gốc của vết cắt chia đôi tảng đá này. Họ chưa tìm được bằng chứng nhằm xác định vết cắt chia đôi Al Naslaa là sản phẩm của tự nhiên hay do con người, thậm chí là người ngoài hành tinh tạo ra.
Ngôi làng nhỏ Costesti ở Romania hấp dẫn giới chuyên gia bởi những khối đá "sống" có thể lớn lên, sinh sôi. Đó là những tảng đá Trovant.
Ngôi làng nhỏ Costesti ở Romania hấp dẫn giới chuyên gia bởi những khối đá "sống" có thể lớn lên, sinh sôi. Đó là những tảng đá Trovant.
Ban đầu, những tảng đá Trovant có kích thước nhỏ. Thế nhưng, cứ sau mỗi trận mưa, chúng lại lớn thêm một chút và "đẻ" ra nhưng tảng đá nhỏ hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mỗi khối đá Trovant phình to thêm khoảng 4 - 5 cm trong 1.000 năm.
Ban đầu, những tảng đá Trovant có kích thước nhỏ. Thế nhưng, cứ sau mỗi trận mưa, chúng lại lớn thêm một chút và "đẻ" ra nhưng tảng đá nhỏ hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mỗi khối đá Trovant phình to thêm khoảng 4 - 5 cm trong 1.000 năm.
Các nhà nghiên cứu cho hay đá Trovant có thể được tạo ra bởi sự tích tụ cát có độ xốp cao và trầm tích sa thạch. Chúng được kết dính nhờ nước giàu canxi cacbonat.
Các nhà nghiên cứu cho hay đá Trovant có thể được tạo ra bởi sự tích tụ cát có độ xốp cao và trầm tích sa thạch. Chúng được kết dính nhờ nước giàu canxi cacbonat.
Sau mỗi trận mưa lớn, đá Trovant hấp thụ các khoáng chất trong nước mưa. Những khoáng chất này được kết hợp với thành phần hóa chất đã có trong đá sau đó tạo ra phản ứng và áp suất bên trong. Nhờ đó, chúng "lớn lên" và "sinh sôi" theo năm tháng.
Sau mỗi trận mưa lớn, đá Trovant hấp thụ các khoáng chất trong nước mưa. Những khoáng chất này được kết hợp với thành phần hóa chất đã có trong đá sau đó tạo ra phản ứng và áp suất bên trong. Nhờ đó, chúng "lớn lên" và "sinh sôi" theo năm tháng.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn tảng đá trăm tấn thách thức mọi định luật vật lý.

GALLERY MỚI NHẤT