Những hung thần cánh cụp cánh xòe (1): Tu-22M của Liên Xô

Những hung thần cánh cụp cánh xòe (1): Tu-22M của Liên Xô

(Kiến Thức) - Được xem như là một phần đỉnh cao của công nghệ hàng không, thiết kế cánh cụp cánh xòe còn là biểu tượng cho những hung thần trên bầu trời.

Một trong những hung thần bầu trời mang trên mình thiết kế  cánh cụp cánh xòe chính là chiếc Tu-22M của Liên Xô. Được ra đời để thay thế cho đàn anh Tu-22 không đạt thành công như mong đợi, và cũng nhờ điều này Tu-22M mới có cơ hội trở thành một trong những dòng máy bay cánh cụp cánh xòe thành công nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Wiki.
Một trong những hung thần bầu trời mang trên mình thiết kế cánh cụp cánh xòe chính là chiếc Tu-22M của Liên Xô. Được ra đời để thay thế cho đàn anh Tu-22 không đạt thành công như mong đợi, và cũng nhờ điều này Tu-22M mới có cơ hội trở thành một trong những dòng máy bay cánh cụp cánh xòe thành công nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Wiki.
Với kiểu thiết kế đặc biệt này máy bay ném bom chiến lược Tu-22M có thể thay đổi được diện tích mặt cánh ngay trong quá trình bay, cho phép nó có thể cất cánh với trọng tải lớn hơn và bay trên không với tốc độ cao hơn. Nguồn ảnh: Airliners.
Với kiểu thiết kế đặc biệt này máy bay ném bom chiến lược Tu-22M có thể thay đổi được diện tích mặt cánh ngay trong quá trình bay, cho phép nó có thể cất cánh với trọng tải lớn hơn và bay trên không với tốc độ cao hơn. Nguồn ảnh: Airliners.
Được thiết kế bởi Cục thiết kế Tupolev, chuyến bay đầu tiên của T-22M được thực hiện vào ngày 30/8/1969 với thành công mỹ mãn. Chiếc siêu máy bay ném bom này được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1972 và tới khi kết thúc quá trình sản xuất vào năm 1997 đã có tổng cộng 497 chiếc được ra lò. Nguồn ảnh: Airliners.
Được thiết kế bởi Cục thiết kế Tupolev, chuyến bay đầu tiên của T-22M được thực hiện vào ngày 30/8/1969 với thành công mỹ mãn. Chiếc siêu máy bay ném bom này được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1972 và tới khi kết thúc quá trình sản xuất vào năm 1997 đã có tổng cộng 497 chiếc được ra lò. Nguồn ảnh: Airliners.
Phi hành đoàn của Tu-22M bao gồm 4 người, trong đó có 1 phi công chính, 1 phi công phụ, 1 dẫn đường và 1 sỹ quan điều khiển vũ khí. Tổng chiều dài của chiếc máy bay này đạt 42,4 mét. Nguồn ảnh: Fas.
Phi hành đoàn của Tu-22M bao gồm 4 người, trong đó có 1 phi công chính, 1 phi công phụ, 1 dẫn đường và 1 sỹ quan điều khiển vũ khí. Tổng chiều dài của chiếc máy bay này đạt 42,4 mét. Nguồn ảnh: Fas.
Khi cụp vào, cánh của máy bay ném bom Tu-22M có độ dài toàn sải đạt 23,3 mét với diện tích lên đến 175,8 mét vuông. Khi xòe hết cỡ, cánh của chiếc máy bay này đạt độ dài 32,28 mét và có diện tích tối đa 183 mét vuông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi cụp vào, cánh của máy bay ném bom Tu-22M có độ dài toàn sải đạt 23,3 mét với diện tích lên đến 175,8 mét vuông. Khi xòe hết cỡ, cánh của chiếc máy bay này đạt độ dài 32,28 mét và có diện tích tối đa 183 mét vuông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này đạt 58 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa đạt 126,4 tấn, lớn hơn gấp đôi so với trọng lượng rỗng. Máy bay được trang bị 2 động cơ đẩy Kuznetsov NK-25 Turbofans. Nguồn ảnh: Airliners.
Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này đạt 58 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa đạt 126,4 tấn, lớn hơn gấp đôi so với trọng lượng rỗng. Máy bay được trang bị 2 động cơ đẩy Kuznetsov NK-25 Turbofans. Nguồn ảnh: Airliners.
Tốc độ tối đa của chiếc máy bay ném bom chiến lược này có thể đạt Mach 1,88 tương đương với khoảng 2050 km/h ở độ cao 9140 mét. Tầm hoạt động đạt 6800 mét, bán kính chiến đấu đạt 2400 mét tuy nhiên trần bay lại chỉ 13,3 km và có tốc độ leo khá chậm, vào khoảng 15m/giây. Nguồn ảnh: VR.
Tốc độ tối đa của chiếc máy bay ném bom chiến lược này có thể đạt Mach 1,88 tương đương với khoảng 2050 km/h ở độ cao 9140 mét. Tầm hoạt động đạt 6800 mét, bán kính chiến đấu đạt 2400 mét tuy nhiên trần bay lại chỉ 13,3 km và có tốc độ leo khá chậm, vào khoảng 15m/giây. Nguồn ảnh: VR.
Mặc dù là máy bay ném bom chiến lược nhưng trên chiếc Tu-22M này còn được trang bị một khẩu pháo GSh-23 cỡ nòng 23mm điều khiển từ trong buồng lái. Nguồn ảnh: Airliners.
Mặc dù là máy bay ném bom chiến lược nhưng trên chiếc Tu-22M này còn được trang bị một khẩu pháo GSh-23 cỡ nòng 23mm điều khiển từ trong buồng lái. Nguồn ảnh: Airliners.
Khả năng mang bom của những máy bay Tu-22M là cực kỳ đáng nể nếu so với cả những máy bay ném bom hiện đại ngày nay. Cụ thể, Tu-22M có thể mang theo tới 24 tấn bom, tên lửa và cả các loại vũ khí tấn công thông minh. Loại máy bay này cũng có khả năng mang theo các tên lửa hạt nhân tầm ngắn dưới cánh. Nguồn ảnh: Airliners.
Khả năng mang bom của những máy bay Tu-22M là cực kỳ đáng nể nếu so với cả những máy bay ném bom hiện đại ngày nay. Cụ thể, Tu-22M có thể mang theo tới 24 tấn bom, tên lửa và cả các loại vũ khí tấn công thông minh. Loại máy bay này cũng có khả năng mang theo các tên lửa hạt nhân tầm ngắn dưới cánh. Nguồn ảnh: Airliners.
Ngoài Nga, thì trên thế giới chỉ có duy nhất Ukraine là sở hữu TU-22M nhờ được kế thừa từ Không quân Liên Xô. Tuy nhiên từ lâu Ukraine đã không còn đủ khả năng vận hành Tu-22M với chiếc Tu-22M cuối cùng được phá dỡ trong đầu những năm 2000. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài Nga, thì trên thế giới chỉ có duy nhất Ukraine là sở hữu TU-22M nhờ được kế thừa từ Không quân Liên Xô. Tuy nhiên từ lâu Ukraine đã không còn đủ khả năng vận hành Tu-22M với chiếc Tu-22M cuối cùng được phá dỡ trong đầu những năm 2000. Nguồn ảnh: Wiki.

GALLERY MỚI NHẤT