Những hiều lầm ngớ ngẩn về thời tiền sử

(Kiến Thức) - Người tiền sử có bộ não nhỏ nên kém thông minh hay gầy gò, ốm yếu do thức ăn ít dinh dưỡng… là những hiểu lầm ngớ ngẩn về thời tiền sử.

Những hiều lầm ngớ ngẩn về thời tiền sử

Người tiền sử có bộ óc nhỏ, kém thông minh

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng, người tiền sử chỉ tiến hóa hơn các loài linh trưởng một chút và có bộ não nhỏ nên không có những suy nghĩ phức tạp. Chính vì vậy, người tiền sử sớm bị đào thải trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, nếu như những đứa trẻ tiền sử được sống trong môi trường có đủ điều kiện vật chất và tinh thần như chúng ta ngày nay thì sẽ có thể phát triển không thua kém gì so với người hiện đại.
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bộ não của con người ngày nay giống hệt người tiền sử sống cách đây 100.000 năm. Một số nhà khoa học còn cho rằng, con người đột ngột xuất hiện cách đây khoảng 40.000 – 50.000 năm trong một giai đoạn khá ngắn được gọi là quá trình tiến hóa của con người. Trong thời gian đó, người tiền sử săn bắt và chinh phục được nhiều động vật to lớn như gấu túi to, kangaroo khổng lồ, tê giác, voi… Điều này cho thấy người tiền sử khá thông minh mới có thể hạ gục được những quái thú to lớn như vậy.
Não của người tiền sử khá nhỏ nhưng không vì thế mà kém thông minh.
Não của người tiền sử khá nhỏ nhưng không vì thế mà kém thông minh.
Ngoài ra, sọ của người Neanderthal cho thấy thùy trán của họ rất phát triển. Nó có liên quan đến việc bảo vệ vùng tư duy cao cấp. Hốc mắt của người Neanderthal cũng to hơn người Homo sapiens nhiều lần. Điều này cho thấy họ có suy nghĩ và khả năng phán đoán vô cùng nhanh nhạy và tốt. Tuy nhiên, người Neanderthal sinh sống ở vùng đất lạnh giá, cỏ cây không phát triển nên có thể là nguyên nhân khiến họ dần bị xóa sổ khỏi thế giới.
Thêm vào đó, con người hiện đại không đột nhiên mà có những khả năng về ngôn ngữ và các chức năng đặc biệt khác. Chúng được hình thành trong suốt một thời gian dài.
Gần đây, một số người đưa ra giả thuyết, con người hiện đại thực ra là những người tiền sử thích nghi dần với những thay đổi của môi trường sống. Do đó, con người ngày càng phát triển những kỹ năng cần thiết để thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi. Thậm chí, người tiền sử còn có phần vượt trội về mặt thể chất so với người hiện đại.
Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của giáo sư khảo cổ học McAllister, người tiền sử bình thường có thể chạy bằng đôi chân trần trên địa hình gồ ghề với tốc độ 37 km/h và những người xuất sắc hơn có khả năng đạt vận tốc 45km/h. Vận tốc này nhanh hơn rất nhiều so với người hiện đại. Thậm chí, phụ nữ thời tiền sử cũng sở hữu vóc dáng và cân nặng lớn hơn nam giới thời hiện đại.
Người tiền sử luôn bị đói khát, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Hầu hết mọi người đều tin rằng, người tiền sử có cuộc sống khá khó khăn khi chỉ săn bắt, hái lượm những thức ăn có sẵn trong thiên nhiên để sinh tồn. Vào thời kỳ đó, con người vẫn chưa biết trồng trọt, chăn nuôi mà chỉ sống dựa vào thiên nhiên nên nguồn thức ăn không đa dạng, thiếu chất dinh dưỡng và thường xuyên đau yếu.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải thế. Thức ăn mà người tiền sử săn bắt hái lượm được khá đầy đủ chất dinh dưỡng. Họ dễ dàng tìm thấy nhiều loại hoa quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Cũng trong thời kỳ này, thảm thực vật vô cùng phong phú và cho trái thơm suốt 4 mùa. Thêm vào đó, người tiền sử sở hữu cơ thể khá to lớn và thường đi săn bắn thú rừng thành từng nhóm nên có thể bắt được những con vật to lớn, đủ ăn trong một thời gian dài.
Quá trình săn bắt, hái lượm khá đơn giản và không mất nhiều công sức nên người tiền sử phát triển cơ thể khá tốt với thân hình to lớn. Trong khi đó, những người dân làm nông nghiệp lại có vóc dáng nhỏ bé, gầy gò.
Chưa tìm được hết “mắt xích còn thiếu” trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người
Người Homo habilis là một trong những "mắt xích còn thiếu" của quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Người Homo habilis là một trong những "mắt xích còn thiếu" của quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được hết những bí ẩn liên quan đến quá trình tiến hóa của loài người. Quá trình tiến hóa là tiến trình phức tạp, diễn ra trong thời gian dài nên nó có nhiều giai đoạn trung gian và trải qua nhiều hình thái khác nhau. Người ta vẫn chưa tìm được lời giải chính xác về một loài linh trưởng nằm giữa quá trình tiến hóa giữa khỉ và người. Từ lâu, nó đã trở thành chủ đề tranh luận của giới khoa học. Trong đó, có người đưa ra giả thuyết khá điên rồ rằng, quái vật chân to Bigfoot hay Người tuyết Yeti chính là “mắt xích còn thiếu” trên. Bởi lẽ, những sinh vật bí ẩn này có hình dáng và một số đặc điểm khá giống con người.
Hình ảnh phác họa người vượn Australopithecus.
Hình ảnh phác họa người vượn Australopithecus.
Thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy một mắt xích trung gian là một giống nằm giữa người vượn Australopithecus và người Homo habilis vào năm 2010. Đầu năm 2013, các nhà khoa học cũng phát hiện thêm một nhánh khác. Kể từ đó, con người tìm được rất nhiều hóa thạch của các giống loài có những đặc điểm tương tự như loài vượn tay dài, chân ngắn, không còn đuôi, hộp sọ lớn…. Con người ngày càng tìm được nhiều giống loài trung gian có liên quan đến quá trình tiến hóa từ vượn thành người và đều gọi chúng là "mắt xích còn thiếu".

