Những khả năng siêu đẳng của động vật

Những khả năng siêu đẳng của động vật

(Kiến Thức) - Sên phóng dịch như ninja, rắn bay, kiến tự nổ, sứa bất tử tự làm cho mình trẻ lại… là những khả năng vô cùng siêu đẳng của động vật.

Sên ninja vô cùng khác biệt so với những con ốc sên bình thường khác khi nó sở hữu chiếc đuôi dài gấp ba lần chiều dài cơ thể và hoàn toàn không có vỏ ốc. Loài này có khả năng khá thú vị là bắn một chất lỏng chứa canxi cacbonat về phía bạn tình với hormone kích thích giống như cách phóng vũ khí của các ninja.
Sên ninja vô cùng khác biệt so với những con ốc sên bình thường khác khi nó sở hữu chiếc đuôi dài gấp ba lần chiều dài cơ thể và hoàn toàn không có vỏ ốc. Loài này có khả năng khá thú vị là bắn một chất lỏng chứa canxi cacbonat về phía bạn tình với hormone kích thích giống như cách phóng vũ khí của các ninja.
Hà mã ra mồ hôi "máu". Trên lớp da nhẵn bóng của hà mã thường xuất hiện “máu” đỏ, và toàn thân của nó cũng trở nên đỏ thẫm, nhưng thực chất đó không phải là máu, mà do khi lên cạn, lớp da của hà mã thiếu nước bị khô và có nguy cơ nứt ra nên tự tiết chất có màu đỏ đó để làm ướt cơ thể.
Hà mã ra mồ hôi "máu". Trên lớp da nhẵn bóng của hà mã thường xuất hiện “máu” đỏ, và toàn thân của nó cũng trở nên đỏ thẫm, nhưng thực chất đó không phải là máu, mà do khi lên cạn, lớp da của hà mã thiếu nước bị khô và có nguy cơ nứt ra nên tự tiết chất có màu đỏ đó để làm ướt cơ thể.
Rắn bay. Chrysopelea paradisi, một loài rắn sống trên cây từ Đông Nam Á tới Nam Á có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24m. Vô cùng khác biệt so với những loài rắn khác.
Rắn bay. Chrysopelea paradisi, một loài rắn sống trên cây từ Đông Nam Á tới Nam Á có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24m. Vô cùng khác biệt so với những loài rắn khác.
Kiến tự sát. Loài kiến kỳ lạ có khả năng tự làm nổ chính mình, nó sở hữu tuyến hàm dưới mở rộng có chứa một loại chất keo độc chạy dọc theo chiều dài của cơ thể. Khi keo đó phối hợp với một số tuyến trong cơ thể và phát nổ, phun ra các chất tiết dính, làm dính chặt tay chân và làm vô hiệu hóa kẻ thù đối diện.
Kiến tự sát. Loài kiến kỳ lạ có khả năng tự làm nổ chính mình, nó sở hữu tuyến hàm dưới mở rộng có chứa một loại chất keo độc chạy dọc theo chiều dài của cơ thể. Khi keo đó phối hợp với một số tuyến trong cơ thể và phát nổ, phun ra các chất tiết dính, làm dính chặt tay chân và làm vô hiệu hóa kẻ thù đối diện.
Tôm súng lục. Loài này săn mồi bằng cách dùng càng tạo ra một phát đạn bong bóng giết chết con mồi. Bằng cách kẹp càng lại, chúng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Bong bóng ra khỏi càng sẽ lao đi với tốc độ 97km/h và tạo ra tiếng nổ lên đến 218 dexibel, áp lực đủ giết chết những con cá nhỏ.
Tôm súng lục. Loài này săn mồi bằng cách dùng càng tạo ra một phát đạn bong bóng giết chết con mồi. Bằng cách kẹp càng lại, chúng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Bong bóng ra khỏi càng sẽ lao đi với tốc độ 97km/h và tạo ra tiếng nổ lên đến 218 dexibel, áp lực đủ giết chết những con cá nhỏ.
Bọ cánh cứng có thể phóng hơn 500 xung mỗi giây, loài này có một “buồng đốt” hình trái tim ở ngay trong cơ thể, trong đó có hai loại hóa chất đặc biệt, khi trộn lẫn sẽ tạo phản ứng mãnh liệt và đẩy dịch lỏng ra khỏi lỗ nằm ở bụng của nó. Dịch lỏng phun ra có thể gây tử vong cho côn trùng và sinh vật nhỏ.
Bọ cánh cứng có thể phóng hơn 500 xung mỗi giây, loài này có một “buồng đốt” hình trái tim ở ngay trong cơ thể, trong đó có hai loại hóa chất đặc biệt, khi trộn lẫn sẽ tạo phản ứng mãnh liệt và đẩy dịch lỏng ra khỏi lỗ nằm ở bụng của nó. Dịch lỏng phun ra có thể gây tử vong cho côn trùng và sinh vật nhỏ.
Bạch tuộc bắt chước. Bạch tuộc Longarm ở vùng biển Caribe thuộc Đại Tây Dương có thể sao chép diện mạo và hành vi của ít nhất 15 loài khác nhau như cá mao tiên, cá bẹt, sứa, cá đuối gai độc, tôm bọ ngựa, cỏ chân ngỗng biển… Với khả năng ngụy trang này, bạch tuộc Longarm có thể nhanh chóng lẩn trốn khi bị săn đuổi.
Bạch tuộc bắt chước. Bạch tuộc Longarm ở vùng biển Caribe thuộc Đại Tây Dương có thể sao chép diện mạo và hành vi của ít nhất 15 loài khác nhau như cá mao tiên, cá bẹt, sứa, cá đuối gai độc, tôm bọ ngựa, cỏ chân ngỗng biển… Với khả năng ngụy trang này, bạch tuộc Longarm có thể nhanh chóng lẩn trốn khi bị săn đuổi.

GALLERY MỚI NHẤT