Những diễn biến mới nhất ở tâm dịch Ebola

(Kiến Thức) - Người dân Tây Phi đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói đe dọa trong khi họ đang phải gồng mình lên để đối phó với đại dịch Ebola.

Đại dịch Ebola vượt tầm kiểm soát
Theo báo cáo mới nhất hiện có hơn 1848 người mắc vi rút Ebola trong đó gần 1013 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố trong một báo cáo mới nhất ngày hôm nay.
Chỉ tính riêng từ mùng 7 đến mùng 9/8, đã có thêm 69 bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, trong đó có 52 ca đã tử vong. Bác sỹ Reinich, đã ở Guinea từ tháng 5/2014, cho biết: "Toàn bộ các ngôi làng đã bị xóa sổ. Bạn đến các ngôi làng và chỉ tìm thấy những xác chết. Bạn không biết là tất cả người dân trong làng đã chết hay một số đã bỏ chạy. Đây là vi rút có nguy cơ tử vong tới 90% và chúng tôi không biết điều kiện sức khỏe của những người đã bỏ chạy".
Trong khi đó tại các thành phố, người dân không dám ra khỏi nhà. Tất cả các sự kiện xã hội và lễ hội bị hủy bỏ, những nơi giải trí và các câu lạc bộ thể thao bị đóng cửa, các ngôi chợ tiêu điều và nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay. Những du khách buộc phải đến nơi đây, thường là doanh nhân, bị kiểm tra kỹ lưỡng tại sân bay. Nhưng khi đến nơi, họ lại tự giam mình trong các phòng khách sạn.
Đã có hơn 1.000 người chết vì nhiễm Ebola.
Đã có hơn 1.000 người chết vì nhiễm Ebola. 
Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) cảnh báo vi rút chết người này hiện nay đang “vượt ngoài tầm kiểm soát”, với hơn 60 điểm có dịch. Vi rút Ebola đã có dấu hiệu lan sang Đông Phi.
Gồng mình đối phó với đại dịch Ebola
Trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, các quốc gia Tây Phi đang thực hiện những biện pháp quyết liệt trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi rút Ebola cũng như sự bùng phát của dịch bệnh sốt xuất huyết đáng sợ này. một số nước châu Phi đã phải sử dụng quân đội để chặn đường hạn chế luồng người đi vào các thành phố lớn hoặc để canh gác các bệnh viện nơi có bệnh nhân Ebola đang điều trị, đảm bảo cách ly.
Guinea đã quyết định đóng cửa biển giới với Sierra Leone. Trong khi đó, chính phủ Zambia đã cấm người dân đến nước này từ các quốc gia có dịch bệnh Ebola bùng phát như là một cách để ngăn chặn vi rút xâm nhập vào đất nước. Tất cả các phái đoàn đến từ mọi quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus Ebola đều không được phép vào Zambia cho tới khi có những thông báo tiếp theo”, tiến sĩ Johseph Kasonde, Bộ trưởng Y tế Zambia nói trong một tuyên bố ngày 9/8.
Nigeria và Liberia đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh khủng khiếp chưa từng có. Vi rút Ebola tiếp tục lây lan từ tâm dịch ở Sierra Leone sang các quốc gia lân cận, bao gồm Guinea, Liberia và Nigeria. Các nước Tây Phi khác đang nỗ lực kiềm chế sự bùng phát của đại dịch sốt xuất huyết Ebola khủng khiếp nhất trong 4 thập kỷ qua.
Nạn đói đe dọa trong tâm dịch Ebola
Trong một nỗ lực để ngăn chặn đại dịch đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng trên khắp Tây Phi, chính phủ Liberia đã cách ly các tỉnh phía bắc, nơi chịu ảnh hưởng của dịch nặng nề nhất. Họ phong tỏa lối vào các khu vực này bằng rào chắn quân sự và ban lệnh hạn chế người dân di chuyển. Vì vậy, các thương nhân không thể đi lại để nhập thực phẩm, nông dân không thể thu hoạch cây trồng, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng và làm giá cả các mặt hàng tăng vọt.
Dòng người qua lại một khu chợ ở Monrovia, nhiều cửa hàng đã đóng cửa theo lệnh của chính phủ để giảm nguy cơ lây nhiễm Ebola. Ảnh: AFP
 Dòng người qua lại một khu chợ ở Monrovia, nhiều cửa hàng đã đóng cửa theo lệnh của chính phủ để giảm nguy cơ lây nhiễm Ebola. Ảnh: AFP
Biện pháp cách ly, kiểm dịch này cũng đồng nghĩa với việc thương nhân không thể đi lại để mua thực phẩm và nông dân không thể thu hoạch vụ mùa, khiến cho lương thực ở các tỉnh miền Bắc Liberia trở nên khan hiếm và giá cả bị đẩy lên cao.
Một người dân ở Bopolu, thủ phủ tỉnh Monrovia ở miền Bắc Liberia, cho biết: "Mọi người ở đây đang hoảng loạn. Chúng tôi lo sợ chết vì đói. Mùa này là mùa mưa và khắp nơi chỗ nào cũng mưa. Tôi đã dùng số tiền ít ỏi tôi có để mua gạo, thứ mà hiện nay vô cùng đắt đỏ. Tôi chỉ mua đủ cho chưa đầy 3 tuần sử dụng. Tôi có 25 miệng ăn ở nhà. Một túi gạo bình thường có giá 14 USD, giờ tăng lên thành 19,4 USD".
"Chúng tôi đồng ý rằng các biện pháp cách ly kiểm dịch hiện nay giúp khống chế sự lây lan của vi rút nhưng phải làm sao để chúng tôi không phải chết vì đói. Các cơ sở y tế đã đóng cửa. Nếu chúng tôi không thể có lương thực để ăn thì làm sao chúng tôi sống sót đây? Nạn nhân chết vì đói sẽ nhiều hơn nạn nhân chết vì Ebola" - một người dân khác sống tại Bopolu tiếp.

Rùng mình xem virus Ebola tấn công cơ thể người

(Kiến Thức) - Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương. 

Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
 Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Ebola có thể vào Việt Nam qua con đường nào?

(Kiến Thức) - Theo nhận định của các nhà chuyên môn, nếu  không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, dịch Ebola hoàn toàn có khả năng xâm nhập Việt Nam.

Dịch bệnh do virus Ebola rất nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Tuy ở Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể xâm nhập.
 Dịch bệnh do virus Ebola rất nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Tuy ở Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể xâm nhập.
Theo TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch bệnh do virus Ebola có thể vào Việt Nam theo những con đường, đầu tiên là qua công dân từ các quốc gia khác từ vùng có dịch nhập cảnh Việt Nam.
 Theo TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
 dịch bệnh do virus Ebola có thể vào  Việt Nam theo những con đường, đầu tiên là qua 
công dân từ các quốc gia khác từ vùng có dịch nhập cảnh Việt Nam.
Thứ hai là người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm virus Ebola hoặc người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm Ebola.
 Thứ hai là người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm virus Ebola hoặc người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm Ebola.
Công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch cũng là một nguồn có khả năng mang virus vào Việt Nam.
Công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch cũng là một nguồn có khả năng mang virus vào Việt Nam. 
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh Ebola vào Việt Nam, Bộ y tế đã đưa ra nhiều biện pháp như: Tăng cường giám sát khách nhập cảnh, giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh Ebola vào Việt Nam, Bộ y tế đã đưa ra nhiều biện pháp như: Tăng cường  giám sát khách nhập cảnh, giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng. 
Các địa phương được yêu cầu xây dựng kế hoạch phòng chống trên địa bàn nhằm chủ động ứng phó kịp thời khi cần thiết.
  Các địa phương được yêu cầu xây dựng kế hoạch phòng chống trên địa bàn nhằm chủ động ứng phó kịp thời khi cần thiết. 
Nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân để không cho dịch lây lan. Các đội chống dịch, đội cấp cứu cơ động phải sẵn sàng.

Nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân để không cho dịch lây lan. Các đội chống dịch, đội cấp cứu cơ động phải sẵn sàng.

Bộ Y tế cũng x ây dựng hướng dẫn điều trị bệnh do virus Ebola và tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị bệnh này.
Bộ Y tế cũng x

ây dựng hướng dẫn điều trị bệnh do virus Ebola và  tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị bệnh này. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.