Những hiểu lầm tai hại về Ai Cập cổ đại

Hoàng đế Napoleon làm gãy mũi tượng Nhân sư, nô lệ xây dựng các kim tự tháp... là những hiểu lầm về Ai Cập cổ đại. Sự thật đã được chuyên gia giải mã.

Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai
 Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lớn nhất và phát triển rực rỡ trong lịch sử nhân loại. Nhiều thông tin liên quan đến người Ai Cập hàng ngàn năm trước thu hút sự quan tâm của công chúng. 
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-2
 Trong số này có việc nhiều bộ phim, giai thoại, truyền thuyết có đề cập đến nền văn minh Ai Cập thời cổ đại. Tuy nhiên, một số điều được nhắc đến không chính xác. Điển hình là dung mạo của Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng của Ai Cập.
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-3
Nữ hoàng Cleopatra thường được xây dựng hình ảnh là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và quyến rũ. Thế nhưng, các nhà sử học tìm được các cổ vật như tiền xu, tranh vẽ khắc họa dung mạo của Nữ hoàng Cleopatra hoàn toàn trái ngược.   
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-4
 Theo các chuyên gia, Nữ hoàng Cleopatra có vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt mang nét nam tính, đặc biệt là chiếc mũi khoằm khiến gương mặt không hề đẹp mỹ miều như dân gian đồn thổi.
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-5
Nhiều người cứ ngỡ rằng, tượng Nhân sư ở Ai Cập bị mất mũi là do hoàng đế Napoleon gây ra. Ông hoàng nước Pháp được cho là đã phá hủy phần mũi của bức tượng bằng cách dùng súng bắn vào. 
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-6
 Thế nhưng, điều này không chính xác. Những hình ảnh mô tả tượng Nhân sư nổi tiếng Ai Cập không có mũi được ghi nhận từ năm 1755. Trong khi đó, Napoleon chào đời năm 1769. Hai mốc thời gian không trùng khớp với nhau cho thấy ông hoàng nước Pháp không hề liên quan đến việc tượng Nhân sư mất phần mũi. 
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-7
Các chuyên gia suy đoán nguyên nhân khiến tượng Nhân sư mất phần mũi có thể là do tác động của các yếu tố thời tiết và thời gian.  
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-8
Trải qua hàng ngàn năm tồn tài, mưa nắng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc Giza đã khiến phần mũi của tượng bị hư hại. Dù vậy, đó vẫn chỉ là giả thuyết nên đến nay, giới nghiên cứu vẫn tìm kiếm lời giải cho bí ẩn này. 
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-9
 Trong suốt nhiều năm, không ít người tin rằng, tầng lớp nô lệ xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập thời cổ đại. Thực tế, điều này không đúng.
Te ngua nhung hieu lam tai hai ve Ai Cap co dai-Hinh-10
 Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều ngôi mộ thuộc về lực lượng xây dựng kim tự tháp gần các công trình này. Qua các kiểm tra, xét nghiệm ADN, họ phát hiện những công nhân này thuộc nhiều ngành nghề, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Họ tham gia xây dựng kim tự tháp và được trả công đầy đủ. 

Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

Vị Pharaoh nào “có thể nhìn thấy vùng đất của các vị thần“?

Pharaoh Ai Cập Menna là một trong những vị vua nổi tiếng lịch sử. Ông được coi là thư ký của Thần Amun và có thể nhìn thấy vùng đất của các vị thần.

Vi Pharaoh nao “co the nhin thay vung dat cua cac vi than“?
 Menna hay còn gọi Menes, Meni là pharaoh Ai Cập đầu tiên sau khi thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Không những vậy, ông hoàng này còn ghi dấu ấn với việc chuyển hướng sông Nile ở Hạ Ai Cập để cuộc sống của người dân tốt hơn.

Người hầu của pharaoh Ai Cập thường bôi mật ong lên người để làm gì?

Pepi II trở thành pharaoh Ai Cập khi 6 tuổi. Trong thời gian trị vì, ông hoàng này còn ra lệnh cho người hầu thân cận bôi mật ong lên người vì lý do khó tin.

Nguoi hau cua pharaoh Ai Cap thuong boi mat ong len nguoi de lam gi?
Pharaoh Ai Cập Pepi II là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Ông đăng cơ lên ngôi báu khi mới 6 tuổi.  

Tin mới