Những điều ít biết về kỵ binh trong nghìn năm sử Việt

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt, ngoài thủy binh, bộ binh có vai trò chủ lực thì kỵ binh (quân đội cưỡi ngựa) cũng có vai trò quan trọng không kém, do đây là lực lượng có tốc độ và sức mạnh vô địch. 

Những điều ít biết về kỵ binh trong nghìn năm sử Việt

Ngoài việc dùng để tải lương thực, đóng vai trò tiên phong đánh địch, dụ địch cũng như yểm trợ cho toàn quân rút lui khi cần thiết, kỵ binh còn được sử dụng để làm do thám, đưa thư trong suốt một thời kỳ dài. Với ưu thế linh hoạt, thần tốc, kỵ binh đã góp phần vào những thắng lợi chống ngoại xâm và bảo vệ biên giới của người Việt.

Trước thế kỷ X: Từ ngựa sắt của Thánh Gióng đến chiến mã của An Dương Vương

Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN - Văn Lang, trên nền tảng đoàn kết các bộ lạc để trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh việc xây dựng nhà nước về chính trị và phát triển xã hội, việc củng cố lực lượng và trang bị quân sự cho quân đội được người đứng đầu lưu tâm thực hiện từ sớm. Nhiều loại vũ khí bằng kim loại ra đời và được sử dụng phổ biến, trong đó cung nỏ, giáo, dao găm là những loại chính.

Quân đội thường trực chưa nhiều nên mỗi khi đất nước có chiến tranh, vua Hùng lại kêu gọi các trai tráng, anh hùng trong công xã đứng lên đánh giặc cứu nước. Hình ảnh Thánh Gióng trong truyền thuyết được coi là kỵ binh đầu tiên của lịch sử Việt Nam.

Có lẽ hình mẫu này là đại diện cho các tướng sĩ trong cuộc kháng chiến giữ đất, giữ làng của tổ tiên người Việt. Vũ khí Thánh Gióng sử dụng là nón sắt, roi sắt, cưỡi ngựa sắt khi tả xung hữu đột vào trận chiến cho thấy việc sử dụng kim loại vào sản xuất và phục vụ chiến tranh đã phổ biến.

Nhung dieu it biet ve ky binh trong nghin nam su Viet
 Một đạo kỵ binh trong chiến tranh. Ảnh minh họa.  

Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược dẫn tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu. Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự thời kỳ này tập trung ở Cổ Loa thành - một công trình kiến trúc quân sự có một không hai. Ngoài ra, so với giai đoạn trước, các loại vũ khí đã có sự phát triển về số lượng, kiểu loại và được chế tạo tinh xảo, nâng cao hiệu năng sử dụng và tính sát thương.

Theo Đại Việt sử lược, quân đội của Âu Lạc lên đến cả chục vạn người. Sau khi bị quân Triệu Đà tập kích, An Dương Vương thất thủ, phải vượt vòng vây cùng với Mỵ Châu và chiến mã chạy vào vùng Diễn Châu, Nghệ An và tuẫn tiết tại đây. Chi tiết nhỏ này cho thấy ngựa đã được sử dụng trong Cổ Loa thành. Việc có hay không một đội kỵ binh thì các tài liệu còn chưa cho thấy rõ, nhưng chắc chắn đã có bộ binh và thủy binh.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), Lý Bí (542), Triệu Quang Phục (550), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (930), Ngô Quyền (938) diễn ra ác liệt chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hà khắc cho thấy một thực tế mỗi khi có cơ hội, người Việt đều tìm mọi cách để vùng lên, giành độc lập.

Mặc dù, các tài liệu lịch sử không ghi chép về việc có sử dụng kỵ binh của người Việt giai đoạn này, nhưng chắc chắn đã có sự hiệp đồng tác chiến của kỵ binh để các cuộc khởi nghĩa cơ động, di chuyển nhanh ở các mặt trận khi tham chiến.

Nhung dieu it biet ve ky binh trong nghin nam su Viet-Hinh-2

Kỵ binh trong kiến trúc điêu khắc của người Việt thế kỷ XIII.

Nửa sau thế kỷ X đến thế kỷ XV: Con ngựa lông hồng của Lý Thường Kiệt và ngựa giống Mông Cổ của các vua Trần

Thời Đinh (968-9980) và Tiền Lê (980-1009) tồn tại trong một thời gian ngắn, người đứng đầu quốc gia chưa có nhiều thời gian để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, nhất là trong bối cảnh tình hình nội chiến, tranh giành quyền lực diễn ra trong hoàng cung. Và, mặc dù có quan tâm đến quân sự, nhưng các tài liệu cho thấy việc đào tạo một đội kỹ binh chính quy vẫn chưa có.

Sau khi nhà Lý (1009-1225) lên thay nhà Tiền Lê, vua Lý Công Uẩn và các vị vua sau đó đã tiến hành cải cách, xây dựng kinh tế toàn diện. Trong tổ chức quân đội, thủy quân và bộ binh có vai trò chính yếu. Đặc biệt, lực lượng bộ binh còn được phiên chế thành các đơn vị khác nhau như tượng binh và kỵ binh, cung nỏ.

Lần đầu tiên kỵ binh được xây dựng thành một phiên chế riêng ngang hàng với các quân khác trong bộ binh. Để đào tạo đội ngũ kỵ binh cho đất nước, năm 1017 vua nhà Lý cho xây dựng “Xạ đình” nghĩa là trường bắn ở phía Nam thành Thăng Long.

Khi đào tạo binh pháp, bắn cung cưỡi ngựa được coi là môn học bắt buộc. Trong các kỳ thi võ, môn thi cưỡi ngựa thường được thao diễn đầu tiên. Điều này đủ để cho thấy vai trò, tầm vóc cũng như vị trí của việc xây dựng các đội kỵ binh trong quân đội thời Lý.

Trong chiến thuật "tiên phát chế nhân" năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt chủ động dẫn đại quân theo hai đường thủy bộ tấn công quân Tống ở các thành Ung Châu, Khâm Châu, Liên Châu dọc biên giới Việt Trung, nhằm phá các kho tàng, thành trì ngăn chặn quá trình xâm lược của nhà Tống, sau đó nhanh chóng rút quân về củng cố lực lượng để nghênh chiến.

Sự kiện này đã đẩy quân Tống vào thế bị động và là nguyên nhân cho thắng lợi của kháng chiến chống Tống năm 1076-1077. Trong số lực lượng bộ binh tinh nhuệ, rất nhiều kỵ binh được huy động tham gia nhằm đảm bảo mục tiêu tốc chiến tốc thắng.

Lịch sử còn ghi chép lại việc Lý Thường Kiệt có một con ngựa quý tên Song Vỹ Hồng. Đây là chiến mã có bộ lông hồng với đuôi dài hai màu, một bên hồng, một bên trắng. Khi cất vó trông như chiến mã hai đuôi. Song Vỹ Hồng đã cùng chủ tướng bình Chiêm, phát Tống, tung hoành ngang dọc.

Thời Trần (1225-1400), quân đội được các vua quan tâm củng cố, xây dựng và tuyển chọn. Kỵ binh tiếp tục là binh chủng có vai trò quan trọng trong chiến đấu. Trong chiến thắng ba lần chống quân Mông Nguyên xâm lược (1258, 1285, 1288) kỵ binh đã phối hợp cùng các binh chủng khác làm thực hiện chiến lược "vườn không nhà trống" đến tổng phản công, phải kích giành được thắng lợi. Để cổ vũ tinh thần tướng sĩ, các vua Trần từng trực tiếp cưỡi chiến mã ra tuyến đầu để chỉ huy ba quân tử chiến với quân giặc.

Giống ngựa mà quân Nguyên Mông sử dụng là giống bản địa của Mông Cổ. Đây là nòi ngựa chiến nổi tiếng, được sinh ra tại các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi. So với các giống ngựa cao lớn của phương Tây, ngựa Mông Cổ có thân hình nhỏ bé, chân tương đối ngắn nhưng lại có sức mạnh bền bỉ và khả năng chịu được những hành trình dài mà ngựa phương Tây khó bì kịp.

Bên cạnh đó, chúng cũng không sợ ra chiến trường. Khi cùng chủ nhân tham gia chiến đấu, chúng luôn vươn đầu về trước nên người cưỡi không bị hạn chế tầm nhìn, rất thuận tiện cho việc sử dụng cung tên.

