Phình động mạch chủ là gì?
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể người, có nhiệm vụ dẫn máu chứa nhiều oxy bơm đi nuôi tim và các cơ quan trong cơ thể.
Động mạch chủ chia làm 2 loại: động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực. Động mạch chủ ngực là động mạch chủ chạy xuyên qua ngực, động mạch chủ bụng là động mạch chủ đi đến bụng. Động mạch chủ ngực cung cấp máu cho nửa phần trên cơ thể, còn động mạch chủ bụng cung cấp máu cho phần dưới cơ thể.
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể người. |
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, phân khoa Phẫu thuật lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, khi 1 vùng bị yếu của động mạch chủ giãn nở hoặc to ra hơn bình thường, nó được gọi là phình động mạch chủ. Bệnh này rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Áp lực của máu chảy qua động mạch chủ bụng có thể khiến cho phần bị yếu của động mạch chủ phình ra giống như một quả bóng. Phần lớn phình động mạch chủ là nhỏ không vỡ và đang phát triển, nhưng phình động mạch chủ lớn có thể phát triển nhanh chóng. Túi phình chính là nguy cơ cho sức khỏe vì nó có thể bị vỡ gây chảy máu trong nghiêm trọng, dẫn đến sốc, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ:
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chán về nguyên nhân gây phình động mạch chủ. Người ta cho rằng túi phình có thể gây ra do động mạch chủ bị viêm, khiến thành động mạch chủ bị yếu hoặc vỡ.
Cũng có 1 giải thiết khác cho rằng sự sưng viêm này gắn liền với chứng xơ vữa động mạch hoặc những yếu tố nguy cơ góp phần gây xơ vữa động mạch, ví dụ như huyết áp cao hoặc hút thuốc lá...
Căn cứ để các nhà khoa học cho rằng xơ vữa động mạch có liên quan đến phình động mạch chủ là do trong xơ vữa động mạch có hiện tượng tích tụ mỡ (mảng xơ vữa). Theo thời gian, mảng bám này làm cho động mạch bị hẹp, trở nên cứng hơn và yếu đi, dễ dẫn đến nguy cơ bị phình ra khi gặp áp lực của máu.
Ngoài ra, còn có 1 số yếu tố được cho là nguy cơ gây ra phình động mạch chủ bao gồm:
- Tuổi: Phình động mạch chủ bụng thường xảy ra ở những người 60 tuổi trở lên.
- Thuốc lá: Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ mạnh cho sự phát triển phình động mạch chủ. Trẻ em đã hút hoặc nhai thuốc lá, nguy cơ càng lớn.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp thường gây thiệt hại mạch máu trong cơ thể, nâng cao cơ hội phát triển phình động mạch.
- Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch, sự tích tụ chất béo và các chất khác có thể gây tổn thương thành mạch máu, yếu tố làm tăng nguy cơ phình động mạch.
- Nam giới: Đàn ông nguy cơ phát triển phình động mạch chủ từ năm đến 10 lần nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ với phình động mạch chủ có nguy cơ vỡ cao hơn so với các nam giới.
- Chủng tộc: Phình động mạch chủ thường xảy ra ở người da trắng hơn so với ở những người của các chủng tộc khác.
- Gia đình: Những người có tiền sử gia đình phình động mạch chủ có nguy cơ gia tăng mắc bệnh. Những người có tiền sử gia đình của chứng phình động mạch có xu hướng phát triển chứng phình động mạch ở độ tuổi trẻ hơn và có nguy cơ vỡ cao hơn.
Các dấu hiệu của phình động mạch chủ:
Phình động mạch chủ được coi là "cái chết không hẹn trước" vì nó diễn tiến rất âm thầm, không có dấu hiệu rõ rệt cho đến lúc nó thực sự vỡ ra. Tuy nhiên, nếu để ý bạn có thể thấy nó có 1 số dấu hiệu sau:
Khi bị phình động mạch chủ bụng, có thể lúc đầu bạn không thấy bất cứ triệu chứng gì, nhưng nếu một khi đã thấy những triệu chứng sau đây xuất hiện, bạn nên lưu tâm:
- Cảm thấy hoặc sờ thấy vùng bụng trên rốn có khối u đập giống với nhịp đập của tim.
- Đau nhiều, xuất hiện đột ngột trong vùng bụng hoặc đau ở dưới lưng. Nếu triệu chứng này xảy ra, túi phình có thể sắp vỡ.
- Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, bạn có thể bị đau nhức, tím tái ở các ngón chân hoặc bàn chân vì những mãnh vỡ từ túi phình gây tắc mạch máu nhỏ ở bàn chân và các ngón chân.
- Nếu túi phình bị vỡ, bạn có thể đột ngột cảm thấy mệt lả, chóng mặt, đau, thậm chí mất ý thức. Đây là một tình huống nguy hiểm tính mạng nên đi cấp cứu ngay lập tức.
TS-BS Nguyễn Hoài Nam (Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM): Gần như bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật
Phình động mạch chủ trong mọi trường hợp đều phải được mổ để lấy đi toàn bộ túi phình, thay bằng một đoạn động mạch nhân tạo. Trường hợp túi phình vỡ, mổ cấp cứu là bắt buộc.
Có một số trường hợp phình động mạch chủ có thể trì hoãn phẫu thuật, với điều kiện phải điều trị nội khoa tích cực và theo dõi sát diễn tiến của túi phình. Đó là bệnh nhân có túi phình không có triệu chứng cơ năng, kích thước của túi phình đo được trên siêu âm không quá 5 cm, bệnh nhân có một số bệnh đi kèm nặng như thiếu máu cơ tim, tâm phế mạn, ung thư giai đoạn cuối...