Sự thực giật mình về người Trung cổ

Sự thực giật mình về người Trung cổ

1. Người dân thời Trung cổ lười tắm

Những tiết lộ lý thú về cao bồi

(Kiến Thức) - Trong một bài viết của tạp chí American Cowboy có nêu ra câu hỏi thú vị: “Tại sao nước Mỹ cần những chàng cao bồi?”.

Những tiết lộ lý thú về cao bồi
Hình ảnh những chàng cao bồi anh hùng thường xuyên xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết, bộ phim đã mang lại niềm cảm hứng, sức hấp dẫn tuyệt vời cho con người suốt nhiều thế hệ.
Hình ảnh những chàng cao bồi anh hùng thường xuyên xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết, bộ phim đã mang lại niềm cảm hứng, sức hấp dẫn tuyệt vời cho con người suốt nhiều thế hệ.  
Thuật ngữ "cowboy" xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh vào khoảng năm 1715 – 1725. Trong tiếng Anh, "cowboy" nghĩa là người chăn bò (cow = bò, boy = chàng trai). Họ là những người làm thuê chuyên trông coi bầy đàn gia súc cho các chủ trang trại. Thông thường, số lượng gia súc mà họ phải trông nom rất lớn và trải dài trên diện tích “khủng”. Cao bồi còn có ý nghĩa khác là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo hiểm… Với đời sống phong phú, những chàng cao bồi ở miền Tây nước Mỹ đã tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn người dân Mỹ.
Thuật ngữ "cowboy" xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh vào khoảng năm 1715 – 1725. Trong tiếng Anh, "cowboy" nghĩa là người chăn bò (cow = bò, boy = chàng trai). Họ là những người làm thuê chuyên trông coi bầy đàn gia súc cho các chủ trang trại. Thông thường, số lượng gia súc mà họ phải trông nom rất lớn và trải dài trên diện tích “khủng”. Cao bồi còn có ý nghĩa khác là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo hiểm… Với đời sống phong phú, những chàng cao bồi ở miền Tây nước Mỹ đã tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn người dân Mỹ. 
Từ cao bồi trong tiếng Tây Ban Nha là "vaquero" dùng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc. Thuật ngữ này có lịch sử ra đời và tồn tại trước văn hóa cao bồi khoảng vài thế kỷ. Theo một số câu chuyện dân gian, từ "cowboy" được hình thành từ tính đặc thù công việc của những chàng trai trẻ chuyên đi chăn dắt gia súc. Công việc này đòi hỏi những người làm thuê phải có thể lực, sức khỏe tốt.
Từ cao bồi trong tiếng Tây Ban Nha là "vaquero" dùng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc. Thuật ngữ này có lịch sử ra đời và tồn tại trước văn hóa cao bồi khoảng vài thế kỷ. Theo một số câu chuyện dân gian, từ "cowboy" được hình thành từ tính đặc thù công việc của những chàng trai trẻ chuyên đi chăn dắt gia súc. Công việc này đòi hỏi những người làm thuê phải có thể lực, sức khỏe tốt.
Họ luôn bị những ông chủ thúc giục, yêu cầu lùa đàn gia súc về chuồng hay bắt một con về làm thịt… Một trong những câu nói mà những ông chủ thường hay dùng đó là "Fetch that Cow, Boy!" ("Mang con bò kia lại đây nào, chàng trai!"). Cụm từ này xuất hiện từ đó.
Họ luôn bị những ông chủ thúc giục, yêu cầu lùa đàn gia súc về chuồng hay bắt một con về làm thịt… Một trong những câu nói mà những ông chủ thường hay dùng đó là "Fetch that Cow, Boy!" ("Mang con bò kia lại đây nào, chàng trai!"). Cụm từ này xuất hiện từ đó. 
Những chàng cao bồi thường trông nom đàn gia súc với một chú ngựa. Phương thức này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sau đó được lan truyền đến lãnh thổ Mesoameric rồi tiếp tục lan sang nhiều vùng đất ở châu Mỹ. Kế đến, nó phát triển ở Mexico rồi lan khắp miền Bắc nước Mỹ. Theo một số tài liệu, văn hóa cao bồi ở cường quốc số 1 thế giới hình thành vào khoảng giữa thế kỷ XVII.