Ngựa Mông Cổ là loài rất dễ nuôi và khả năng sinh tồn rất cao, chúng có thể phi nước kiệu liên tục trong vòng 10 giờ liên tiếp mà không cần ăn uống hay nghỉ ngơi. Không chỉ ngựa “anh dũng” mà các kỵ binh thảo nguyên cũng có tài bắn cung và sử dụng trường đao cũng như đoản đao vào bậc thiện xạ.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, một kỵ binh thiện chiến Mông Cổ có thể đánh tan một đám quân từ 20-30 người. Với những đặc điểm trên, đội kỵ binh của quân Mông Nguyên đã chinh phục khắp muôn nơi, buộc nhiều dân tộc phải cúi đầu khuất phục.

Mặc dù vậy, trong ba lần đại chiến, huy động lực lượng khổng lồ nhằm xâm lược Đại Việt, quân Mông Nguyên đều đại bại trở về mà “tim đập, chân run”.

Nhà Hồ thay thế nhà Trần ở buổi suy tàn. Quân đội do Hồ Quý Ly và những người con Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương xây dựng được đánh giá là mạnh nhất trong khu vực bấy giờ, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một đội kỵ binh. Song do thực hiện một loạt cải cách về kinh tế, xã hội đã đụng chạm đến quyền lợi của đa số tầng lớp trong xã hội và dẫn đến việc mất lòng tin trong lòng nhân dân. Đây là nguyên nhân chính cho việc nhà Hồ đại bại nhanh chóng trước cuộc vũ trang xâm lược của nhà Minh năm 1407.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX: Ty Kỵ Xạ của vua Lê Thánh Tông, 5.000 kỵ binh của chúa Trịnh và các chiến mã của vua triều Nguyễn

Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng các tướng lĩnh ca khúc khởi hoàn trở về xây dựng một nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế phát triển đạt đến trình độ cực thịnh. Vấn đề xây dựng quân đội, đào tạo và bồi dưỡng binh lính cũng được quan tâm.

Thời vua Lê Thánh Tông (trị vì từ 1460-1497) trong tổ chức quân đội có 7 ty cung nỏ, trong đó lại có Ty Kỵ Xạ (chuyên việc cưỡi ngựa bắn cung), tiếp đó trong các vệ ở kinh đô còn có Vệ Kỵ Xạ với khoảng 2.000 kỵ binh. Chính sách này cho thấy mặc dù chiến tranh đã kết thúc, song hoạt động trang bị, huấn luyện cho quân đội nhất là kỵ binh vẫn được nhờ nước quan tâm.

Trong chiến tranh Lê Mạc, lực lượng quân đội nhà Lê Trung Hưng sử dụng một lực lượng lớn kỵ binh nhằm gây áp đảo, dồn nhà Mạc vào thế co cụm ở Cao Bằng. Cụ thể, chúa Trịnh Tùng từng sử dụng 400 kỵ binh hỗ trợ đẩy lùi cuộc tấn công của nhà Mạc.

Tiếp đó, năm 1592 với sự hỗ trợ của 5.000 kỵ binh trang bị giáp sắt cả cho ngựa, Trịnh Tùng đã vây hãm quân Mạc ở Đông Kinh. Ở giai đoạn sau, theo các tài liệu nước ngoài cho biết, kỵ binh chiến thời vua Lê - Chúa Trịnh năm 1640 là 102.000 kỵ binh. Đến năm 1688, số lượng ngựa chiến chỉ còn ước chừng 300 con, chiều cao 140 cm.

Nhung dieu it biet ve ky binh trong nghin nam su Viet-Hinh-3
Kỵ binh thời chúa Trịnh - Kỵ binh Đàng Ngoài, View of 17th century Vietnam, Samuel Baron. Ảnh: Wikiwand

Dưới thời Tây Sơn, khởi nghĩa nông dân, chiến tranh nội bộ cũng như kháng chiến chống quân xâm lược đã tạo điều kiện cho việc củng cố lực lượng kỵ binh dùng để tham chiến. Trong chiến lược hành quân thần tốc từ Kinh đô Huế ra Thăng Long năm 1789, ngoài các chiến thuật về tuyển quân, kỵ binh cũng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình tham chiến. Thời kỳ này, lịch sử cũng ghi nhận một số chiến mã như: Ngựa Hãn Huyết của chúa Nguyễn Phúc Khoát, Ngựa Bạch Mã của Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Đến thời nhà Nguyễn (1802-1945), việc xây dựng và tổ chức quân đội tiếp tục được quan tâm, một số thành tựu kỹ thuật được áp dụng vào trong biên chế tổ chức quân đội. Nhà nước tập trung vào đầu tư thủy quân, tượng binh và pháo binh, kỵ binh không được đề cập trong chính sách phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế, kỵ binh vẫn được sử dụng trong cấm cung và trong một số hoạt động chính trị khác trong số đó có cả đàn áp khởi nghĩa nông dân. Các làng xã vẫn tiếp tục duy trì việc dùng ngựa để lấy sức kéo cho hoạt động buôn bán, trao đổi và làm phương tiện di chuyển.


Sự thật về đội quân kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới

(Kiến Thức) - Điều gì đã làm nên sức mạnh vô địch của kỵ binh Hetairoi, đội kỵ binh được mệnh danh là mạnh nhất trong lịch sử thế giới?

Sự thật về đội quân kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới
Su that ve doi quan ky binh manh nhat trong lich su the gioi
Theo bình chọn của nhiều website lớn về quân sự trên thế giới kỵ binh Macedonia, hay còn gọi là kỵ binh Hetairoi, là đội quân kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới.
Su that ve doi quan ky binh manh nhat trong lich su the gioi-Hinh-2
Hetairoi trong tiếng Macedonia có nghĩa là Chiến hữu Kỵ binh. Đây là đội kỵ binh tinh nhuệ của Vương quốc Macedonia cổ đại, đặc biệt nổi tiếng dưới sự trị vì của vua Philiops II và sau đó là người con trai vĩ đại của ông – Alexander Đại đế.

Điều gì làm nên sự khủng khiếp của kỵ binh Mông Cổ?

(Kiến Thức) - Có thể nói, nhờ kỹ năng du mục bẩm sinh cùng cách thức tổ chức quân đội độc đáo, kỵ binh Mông Cổ đã trở thành một thể lực quân sự khủng khiếp bậc nhất của thời trung cổ.  

Điều gì làm nên sự khủng khiếp của kỵ binh Mông Cổ?
Dieu gi lam nen su khung khiep cua ky binh Mong Co?
Vào thế kỷ 13, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trải dài hơn 9700 km với diện tích lên tới 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích thế giới. Để làm được điều này, họ đã xây dựng cho mình một đội kỵ binh có sức mạnh khủng khiếp
Dieu gi lam nen su khung khiep cua ky binh Mong Co?-Hinh-2
Sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ bắt nguồn từ việc người Mông Cổ vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa. Vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung là kỷ năng mà mọi nam thanh niên Mông Cổ thành thục khi đến tuổi trưởng thành.

Bí mật về đội kỵ binh huyền thoại vùng Viễn Đông

(Kiến Thức) - Kỵ binh Thiết Phủ Đồ của người Nữ Chân được bọc giáp toàn thân, chỉ để lộ hai mắt và bàn tay, ngựa cũng được bóp giáp, rất giống với kỵ binh siêu nặng Cataphract ở phía Tây. Họ được coi là lực lượng kỵ binh trang bị nặng nhất ở Viễn Đông.

Bí mật về đội kỵ binh huyền thoại vùng Viễn Đông
Bi mat ve doi ky binh huyen thoai vung Vien Dong
Nữ Chân là tộc người từng lập ra nước Kim cai trị khắp vùng phía Bắc Trung Quốc trong thế kỉ 12. Họ sở hữu một đội quân thiện chiến, thường được biết đến thông qua lực lượng kỵ binh đặc biệt tinh nhuệ được gọi là Thiết Phủ Đồ.
Bi mat ve doi ky binh huyen thoai vung Vien Dong-Hinh-2
Các kỵ binh Thiết Phủ Đồ được bọc giáp toàn thân, chỉ để lộ hai mắt và bàn tay, ngựa cũng được bóp giáp, rất giống với kỵ binh siêu nặng Cataphract ở phía Tây. Họ được coi là lực lượng kỵ binh trang bị nặng nhất ở Viễn Đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới