Những điều cực thú vị ở cồn Hến trứ danh xứ Huế

Những điều cực thú vị ở cồn Hến trứ danh xứ Huế

Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?

Là một dải đất nổi nên giữa dòng sông Hương ở phía Đông Kinh thành Huế, cồn Hến là một địa danh du lịch được nhiều du khách ưa thích trên đất Cố đô. Xung quanh địa điểm này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.
Là một dải đất nổi nên giữa dòng sông Hương ở phía Đông Kinh thành Huế, cồn Hến là một địa danh du lịch được nhiều du khách ưa thích trên đất Cố đô. Xung quanh địa điểm này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.
Theo lời người xưa, ban đầu cồn Hến chỉ là mảnh đất nhỏ xíu. Lâu dần cồn được phù sa sông Hương “nuôi lớn”, diện tích ngày nay khoảng 25 ha. Triều đình nhà Nguyễn coi cồn Hến là “Tả Thanh Long”, cùng với cồn Dã Viên là”Hữu Bạch Hổ” bảo hộ cho Kinh thành theo quan niệm phong thủy.
Theo lời người xưa, ban đầu cồn Hến chỉ là mảnh đất nhỏ xíu. Lâu dần cồn được phù sa sông Hương “nuôi lớn”, diện tích ngày nay khoảng 25 ha. Triều đình nhà Nguyễn coi cồn Hến là “Tả Thanh Long”, cùng với cồn Dã Viên là”Hữu Bạch Hổ” bảo hộ cho Kinh thành theo quan niệm phong thủy.
Theo các tài liệu cổ, ban đầu mảnh đất nhỏ này có tên là “xứ cồn cạn”. Thuở đó, khi đêm về ngư dân kéo đến cồn để bắt cá tôm, đốt đèn sáng rực soi chiếu cả một góc trời để tiện cho việc đánh bắt. Chính vì vậy, cồn Hến còn có cái tên khác là cồn Soi.
Theo các tài liệu cổ, ban đầu mảnh đất nhỏ này có tên là “xứ cồn cạn”. Thuở đó, khi đêm về ngư dân kéo đến cồn để bắt cá tôm, đốt đèn sáng rực soi chiếu cả một góc trời để tiện cho việc đánh bắt. Chính vì vậy, cồn Hến còn có cái tên khác là cồn Soi.
Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725-1738) có ông Huỳnh Tương dựng chòi định cư và làm nghề cào hến ở đây. Cũng từ đó tên gọi cồn Hến xuất hiện với nghề nghiệp sinh sống chính của cư dân trên cồn là cào hến và chế biến hến. Nghề này đã trải qua nhiều đời, được gìn giữ đến ngày nay.
Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725-1738) có ông Huỳnh Tương dựng chòi định cư và làm nghề cào hến ở đây. Cũng từ đó tên gọi cồn Hến xuất hiện với nghề nghiệp sinh sống chính của cư dân trên cồn là cào hến và chế biến hến. Nghề này đã trải qua nhiều đời, được gìn giữ đến ngày nay.
Để đến với cồn Hến, du khách sẽ đi qua cầu Phú Lưu, cây cầu duy nhất nối cồn với đất liền. Cầu này có từ trước năm 1975 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Mặt cầu rộng chỉ 3 mét, tải trọng không cao nên chỉ dành cho người đi bộ, xe đạp và xe máy.
Để đến với cồn Hến, du khách sẽ đi qua cầu Phú Lưu, cây cầu duy nhất nối cồn với đất liền. Cầu này có từ trước năm 1975 và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Mặt cầu rộng chỉ 3 mét, tải trọng không cao nên chỉ dành cho người đi bộ, xe đạp và xe máy.
Con đường chính và cũng là con đường duy nhất được đặt tên trên cồn Hến là đường Ưng Bình. Đường mang tên hoàng thân - danh sỹ, đồng thời là một nhà thơ tiền chiến nổi tiếng: Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961). Từ đường Ưng Bình có các kiệt (ngõ) lan tỏa ra khắp cồn.
Con đường chính và cũng là con đường duy nhất được đặt tên trên cồn Hến là đường Ưng Bình. Đường mang tên hoàng thân - danh sỹ, đồng thời là một nhà thơ tiền chiến nổi tiếng: Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961). Từ đường Ưng Bình có các kiệt (ngõ) lan tỏa ra khắp cồn.
Dọc theo các lối đi ở cồn Hến, có thể bắt gặp nhiều di tích và công trình lịch sử lâu đời. Đó là các đình làng, chùa miếu, nhà thờ... đa phần được khởi lập từ thời Pháp thuộc trở về trước.
Dọc theo các lối đi ở cồn Hến, có thể bắt gặp nhiều di tích và công trình lịch sử lâu đời. Đó là các đình làng, chùa miếu, nhà thờ... đa phần được khởi lập từ thời Pháp thuộc trở về trước.
Trài ngược với không khí nhộn nhịp ở các khu dân cư kế cận bên bờ sông Hương, nhịp sống trên cồn Hến diễn ra khá chậm rãi, phảng phất nét thôn quê. Các con đường trên cồn thi thoảng mới vang lên tiếng xe cộ. Do được sông Hương bao bọc tứ bề, không khí nơi đây rất trong lành, mát mẻ.
Trài ngược với không khí nhộn nhịp ở các khu dân cư kế cận bên bờ sông Hương, nhịp sống trên cồn Hến diễn ra khá chậm rãi, phảng phất nét thôn quê. Các con đường trên cồn thi thoảng mới vang lên tiếng xe cộ. Do được sông Hương bao bọc tứ bề, không khí nơi đây rất trong lành, mát mẻ.
Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến được biết đến như nơi khai sinh của các món đặc sản trứ danh làm từ hến của đất Cố đô: Cơm hến và bún hến. Vốn dành cho người nghèo, các món này có giá cực bình dân, nhưng hương vị tuyệt vời sẽ khiến du khách thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.
Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến được biết đến như nơi khai sinh của các món đặc sản trứ danh làm từ hến của đất Cố đô: Cơm hến và bún hến. Vốn dành cho người nghèo, các món này có giá cực bình dân, nhưng hương vị tuyệt vời sẽ khiến du khách thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.
Khi đã ăn xong một bát cơm hến hay bún hến thì chớ quên tráng miệng bằng món chè bắp. Người Huế tin rằng loại bắp (ngô) được trồng trên đất cồn thơm ngon hơn bắp ở các nơi khác. Dân địa phương hay nói vui rằng nhắc đến chè bắp, cơm hến chính là nhắc đến cồn Hến...
Khi đã ăn xong một bát cơm hến hay bún hến thì chớ quên tráng miệng bằng món chè bắp. Người Huế tin rằng loại bắp (ngô) được trồng trên đất cồn thơm ngon hơn bắp ở các nơi khác. Dân địa phương hay nói vui rằng nhắc đến chè bắp, cơm hến chính là nhắc đến cồn Hến...
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.

GALLERY MỚI NHẤT