Những di tích lịch sử nổi tiếng nhất ở quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
Tỉnh Nam Định - nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng Bí thư Trường Chinh - vừa là mảnh đất có bề dày văn hiến, vừa có truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng. Nhân kỷ niệm ngày mất của Tổng Bí thư Trường Chinh, cùng điểm qua những di tích lịch sử nổi tiếng nhất mảnh đất Thành Nam.
Quốc Lê
1. Nằm ở phường Lộc Vượng, TP Nam Định, đền Trần là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở quê hương Tổng bí thư Trường Trinh. Đền được xây dựng từ năm 1695 trên nền Thái miếu nhà Trần bị quân Minh phá hủy. Đây là nơi thờ các vua cùng nhiều quan lại có công của nhà Trần.
Toàn khu đền bao gồm ba công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Phía trước các đền này là một hồ nước hình chữ nhật, tạo nên một cảnh quan hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.
Cả ba đền đều có chung một kiểu kiến trúc với quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.
Lễ hội Đền Trần được tổ chức trong các từ ngày 15-20 tháng tám âm lịch hàng năm. Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Đây là một lễ hội lớn, thu hút du khách từ mọi miền tham gia.
2. Cũng nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần ở Nam Định.
Theo biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo văn bia, chùa đã có từ thời Lý và được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc đời Trần.
Kiến trúc thời nhà Trần quan trọng nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường. Tháp được dựng năm 1305, cao khoảng 19 mét, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch.
Với tư cách là một di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Nam Định, hình ảnh chùa Phổ Minh với ngọn tháp Phổ Minh cao vút đã được đưa vào tờ tiền mệnh giá 100 đồng phát hành năm 1991 của Việt Nam.
3. Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Nam Đinh (phường Ngô Quyền, TP Nam Định), từ lâu nay cột cờ Thành Nam đã được coi là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng của mảnh đất Nam Định.
Theo các tư liệu lịch sử, cột cờ được xây cùng thời với cột cờ Hà Nội, vào năm Gia Long thứ 11 (1812). Toàn bộ cột cờ nằm trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên, cao 23,84 mét. Trải qua 200 năm tồn tại, cột cờ Thành Nam gắn liền với nhiều cột mốc lịch sử quan trọng của Nam Định.
Ngày 27/3/1883, tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn vào trong thành đã khiến cột cờ bị hư hại nhẹ. Thời kỳ chống Pháp, nhiều cán bộ, Đảng viên Nam Định vẫn lấy Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt để bàn kế chỉ đạo phong trào.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào ngày 11/6/1972, máy bay Mỹ đã bắn rocket và ném bom khiến cột cờ bị sập. Đến năm 1997, cột cờ đã được phục dựng nguyên trạng. Ngày nay, cột cờ Thành Nam là địa điểm không thể bỏ qua dành cho du khách khi ghé thăm thành phố Nam Định.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Thưởng ngoạn khu đền cổ hoành tráng nhất Thanh Hoá
(VietnamDaily) - Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu ở Thanh Hóa là một quần thể gồm nhiều di tích nằm gần nhau, trong đó công trình trung tâm là đền Bà Triệu...
Cùng với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Cố đô Lam Kinh... khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những địa danh lịch sử quan trọng nhất của xứ Thanh.
Đây là một quần thể gồm nhiều di tích nằm gần nhau, trong đó công trình trung tâm là đền Bà Triệu. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, thời vua Lý Nam Đế. Sau nhiều biến động lịch sử, tới thời vua Minh Mạng đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.
Cận cảnh nhiều di tích đặc biệt thuộc văn hoá Đồng Nai
(VietnamDaily) - Cho đến nay, hàng trăm di tích thuộc văn hóa Đồng Nai đã được phát hiện ở hầu khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có nhiều địa điểm nằm ở phạm vi Sài Gòn - TPHCM.
Các loại chuỗi hạt làm bằng đá, thủy tinh của văn hóa Đồng Nai, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Khoảng 4.000 năm trước, văn hóa Đồng Nai từng hiện diện ở ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, thuộc khu vực Đông Nam Bộ ngày nay.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.