Những điều cần cảnh giác khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên tài khoản và mật khẩu (hoặc hình thức xác thực khác) được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, trong quá trình triển khai kích hoạt tài khoản VNeID, phát sinh tình trạng nhiều công dân nhận được tin nhắn SMS kích hoạt tài khoản định danh điện tử đã nghi ngờ tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo nên không thực hiện kích hoạt tài khoản, sử dụng ứng dụng VNelD. Do đó, công dân nên chú ý những điều sau:
Công dân đã thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng VNeID hoặc công dân đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử cùng CCCD gắn chip hoặc cấp tài khoản định danh điện tử sau khi đã có CCCD gắn chip, sau khi hồ sơ của công dân được phê duyệt, hệ thống định danh và xác thực điện tử sẽ gửi tin nhắn SMS thông báo đến công dân theo số điện thoại đã đăng ký với cấu trúc như sau:
- Tin nhắn được gửi có tên định danh là "VNelD".
- Nội dung tin nhắn: Cuc Canh sat QLHC về TTXH thong bao: Ho so dang ky tai khoan dinh danh dien tu cua cong dan da duoc phe duyet. De nghi truy cap ung dung VNeID hoac dia chi http://vneid.gov.vn de kích hoạt tai khoan.
Công dân nhận được tin nhắn này, truy cập vào trang web theo địa chỉ: http://vneid.gov.vn và thực hiện kích hoạt tài khoản theo các bước hướng dẫn để kích hoạt tài khoản định danh và xác thực điện tử trên ứng dụng VNeID.
Đồng thời, công dân cần nâng cao cảnh giác, chỉ được kích hoạt sau khi nhận tin nhắn SMS đúng từ hệ thống định danh và xác thực điện tử cung cấp.
Nếu nhận được tin nhắn với tên định danh khác "VNelD" hoặc nội dung không đúng cấu trúc, công dân không được bấm vào các đường link lạ hoặc cung cấp thông tin như họ tên, số định danh cá nhân, địa chỉ... (nếu nội dung tin nhắn có thể hiện). Đồng thời, công dân cần báo cho cơ quan Công an nơi công dân đang sinh sống để được hỗ trợ, giải đáp.
Vì vậy, để phòng ngừa việc lấy cắp thông tin, lộ lọt thông tin cá nhân của công dân, mỗi công dân cần tích cực nghiên cứu, nâng cao tinh thần cảnh giác.

Thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip

Bộ Công an đã phối hợp với BHXH Việt Nam thực hiện tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ BHYT lên CCCD gắn chip.

Cử tri tỉnh Tiền Giang vừa có kiến nghị gửi tới Bộ Công an, đề nghị bộ này nghiên cứu phối hợp với các cơ quan liên quan sớm cho phép sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT.

Trả lời vấn đề trên, Bộ Công an cho biết trên cơ sở xây dựng thành công dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD, bộ đã phối hợp với BHXH Việt Nam thực hiện tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ BHYT lên CCCD gắn chip. Mục đích nhằm phục vụ người dân và cơ quan y tế xác thực thông tin công dân khi tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm chính xác, thuận tiện.

5 loại giấy tờ cần cập nhật khi làm thẻ CCCD

Về lâu dài, Dữ liệu Quốc gia về dân cư sẽ được liên thông đến tất cả các lĩnh vực nên sữ liệu trên CCCD sẽ được cập nhật trên tất cả các giấy tờ khác.

Tính đến nay, công tác thu thập dữ liệu dân cư đã đạt 98% dân số cả nước, gần 70 triệu hồ sơ cấp thẻ CCCD gắn chip đã được thực hiện và gần 65 triệu thẻ CCCD gắn chip đã được in và trả cho người dân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.