Những chàng cao bồi thường trông nom đàn gia súc với một chú ngựa. Phương thức này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sau đó được lan truyền đến lãnh thổ Mesoameric rồi tiếp tục lan sang nhiều vùng đất ở châu Mỹ. Kế đến, nó phát triển ở Mexico rồi lan khắp miền Bắc nước Mỹ. Theo một số tài liệu, văn hóa cao bồi ở cường quốc số 1 thế giới hình thành vào khoảng giữa thế kỷ XVII.  
Những chàng cao bồi thường làm việc 20 giờ/ngày. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là đưa đàn gia súc đến những đồng cỏ xanh mướt, đến những nguồn nước để chúng thỏa thê ăn uống vào buổi sáng rồi lùa chúng về trang trại khi trời tối. Họ phải đối mặt với những mối nguy hiểm để bảo vệ đàn gia súc khi gặp kẻ thù hay thú hoang muốn ăn thịt chúng. Thỉnh thoảng, họ phải đi tìm những con đi lạc hay những con chạy nhảy khắp nơi vào buổi tối. Mặc dù công việc khá vất vả và cực nhọc, mỗi cao bồi thường chỉ kiếm được 25-40 USD/tháng.
Những chàng cao bồi thường làm việc 20 giờ/ngày. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là đưa đàn gia súc đến những đồng cỏ xanh mướt, đến những nguồn nước để chúng thỏa thê ăn uống vào buổi sáng rồi lùa chúng về trang trại khi trời tối. Họ phải đối mặt với những mối nguy hiểm để bảo vệ đàn gia súc khi gặp kẻ thù hay thú hoang muốn ăn thịt chúng. Thỉnh thoảng, họ phải đi tìm những con đi lạc hay những con chạy nhảy khắp nơi vào buổi tối. Mặc dù công việc khá vất vả và cực nhọc, mỗi cao bồi thường chỉ kiếm được 25-40 USD/tháng. 
Mũ, boot cao gót, ngựa… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cao bồi mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh, sách báo. Đôi boot cao gót là một trong những biểu tượng đặc biệt nhất. Nó vừa thể hiện người đó là một tay đua kiệt xuất vừa thể hiện phẩm chất bụi bặm, ngang tàn của đối tượng này. Thêm vào đó, chiếc mũ của họ tượng trưng cho sức mạnh và sự lao động chăm chỉ, cần cù trên các cánh đồng. Nó ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVII.
Mũ, boot cao gót, ngựa… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cao bồi mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh, sách báo. Đôi boot cao gót là một trong những biểu tượng đặc biệt nhất. Nó vừa thể hiện người đó là một tay đua kiệt xuất vừa thể hiện phẩm chất bụi bặm, ngang tàn của đối tượng này. Thêm vào đó, chiếc mũ của họ tượng trưng cho sức mạnh và sự lao động chăm chỉ, cần cù trên các cánh đồng. Nó ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVII.  

Ngắm nhan sắc mê hồn của nữ phóng viên chiến trường

(Kiến Thức) - Nổi tiếng là nữ phóng viên chiến tranh của Vogue, Lee Miller còn được mọi người biết đến trong vai trò người mẫu cho một số thương hiệu thời trang.

Ngắm nhan sắc mê hồn của nữ phóng viên chiến trường
Ngam nhan sac me hon cua nu phong vien chien truong
Lee Miller là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất của thế kỷ XX. Cô vừa là phóng viên ảnh chiến trường vừa là người mẫu thời trang. Bên cạnh đó, cô còn là người đi theo trào lưu Siêu thực và là nhân chứng sống của phong trào giải phóng ở Dachau và các trại tập trung Buchenwald (Đức). Trong ảnh là Lee Miller làm người mẫu cho Chanel năm 1930.
Ngam nhan sac me hon cua nu phong vien chien truong-Hinh-2
Lee Miller làm tốt cả hai công việc người mẫu và nhiếp ảnh gia. Đối với mỗi công việc, cô đều gặt hái được những thành công đáng nể. Với trí thông minh và khả năng cảm nhận nghệ thuật cao, cô còn được những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong ngành hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình. Trong số đó có Man Ray. Ông cũng chính là người tình một thuở của Lee Miller trong những năm cuối 1920 - đầu năm 1930.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới