Những điều cần biết trước và sau khi phẫu thuật

Người bệnh cần nắm rõ quy trình để phối hợp phòng ngừa, giảm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ca phẫu thuật và gây mê.

Những điều cần biết trước và sau khi phẫu thuật

Việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm người bệnh cần có sự chuẩn bị tốt nhất cả về thể chất và tinh thần để bước vào phẫu thuật.

Một tuần trước khi phẫu thuật

Tình trạng thể chất: Người bệnh nên được chuẩn bị rất tốt về chế độ dinh dưỡng trước mổ. Chế độ ăn nên giàu chất đạm, giàu dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt với những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. Bạn nên chọn các loại thức ăn phù hợp, dễ tiêu hóa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bệnh nhân đái tháo đường cần chọn chế độ ăn điều trị nhằm giảm glucose máu và tránh tình trạng toan máu. Một số trường hợp có bệnh lý đặc biệt như nhiễm khuẩn, bệnh tim, gan, thận…, cần có tư vấn của chuyên khoa dinh dưỡng.

Không hút thuốc: Người nghiện thuốc thường gặp các vấn đề về hô hấp trong hoặc sau khi phẫu thuật, tăng nguy cơ viêm phổi, xẹp phổi sau mổ do tăng tiết đờm dãi, dịch nhầy trong khí phế quản. Hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu, làm chậm quá trình lành vết mổ, dễ bị nhiễm khuẩn.

Chất Nicotine trong thuốc lá làm giảm enzym cytochrome P-450, loại men tham gia chuyển hóa nhiều loại thuốc tại gan, nồng độ Carboxy-haemoglobin (COHb) có thể tăng lên 10% ở người hút thuốc. Vì vậy, bạn nên dừng thuốc lá trước mổ càng lâu càng tốt, ít nhất là 3 tuần để hồi phục enzym và hệ thống miễn dịch, đưa carboxy-Hb về mức bình thường.

Tránh uống rượu, bia: Uống rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tăng nguy cơ chảy máu, giảm đáp ứng miễn dịch. Rượu khử hydro là một loại men xúc tác tại gan, ảnh hưởng quá trình chuyển hóa thuốc gây tê, gây mê.

Nhung dieu can biet truoc va sau khi phau thuat

Việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Ảnh minh họa: BVCC.

Tập luyện: Bạn nên tập các liệu pháp hô hấp như: tập hít sâu, thở chậm, ho khạc đờm, nằm trên giường tập các động tác co, gấp, duỗi các chi. Bệnh nhân nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Ngày vào viện chuẩn bị cho phẫu thuật

Người bệnh nên đi cùng với người thân/người giám hộ để hỗ trợ khi cần (đảm bảo an toàn cũng như lý do pháp lý). Bạn cũng không nên mang trang sức quý giá, đắt tiền đến bệnh viện.

Với bất kỳ thay đổi nào về tình trạng chung của cơ thể, người bệnh/người nhà cần phải báo ngay với bác sĩ hoặc điều dưỡng thăm khám khi vào viện.

Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm bụng, nội soi, điện tim, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, siêu âm tim (nếu cần) sẽ được bổ sung và hoàn thành trước khi thực hiện ca phẫu thuật của người bệnh.

Một số loại thuốc đặc biệt người bệnh đang sử dụng như chống đông, lợi tiểu, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch…, phải báo với bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể. Các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dừng thuốc để đảm bảo an toàn cho phẫu thuật. Đơn thuốc có thể được chỉ định sau khi bác sĩ thăm khám (nếu cần).

Nếu người bệnh sốt/cảm lạnh, đến kỳ kinh nguyệt hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác trước phẫu thuật một ngày cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Sau khi đã hoàn tất các xét nghiệm cơ bản, người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê khám tiền mê đánh giá toàn diện chức năng các cơ quan cũng như khả năng chịu đựng cuộc phẫu thuật, đồng thời kết hợp điều trị các bệnh lý phối hợp (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hô hấp, dinh dưỡng…), bổ sung xét nghiệm, dự trù máu, quyết định phương pháp gây mê, giảm đau sau mổ.

Người bệnh cần cung cấp các thông tin chính xác nhất là tiền sử dị ứng, sốc phản vệ, hen xuyễn hoặc tiền sử gây mê, phẫu thuật cũng như bệnh lý nền, các thuốc đang sử dụng. Bác sĩ cũng sẽ giải thích về phương pháp gây mê, phương pháp giảm đau sẽ áp dụng cho người bệnh, các điểm chú ý cần phối hợp của người bệnh cũng như nguy cơ có thể xảy ra.

Vệ sinh cơ thể trước khi phẫu thuật

Giữ gìn vệ sinh cơ thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Bệnh viện sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng loại xà phòng khử trùng đặc biệt và yêu cầu tắm trước khi phẫu thuật.

Nhung dieu can biet truoc va sau khi phau thuat-Hinh-2

Nếu người bệnh sốt/cảm lạnh, đến kỳ kinh nguyệt hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác trước phẫu thuật một ngày cần báo ngay cho bác sĩ điều trị. Ảnh: Kafunel.

Kỹ thuật tắm như sau: Dùng tay thoa xà phòng thật kỹ toàn bộ cơ thể, đảm bảo toàn bộ bề mặt da trên cơ thể đều được cọ sạch với xà bông. Sau đó, người bệnh xả nước sạch và lau khô người bằng khăn sạch. Người bệnh không cần gội đầu nếu đầu vẫn sạch, trừ khi phải phẫu thuật đầu hay cổ. Sau lần tắm sau cùng, mặc quần áo sạch do bệnh viện cung cấp.

Hướng dẫn nhịn ăn uống và sử dụng thuốc trước phẫu thuật

Tùy từng chuyên khoa và trường hợp cụ thể, bác sĩ phẫu thuật và gây mê sẽ cho chỉ định người bệnh nhịn ăn, uống trước mổ vào thời điểm nào.

Nhịn ăn uống giúp phòng ngừa việc hít các vật thể lạ, chất nôn vào đường thở gây sặc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ gây mê, phẫu thuật là rất quan trọng. Nếu người bệnh mới ăn uống và phải phẫu thuật cấp cứu, bác sĩ gây mê sẽ đánh giá nguy cơ hít các vật thể lạ khi gây mê.

Kể cả trong trường hợp bạn được gây tê vùng thì việc tuân thủ các hướng dẫn nhịn ăn uống cũng rất quan trọng vì có thể người bệnh sẽ phải cấp cứu hoặc chuyển gây mê toàn thân. Cần từ 6-8 giờ sau ăn để dạ dày ở trạng thái trống, an toàn cho việc gây mê, tránh nguy cơ thức ăn và dịch từ dạ dày có thể vào phổi nếu dạ dày vẫn còn thức ăn hoặc nhiều dịch. Do đó, người bệnh cần kết thúc bữa ăn cuối trước khi lên phòng mổ khoảng 8 tiếng. Sữa, súp loãng cần kết thúc trước 6 giờ.

Người bệnh có thể được uống nước giàu Carbonhydrat nhiều lần trong đêm (nhỏ hơn 200 ml) kết thúc 2 giờ trước khi được gây mê và phẫu thuật. Trẻ em cho bú sữa mẹ trước 4 giờ.

Những người bệnh phải nhịn hoàn toàn cả ăn uống bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể.

Bác sĩ sẽ trao đổi và hướng dẫn người bệnh về các loại thuốc người bệnh đang uống. Những loại thuốc có thể gây ra biến chứng chảy máu nhiều trong quá trình phẫu thuật như chống đông máu có thể được yêu cầu ngưng và hoặc chuyển loại.

Thuốc điều trị tăng huyết áp loại ức chế men chuyển phải được dừng trước phẫu thuật 24h, có thế chuyển sang một loại thuốc hạ áp khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số vitamin và thảo dược như nhân sâm, tỏi..., có thể gây biến chứng chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần phải trao đổi với bác sĩ về các loại sản phẩm bổ sung đang sử dụng.

Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn ngưng uống thuốc điều trị đái tháo đường vào buổi sáng ngày phẫu thuật. Nếu người bệnh dùng Insulin, bác sĩ có thể đề nghị giảm liều hoặc chỉnh liều theo lượng đường trong máu của bạn.

Nếu người bệnh có bệnh lý ngưng thở khi ngủ (ngủ ngáy), cần thông báo tình trạng này với bác sĩ để chủ động kế hoạch theo dõi hô hấp trong và sau khi phẫu thuật.

Trở về phòng bệnh

Sau khi rời phòng hồi tỉnh, người bệnh được đưa về phòng bệnh. Điều dưỡng sẽ theo dõi huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cho người bệnh, đánh giá mức độ đau và theo dõi các diễn tiến để kịp thời thông báo cho bác sĩ khi có bất thường.

Để tránh nguy cơ choáng dẫn tới té ngã sau phẫu thuật, người bệnh không nên tự ý rời khỏi giường mà nên nhờ sự trợ giúp của người thân và hướng dẫn của điều dưỡng.

Hãy báo cho điều dưỡng hay bác sĩ nếu bạn thấy có những triệu chứng sau:

- Đau nhiều.

- Đi tiểu khó hoặc thấy đau khi tiểu.

- Đau khi hít vào hoặc thở ra.

- Đau ở vết mổ.

- Buồn nôn ói mửa (do ảnh hưởng thông thường của thuốc mê).

- Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.

Chế độ ăn, vận động sớm sau phẫu thuật

Ngay sau phẫu thuật, người bệnh không được ăn hay uống trong một thời gian nhất định. Điều dưỡng tại khoa sẽ thông báo khi nào người bệnh được phép ăn uống bình thường trở lại.

Khi đã được phép ăn uống, người bệnh cần ngồi dậy khi ăn để tránh nguy cơ bị hít sặc. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vận động sớm nhất có thể để tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật hoặc một thành viên của ê-kíp sẽ kiểm tra sức khỏe của người bệnh mỗi ngày để đánh giá tiến độ hồi phục của vết mổ cho đến khi xuất viện.

Bài viết do PGS.TS. Nguyễn Minh Lý, BS. Nguyễn Văn Kiên, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cung cấp thông tin.

Kinh ngạc những ca phẫu thuật khó tin nhất lịch sử loài người

Cắt bỏ một bên não hay tự mình thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa của chính mình…là những ca phẫu thuật khó tin nhất lịch sử.

Kinh ngạc những ca phẫu thuật khó tin nhất lịch sử loài người
Tự phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Ngực cô gái biến dạng thành hình vuông do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng

Yulia Debbagkh 30 tuổi (Nga) có vòng một bị biến dạng và trở nên góc cạnh do phẫu thuật thẩm mỹ cách đây 10 năm. 

Ngực cô gái biến dạng thành hình vuông do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng

Theo Metro, Yulia Debbagkh vừa đăng những bức ảnh chụp bầu ngực biến dạng lên trang cá nhân và tuyên bố "Chắc tôi cần được phẫu thuật thay thế miếng độn". Cô gái cho biết, các miếng độn ngực không bị rách mà thay đổi hình dạng khiến vòng một của cô hình vuông.

Phẫu thuật lấy thai cho bệnh nhân u gan nặng tại BV Sản Nhi Quảng Ninh

(Kiến Thức) - Trong khi ê kíp sản khoa phẫu thuật lấy thai thì các bác sĩ ngoại cũng vào cuộc kiểm tra gan, dạ dày, lách... cho bệnh nhân.

Phẫu thuật lấy thai cho bệnh nhân u gan nặng tại BV Sản Nhi Quảng Ninh
Ngày 23/4/2018, Khoa Sản Bệnh - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị P. (31 tuổi) thường trú tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nhập viện trong tình trạng thai lần hai, 32 tuần 5 ngày, da niêm mạc nhợt, không phù, đau bụng nhiều hạ sườn phải không rõ nguyên nhân được gia đình cho nhập viện kiểm tra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.