Những dinh thự cổ “vỏ Tây, ruột ta” cực độc ở Việt Nam

Những dinh thự cổ “vỏ Tây, ruột ta” cực độc ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà Đốc phủ Hải ở Tiền Giang, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Đồng Tháp hay nhà Lớn ở Kiên Giang... là những dinh thự cổ mang kiến trúc "lai" độc đáo ở VN.

Nằm ở phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Đốc phủ Hải (Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải) là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ cho đến nay.
Nằm ở phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Đốc phủ Hải (Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải) là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ cho đến nay.
 Dinh thự cổ này gồm ba phần: nhà chính ở phía trước, hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau. Tiền sảnh của nhà Đốc phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.
Dinh thự cổ này gồm ba phần: nhà chính ở phía trước, hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau. Tiền sảnh của nhà Đốc phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.
Trái ngược với tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây, bên trong công trình lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống. Nhà chính gồm ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý. Nhiều đồ nội thất trong nhà làm bằng gỗ quý.
Trái ngược với tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây, bên trong công trình lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống. Nhà chính gồm ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý. Nhiều đồ nội thất trong nhà làm bằng gỗ quý.
Theo các tư liệu còn được lưu giữ, nhà Đốc phủ Hải được xây dựng vào năm 1860, khi đó là nhà gỗ bình thường. Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm sửa thêm nhiều đồ vật quý cho ngôi nhà.
Theo các tư liệu còn được lưu giữ, nhà Đốc phủ Hải được xây dựng vào năm 1860, khi đó là nhà gỗ bình thường. Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm sửa thêm nhiều đồ vật quý cho ngôi nhà.
Tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa gốc Phúc Kiến cho xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa gốc Phúc Kiến cho xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, nhìn từ bên ngoài, công trình giống một biệt thự kiểu phương Tây với lối kiến trúc La Mã - Phục hưng.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, nhìn từ bên ngoài, công trình giống một biệt thự kiểu phương Tây với lối kiến trúc La Mã - Phục hưng.
Nhưng bên trong ngôi nhà lại là một lối kiến trúc mang đậm màu sắc phương Đông. Nhà có ba gian, ngăn cách bằng các bao lơn, thành vọng sơn son thếp vàng, chạm khắc họa tiết về các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa. Các đồ nội thất đều được chạm khắc rất công phu.
Nhưng bên trong ngôi nhà lại là một lối kiến trúc mang đậm màu sắc phương Đông. Nhà có ba gian, ngăn cách bằng các bao lơn, thành vọng sơn son thếp vàng, chạm khắc họa tiết về các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa. Các đồ nội thất đều được chạm khắc rất công phu.
Ngoài lối kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với cuộc tình lãng mạn của nữ nhà văn Marguerite Duras và người tình đầu tiên của bà là ông Huỳnh Thủy Lê, khi đó là con trai chủ nhân ngôi nhà. Câu chuyện về sau đã được bà kể lại trong tác phẩm nổi tiếng Người tình.
Ngoài lối kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với cuộc tình lãng mạn của nữ nhà văn Marguerite Duras và người tình đầu tiên của bà là ông Huỳnh Thủy Lê, khi đó là con trai chủ nhân ngôi nhà. Câu chuyện về sau đã được bà kể lại trong tác phẩm nổi tiếng Người tình.
Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang (số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang) là một dinh thự cổ bề thế, thường được dân địa phương gọi là nhà Lớn. Công trình do ông Trần Nhuệ, một địa chủ trong vùng cho xây dựng.
Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang (số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang) là một dinh thự cổ bề thế, thường được dân địa phương gọi là nhà Lớn. Công trình do ông Trần Nhuệ, một địa chủ trong vùng cho xây dựng.
Tòa nhà được xây dựng từ năm 1911 - 1920 với diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm từ đường, nhà bếp, nhà ở, giếng trời. Bên ngoài ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc phương Tây.
Tòa nhà được xây dựng từ năm 1911 - 1920 với diện tích khoảng 2.000m2, bao gồm từ đường, nhà bếp, nhà ở, giếng trời. Bên ngoài ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc phương Tây.
Đối lập với vẻ ngoài, bên trong dinh thự là các kết cấu nhà gỗ kiểu Việt Nam. Tinh hoa kiến trúc tập trung ở từ đường, được xây dựng ba gian hai chái với vật liệu là gỗ đỏ và gỗ căm xe, được chạm khắc điêu luyện.
Đối lập với vẻ ngoài, bên trong dinh thự là các kết cấu nhà gỗ kiểu Việt Nam. Tinh hoa kiến trúc tập trung ở từ đường, được xây dựng ba gian hai chái với vật liệu là gỗ đỏ và gỗ căm xe, được chạm khắc điêu luyện.
Theo lời kể của người xưa, để xây nhà, gia chủ đã cho huy động thợ mộc từ Sài Gòn, thợ chạm khắc đều là thợ giỏi đón từ Miền Bắc. Nguyên vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, ngói đều chủ yếu mua từ miền Đông. Riêng gạch hoa lát nền nhập từ Pháp.
Theo lời kể của người xưa, để xây nhà, gia chủ đã cho huy động thợ mộc từ Sài Gòn, thợ chạm khắc đều là thợ giỏi đón từ Miền Bắc. Nguyên vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, ngói đều chủ yếu mua từ miền Đông. Riêng gạch hoa lát nền nhập từ Pháp.
Giữa một khu vườn rộng bạt ngàn ở ấp An Thạnh của làng cổ Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) có một tòa dinh thự cổ bề thế nổi bật với kiến trúc phương Tây cổ điển. Đó là tư dinh của ông Lê Quang Xoát, con cháu của một gia tộc giàu có trong vùng cách đây một thế kỷ.
Giữa một khu vườn rộng bạt ngàn ở ấp An Thạnh của làng cổ Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) có một tòa dinh thự cổ bề thế nổi bật với kiến trúc phương Tây cổ điển. Đó là tư dinh của ông Lê Quang Xoát, con cháu của một gia tộc giàu có trong vùng cách đây một thế kỷ.
Mặt tiền của tòa nhà gây ấn tượng mạnh mẽ với hàng hiên gồm hàng chục cây cột được tạo hình cầu kỳ. Các họa tiết trang trí kiểu châu Âu toát lên vẻ quý phái.
Mặt tiền của tòa nhà gây ấn tượng mạnh mẽ với hàng hiên gồm hàng chục cây cột được tạo hình cầu kỳ. Các họa tiết trang trí kiểu châu Âu toát lên vẻ quý phái.
Nhưng khi bước vào bên trong nhà, nhiều người sẽ ngạc nhiên với những kết cấu gỗ đen bóng, tinh xảo của một ngôi nhà cổ thuần Việt. Khu vực trung tâm là không gian thờ cúng với các ban thờ, hoành phi, bao lam, liễn đối... được khảm xà cừ rực rỡ. Nhiều nội thất là những cổ vật quý.
Nhưng khi bước vào bên trong nhà, nhiều người sẽ ngạc nhiên với những kết cấu gỗ đen bóng, tinh xảo của một ngôi nhà cổ thuần Việt. Khu vực trung tâm là không gian thờ cúng với các ban thờ, hoành phi, bao lam, liễn đối... được khảm xà cừ rực rỡ. Nhiều nội thất là những cổ vật quý.
Theo các tư liệu của dòng họ, ngôi nhà cổ bằng gỗ đã được ông Lê Văn Ký (ông Lê Quang Xoát là cháu đời thứ 6) xây dựng từ năm 1818. Đến năm 1934 ngôi nhà gạch kiểu Tây mới được xây dựng bên ngoài.
Theo các tư liệu của dòng họ, ngôi nhà cổ bằng gỗ đã được ông Lê Văn Ký (ông Lê Quang Xoát là cháu đời thứ 6) xây dựng từ năm 1818. Đến năm 1934 ngôi nhà gạch kiểu Tây mới được xây dựng bên ngoài.
Mời độc giả xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT