Những điểm chính trong thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã thỏa hiệp sau những bất đồng sâu sắc về chi tiêu chính phủ và hỗ trợ người thu nhập thấp như một phần trong thỏa thuận nâng trần nợ công.

Những điểm chính trong thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ

Dưới đây là một số điều khoản gây ra nhiều chia rẽ và có tác động lớn nhất về kinh tế trong thỏa thuận đạt được ngày 27/5, chỉ vài ngày trước khi Bộ Tài chính cạn tiền để chi trả cho các nghĩa vụ của mình.

Nhung diem chinh trong thoa thuan nang tran no cong cua My

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: Bloomberg

Dừng giới hạn nợ

Thỏa thuận về trần nợ sẽ cho phép Bộ Tài chính có thể tự do vay trong 2 năm tới trước khi một đợt nâng trần nợ công nữa cần được Quốc hội thông qua. Đây sẽ là chiến thắng cho đảng Dân chủ - đặc biệt là Tổng thống Biden bởi nhà lãnh đạo Mỹ không phải đối mặt với cuộc chiến trần nợ mới trước khi tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.

Các khoản ngân sách tùy theo tình hình

Các nhà đàm phán cũng nhất trí giữ các khoản chi phí quốc phòng ở mức năm 2023 trong năm tới và chỉ tăng 1% vào năm 2025, một nguồn tin thân cận với thỏa thuận cho hay. Thỏa thuận trên sẽ đặt ra những giới hạn đối với các khoản chi tiêu tùy nghi, khoản tiền mà Quốc hội dành riêng mỗi năm để chi tiêu cho các chính sách và chương trình liên bang. Những giới hạn này sẽ không áp dụng đối với các chương trình bắt buộc như Chăm sóc Y tế và An sinh xã hội.

Chi tiêu quốc phòng sẽ tăng 3,3% vào năm tới như Tổng thống Biden yêu cầu trong dự thảo ngân sách. Đây là mức dưới tỷ lệ lạm phát, vì thế nó không đáp ứng mong muốn của những thành viên đảng Cộng hòa có lập trường cứng rắn về quốc phòng và tăng cường sức mạnh quân đội. Đây là sự gián đoạn từ thỏa thuận trần nợ năm 2011, theo đó các mức trần chi tiêu được áp dụng công bằng giữa các khoản chi tiêu quốc phòng và phi quốc phòng.

Thỏa thuận này cũng đồng nghĩa với việc nhiều chương trình liên bang sẽ đối mặt với việc cắt giảm ngân sách vào năm tới bởi không được gia tăng ngân sách tương ứng với tỷ lệ lạm phát. Dù vậy, Quốc hội Mỹ luôn có thẩm quyền thông qua các khoản chi tiêu trong trường hợp xảy ra những sự kiện bất ngờ như chiến tranh hoặc đại dịch.

Các yêu cầu công việc

Thỏa thuận trên cũng kêu gọi sự mở rộng theo từng giai đoạn các yêu cầu công việc để áp dụng cho Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP), cung cấp phúc lợi hàng tháng nhằm giúp đỡ các hộ gia đình mua thực phẩm họ cần để đảm bảo sức khỏe. Theo một nguồn tin thân cận, thỏa thuận sẽ áp dụng các yêu cầu công việc mới đối với những người nhận hỗ trợ chính phủ, trong đó có chương trình tem phiếu và chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho các gia đình nghèo. Nó sẽ đặt ra những giới hạn mới về những người nhận được tem phiếu thực phẩm – đó là những người dưới 54 tuổi và không có con cái.

Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết họ đã giành chiến thắng trong thỏa thuận trên khi mở rộng việc tiếp cận tem phiếu thực phẩm với cựu chiến binh và những nhóm đối tượng dễ tổn thương như người vô gia cư.

Dù vậy, những tiêu chuẩn công việc nghiêm ngặt hơn là một chiến thắng cho đảng Cộng hòa khi tăng cường các quy định với những người muốn nhận sự hỗ trợ từ chương trình chống đói nghèo. Đảng Cộng hòa cho rằng điều này sẽ tiết kiệm tiền bằng cách giảm số người hưởng lợi từ các chương trình trên.

Tuy nhiên, phần này của thỏa thuận này có thể khiến một số thành viên cấp tiến của đảng Dân chủ phản đối bởi họ không muốn gạt những người Mỹ thu nhập thấp ra khỏi các chương trình xã hội. 

Thách thức ở lưỡng viện Mỹ

Theo một số nguồn tin, đảng Cộng hòa trong Hạ viện đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến để tóm tắt cho các thành viên về thỏa thuận. Sau cuộc họp thông báo về thỏa thuận nâng trần nợ công, ông McCarthy hy vọng Hạ viện sẽ bỏ phiếu thông qua nó vào 31/5.

"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc cần làm. Nhưng tôi tin rằng đây là một thỏa thuận về nguyên tắc xứng với kỳ vọng của người dân Mỹ. Sẽ không có các khoản thuế mới và cũng không có các chương trình chính phủ mới. Có nhiều điều nằm trong thỏa thuận này", ông McCarthy cho hay.

Trong khi đó, Tổng thống Biden khẳng định thỏa thuận sẽ "bảo vệ" các chính sách của đảng Dân chủ, song thừa nhận không phải mọi người đều nhận được những gì họ muốn trong thông báo được công bố đêm 27/5.

"Đây là một bước đi quan trọng hướng đến giảm chi tiêu, trong khi bảo vệ các chương trình thiết yếu với người lao động cũng như phát triển kinh tế. Thỏa thuận đã bảo vệ các ưu tiên quan trọng của tôi và đảng Dân chủ cũng như các thành quả lập pháp. Thỏa thuận này đại diện cho sự thỏa hiệp, tức là không phải mọi người đều nhận được những gì họ muốn", ông Biden cho hay.

Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Thượng viện và Hạ viện phải thông qua thỏa thuận trên và chuyển cho Tổng thống Biden ký. Đây sẽ là gánh nặng với cả Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy và Lãnh đạo đảng Dân chủ trong Hạ viện Hakeem Jeffries. Mặc dù ông McCarthy nhiều lần cho rằng thỏa thuận sẽ được thông qua nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ thỏa thuận và cần có bao nhiêu thành viên đảng Dân chủ có cùng quan điểm.

Con đường này cũng có thể trở nên khó khăn tại Thượng viện khi các thành viên có quan điểm bảo thủ đã cho thấy họ không sẵn sàng sát cánh./. 

Báo Mỹ hé lộ Washington 'nhắc nhở' Ukraine vì vụ rơi tên lửa ở Ba Lan

Cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Ukraine cẩn trọng hơn và ngưng đổ lỗi cho Nga vì sự cố rơi tên lửa gây chết người ở Ba Lan.

Báo Mỹ hé lộ Washington 'nhắc nhở' Ukraine vì vụ rơi tên lửa ở Ba Lan

Theo CNN, lãnh đạo Nhà Trắng và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đều đang ở Bali, Indonesia dự hội nghị thượng đỉnh G20, khi các trợ lý đánh thức họ dậy trong đêm 15/11 để thông báo về vụ tên lửa rơi xuống làng biên giới Przewodow thuộc Ba Lan, khiến 2 dân thường thiệt mạng.

Bao My he lo Washington 'nhac nho' Ukraine vi vu roi ten lua o Ba Lan

Hiện trường vụ rơi tên lửa ở làng Przewodow thuộc Ba Lan ngày 15/11 khiến 2 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Ông Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào lúc 5h30 sáng giờ địa phương. Ngoại trưởng Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng tham gia vào cuộc gọi này sau đó. Các thông tin từ Ba Lan và “tình báo dựa vào vệ tinh” Mỹ cho thấy tên lửa “dường như được phóng từ hệ thống phòng không của Ukraine”.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quy trách nhiệm sự cố cho Moscow, đồng thời mô tả đó là một vụ tấn công vào tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và kêu gọi liên minh quân sự này đáp trả.

CNN trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên tiết lộ, ông Biden không trực tiếp trao đổi với người đồng cấp Ukraine về sự cố tên lửa ở Ba Lan. Thay vào đó, cố vấn an ninh quốc gia của ông đã nhanh chóng gọi điện cho văn phòng Tổng thống Zelensky nhắc nhở các quan chức Ukraine “thận trọng hơn về cách đề cập tới sự cố”.

Mặc dù AP đã trích dẫn lời một quan chức Mỹ ẩn danh cáo buộc tên lửa do Nga bắn nhưng hãng thông tấn này đã rút lại thông tin sau đó. Bản thân tổng thống Mỹ cũng công khai nói, nhiều khả năng đó không phải là tên lửa Nga.

Tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm góc cũng tuyên bố trước báo giới rằng, quân đội Mỹ không phát hiện bằng chứng củng cố cáo buộc của Kiev.

Trong khi đó, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã gọi điện cho những người đồng cấp ở Ba Lan và Ukraine, cũng như cố gắng liên lạc với Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov, nhưng “hai người không nói chuyện vào đêm 15/11”.

Một cuộc điện đàm khác đã không diễn ra giữa ông Biden và ông Zelensky, bất chấp đề nghị nhiều lần của lãnh đạo Ukraine, theo một nguồn tin. Ông Biden đã thảo luận với ông Duda, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và các nhà lãnh đạo khác tại G20 “nhưng vẫn không trao đổi trực tiếp với ông Zelensky vào chiều 16/11”.

Theo CNN, sự cố đã “đã tạo ra một số rạn nứt trong liên minh của phương Tây với Ukraine”. Các quan chức Ba Lan được mô tả là "thất vọng" khi ông Zelensky tiếp tục quả quyết tên lửa không phải của quân đội Ukraine, ngay cả sau khi Warsaw và Washington đã công khai nói khác.

Mãi tới ngày 17/11, người đứng đầu chính phủ Ukraine mới thừa nhận, ông “không biết rõ 100%” những gì thực sự đã xảy ra.

Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ điều tra gia đình ông Biden

Sau khi giành quyền kiểm soát Hạ viện, đảng Cộng hòa tuyên bố việc điều tra Tổng thống Joe Biden và các hoạt động kinh doanh của gia đình ông sẽ là ưu tiên giám sát hàng đầu của đảng khi chính thức nắm quyền vào năm tới.

Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ điều tra gia đình ông Biden

Dang Cong hoa tuyen bo se dieu tra gia dinh ong Biden

Tổng thống Mỹ và con trai. Ảnh: RT

Hãng tin Reuters dẫn lời hạ nghị sĩ James Comer, đảng viên Cộng hòa ở bang Kentucky - người dự kiến sẽ là Chủ tịch Ủy ban Cải tổ và Giám sát Hạ viện Mỹ ngày 17/11 nói với các phóng viên rằng, ủy ban này sẽ điều tra các báo cáo ngân hàng và khiếu nại của các nhân vật tố cáo ẩn danh, vốn cho thấy mối liên quan giữa Tổng thống và các hoạt động kinh doanh của con trai ông - doanh nhân Hunter Biden.

Ông Comer nói: "Tôi muốn rõ ràng. Đó là cuộc điều tra về ông Joe Biden. Đó là việc mà Ủy ban sẽ tập trung trong thời gian tới. Ủy ban Cải tổ và Giám sát Hạ viện sẽ đánh giá mối quan hệ của Tổng thống Joe Biden với những đối tác nước ngoài của gia đình ông và xem xét liệu ông có phải là một Tổng thống bị ảnh hưởng bới đồng tiền và sự tác động từ bên ngoài không". Hạ nghị sĩ này nói, Ủy ban đã nhận được hai báo cáo về các hoạt động đáng nghi do các ngân hàng lớn trình lên.

Trước thông tin trên, Nhà Trắng đã ra một tuyên bố cáo buộc các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện lên kế hoạch đeo bám Tổng thống Joe Biden bằng các cuộc tấn công có động cơ chính trị, chứa đấy những thuyết âm mưu đã được lật tẩy từ lâu.

Ian Sams, phát ngôn viên của văn phòng luật sư Nhà Trắng nói: "Tổng thống Joe Biden sẽ không để cho các cuộc tấn công chính trị này làm ông phân tâm khỏi việc tập trung vào các ưu tiên của người Mỹ".

Trong suốt nhiều năm qua, Hunter Biden đã trở thành tâm điểm của các cuộc tấn công không ngừng nghỉ của cựu Tổng thống Donald Trump và các đồng minh trong đảng Cộng hòa của ông. Ông Trump và đồng minh cáo buộc con trai của Tổng thống Joe Biden có những hành động sai trái liên quan tới Ukraine và Trung Quốc cũng như nhiều vấn đề khác.

Cuộc điều tra của đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẽ bắt đầu vào năm tới, khi lịch trình chính trị của Mỹ hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, và Tổng thống Joe Biden cho biết ông có ý định tái tranh cử.

Ông Biden ký luật tạm ngăn chính phủ đóng cửa

Tổng thống Joe Biden hôm 16/12 đã ký ban hành luật tạm ứng kinh phí để quốc hội có thêm thời gian chốt ngân sách năm tới, nhằm ngăn việc phải đóng cửa chính phủ.

Ông Biden ký luật tạm ngăn chính phủ đóng cửa

Ong Biden ky luat tam ngan chinh phu dong cua

Tổng thống Biden phát biểu về tình hình lạm phát hôm 13/12. Ảnh: Reuters.

Ông Joe Biden ký luật khi trên đường trở về Nhà Trắng, sau cuộc gặp với các cựu chiến binh tại bang Delaware, Hill đưa tin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.