Những hiểu lầm tai hại của người dân về sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, Hà Nội đã đặt báo động đỏ, da cam, vàng với các quận, huyện là trọng điểm của dịch.

Những hiểu lầm tai hại của người dân về sốt xuất huyết
Được biết, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 90.000 ca sốt xuất huyết được ghi nhận, trong đó 24 ca tử vong. Riêng tại Hà Nội, trong tuần vừa qua ghi nhận 3.524 trường hợp (giảm 54 trường hợp so với tuần từ 6 -13/8).
Các chuyên gia y tế cho biết, vi rút gây SXH có 2 khả năng lây truyền. Một là vi rút ra tuyến nước bọt của muỗi và truyền cho người khác khi đốt. Đường lây truyền thứ hai là muỗi truyền vi rút sang trứng muỗi khi đẻ. Sau khi muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con, lúc này, muỗi đi đốt người sẽ truyền vi rút SXH cho người khác.
Nhung hieu lam tai hai cua nguoi dan ve sot xuat huyet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet 
Mặt khác, muỗi Aedes còn có thể truyền vi rút trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Chính sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể giải thích tính bùng nổ tự nhiên của các vụ dịch với việc tìm thấy ít các số lượng muỗi cái trong ổ dịch.
Hiện nay, nhiều người dân hiểu không đúng về việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, cụ thể là họ đã hiểu sai về môi trường sinh sôi nảy nở của loại muỗi vằn gây SXH này. Nhiều người vẫn nghĩ rằng họ sống gần các con sông ô nhiễm thì sẽ không thể diệt được muỗi và họ mắc bệnh cũng do sống gần con sông bẩn đó.
Họ không hề biết rằng, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết không sinh sôi nảy nở ở nước bẩn. Do đó, nếu người dân quan niệm muỗi đẻ ở nơi bẩn, cống rãnh, chỉ chăm chăm khơi thông cống rãnh hôi thối, tù đọng thì hoàn toàn không phòng được bệnh SXH. Còn khi phun thuốc muỗi chỉ phun vào tường, bỏ qua đồ đạc trong nhà cũng không diệt được. Dòng sông nước đen đặc kia có sinh nhiều muỗi nhưng chỉ là những loại muỗi khác, không phải là muỗi vằn gây SXH.
Theo các chuyên gia, thực tế muỗi vằn sinh sống, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, xong nồi, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, vỏ dừa đọng nước mưa…
Trên thực tế, muỗi truyền SXH có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà. Do đó, nếu chỉ thực hiện phun hóa chất sẽ chỉ diệt được đàn muỗi trưởng thành, nếu không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau một đàn muỗi mới đã nở ra.
“Vừa rồi chúng tôi thống kê được có hơn 30 dụng cụ chứa nước trong hộ gia đình có lăng quăng, bọ gậy. Để diệt chúng, với những bể nước, chúng ta có thể thả cá, các bể nước ở công trình xây dựng có thể dùng hóa chất diệt. Thường xuyên thau rửa các chậu chứa nước. Muỗi truyền bệnh SXH thường đẻ ở mép nước nên có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ”, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết.
Vừa rồi, Hà Nội đã thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy, phun hóa chất nhằm giảm nhanh mật độ muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ hộ gia đình thiếu hợp tác và vẫn chưa triển khai một cách triệt để. Có nhà chỉ cho cán bộ của phường vào phun thuốc diệt muỗi ở tầng 1, phòng khách mà không cho lên tầng trên, vào phòng ngủ. Nếu vậy thì muỗi ở các phòng chưa được phun sẽ lại bay xuống phòng dưới, không có khả năng diệt hết muỗi. Đồng thời nhiều nơi, diệt bọ gậy cũng còn một số hạn chế.

Sốc sốt xuất huyết: Đã có 2 bệnh nhi tử vong tại BV Nhi đồng 1

Chiều 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thông tin về tình trạng gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt lưu ý về sốc sốt xuất huyết.

Sốc sốt xuất huyết: Đã có 2 bệnh nhi tử vong tại BV Nhi đồng 1
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết cho biết, từ tháng 6, các ca sốt xuất huyết bắt đầu tăng 10 – 15% so với tháng trước, trung bình có 70 – 72 ca nhập viện vì sốt xuất huyết, trong đó 10% là các ca nặng và đang có xu hướng tăng nhẹ.

HN: Gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần

Do những thay đổi về thời tiết, số ca mắc sốt xuất huyết ở miền Bắc tăng cao và nghiêm trọng hơn so với mọi năm.

HN: Gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần
Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh vừa cho biết trong tuần từ 3-9/7, chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội ghi nhận nhận 903 trường hợp mới mắc sốt xuất huyết. Các quận có tỷ lệ mắc cao là Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hà Đông, Ba Đình.

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát công tác chống dịch SXH ở HN

Sáng nay 20/8, Bộ trưởng Y tế dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát công tác chống dịch SXH ở HN
Sáng 20/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Phó chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận Tây Hồ. Đoàn kiểm tra đã đi kiểm tra ngẫu nhiên tại 2 hộ gia đình, ở ngõ 282, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ.
Bo truong Bo Y te thi sat cong tac chong dich SXH o HN
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.