Những “đám mây hình nấm” ám ảnh nhân loại suốt 72 năm

Những “đám mây hình nấm” ám ảnh nhân loại suốt 72 năm

Trong 72 năm qua, các quốc gia đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân với sức công phá khủng khiếp hơn bất cứ loại vũ khí nào.

 Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của con người có tên "Trinity" tại New Mexico, Mỹ ngày 16/7/1945. Vụ thử bom "Trinity" đã mở ra kỷ nguyên hạt nhân, khai sinh ra loại vũ khí hủy diệt kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Gần 1 tháng sau, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người. Ảnh: Getty.
Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của con người có tên "Trinity" tại New Mexico, Mỹ ngày 16/7/1945. Vụ thử bom "Trinity" đã mở ra kỷ nguyên hạt nhân, khai sinh ra loại vũ khí hủy diệt kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Gần 1 tháng sau, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người. Ảnh: Getty.
Vụ thử bom hạt nhân của Mỹ tại Bikini Atoll, vòng san hô tại châu Đại Dương năm 1946. Tới nay, hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân đã được tiến hành trên thế giới. Mỹ là quốc gia có số vụ thử hạt nhân nhiều nhất với 1.054 vụ. Xếp sau lần lượt là Liên Xô, Anh, Pháp, và các nước khác. Ảnh: Getty.
Vụ thử bom hạt nhân của Mỹ tại Bikini Atoll, vòng san hô tại châu Đại Dương năm 1946. Tới nay, hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân đã được tiến hành trên thế giới. Mỹ là quốc gia có số vụ thử hạt nhân nhiều nhất với 1.054 vụ. Xếp sau lần lượt là Liên Xô, Anh, Pháp, và các nước khác. Ảnh: Getty.
Vụ thử nghiệm bom hạt nhân thành công đầu tiên Liên Xô, mật danh "First Lightning", thực hiện ngày 29/8/1949. Quả bom RDS-1 có sức công phá 22 kilotons (tương đương 22.000 tấn thuốc nổ TNT) gây ra mức hủy diệt lớn hơn 50% so với tính toán của các nhà khoa học Xô viết. Cuộc chạy đua hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô đã nhiều lần đẩy thế giới tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Ảnh: Getty.
Vụ thử nghiệm bom hạt nhân thành công đầu tiên Liên Xô, mật danh "First Lightning", thực hiện ngày 29/8/1949. Quả bom RDS-1 có sức công phá 22 kilotons (tương đương 22.000 tấn thuốc nổ TNT) gây ra mức hủy diệt lớn hơn 50% so với tính toán của các nhà khoa học Xô viết. Cuộc chạy đua hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô đã nhiều lần đẩy thế giới tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Ảnh: Getty.
Vụ thử hạt nhân mật danh "Castle" của Mỹ tại Bikini Atoll năm 1954. Quả bom có sức công phá 15.000 kilotons (tương đương 15.000 tấn TNT) mạnh gấp 1.000 lần quả bom ném xuống Hiroshima. Đây là quả bom có sức công phá mạnh thứ 3 trong lịch sử loài người. Hai quả bom mạnh nhất thế giới được thử nghiệm bởi Liên Xô năm 1961 (50.000 kilotons) và năm 1962 (24.200 kilotons). Ảnh: Getty.
Vụ thử hạt nhân mật danh "Castle" của Mỹ tại Bikini Atoll năm 1954. Quả bom có sức công phá 15.000 kilotons (tương đương 15.000 tấn TNT) mạnh gấp 1.000 lần quả bom ném xuống Hiroshima. Đây là quả bom có sức công phá mạnh thứ 3 trong lịch sử loài người. Hai quả bom mạnh nhất thế giới được thử nghiệm bởi Liên Xô năm 1961 (50.000 kilotons) và năm 1962 (24.200 kilotons). Ảnh: Getty.
Vụ thử bom hạt nhân của Pháp tại Bikini Atoll, châu Đại Dương năm 1957. Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, "Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân một phần" được ký kết năm 1963 với 126 thành viên, bao gồm cả Mỹ và Liên Xô. Hiệp ước quốc tế này sau đó nhanh chóng bị các cường quốc vi phạm. Ảnh: Getty.
Vụ thử bom hạt nhân của Pháp tại Bikini Atoll, châu Đại Dương năm 1957. Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, "Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân một phần" được ký kết năm 1963 với 126 thành viên, bao gồm cả Mỹ và Liên Xô. Hiệp ước quốc tế này sau đó nhanh chóng bị các cường quốc vi phạm. Ảnh: Getty.
Quả bom hạt nhân thử nghiệm thành công đầu tiên của Trung Quốc ngày 16/10/1964 tại sa mạc Takala Makan, Tân Cương. Xu thế giảm dần thử nghiệm vũ khí hạt nhân xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh. Anh là nước đầu tiên ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1991. Mỹ đã không thử nghiệm vũ khí hạt nhân từ năm 1992. Lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân cuối cùng của Pháp và Trung Quốc đã diễn ra năm 1996. Ảnh: Getty.
Quả bom hạt nhân thử nghiệm thành công đầu tiên của Trung Quốc ngày 16/10/1964 tại sa mạc Takala Makan, Tân Cương. Xu thế giảm dần thử nghiệm vũ khí hạt nhân xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh. Anh là nước đầu tiên ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1991. Mỹ đã không thử nghiệm vũ khí hạt nhân từ năm 1992. Lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân cuối cùng của Pháp và Trung Quốc đã diễn ra năm 1996. Ảnh: Getty.
Vụ thử bom hạt nhân với sức công phá 34 kilotons của Pháp tại Aopuni, châu Đại Dương ngày 1/1/1971. Có 8 quốc gia hiện tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Tổng số đầu đạn hạt nhân 8 quốc gia trên nắm giữ là khoảng 15.600 đầu đạn, phần lớn thuộc về Nga (7.000 đầu đạn) và Mỹ (6.800 đầu đạn). Israel được cho là sở hữu 80 đầu đạn hạt nhân dù nước này chưa từng thừa nhận năng lực hạt nhân của mình. Ảnh: Getty.
Vụ thử bom hạt nhân với sức công phá 34 kilotons của Pháp tại Aopuni, châu Đại Dương ngày 1/1/1971. Có 8 quốc gia hiện tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Tổng số đầu đạn hạt nhân 8 quốc gia trên nắm giữ là khoảng 15.600 đầu đạn, phần lớn thuộc về Nga (7.000 đầu đạn) và Mỹ (6.800 đầu đạn). Israel được cho là sở hữu 80 đầu đạn hạt nhân dù nước này chưa từng thừa nhận năng lực hạt nhân của mình. Ảnh: Getty.
Người dân Seoul theo dõi tin tức về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng ngày 9/9/2016. Triều Tiên là quốc gia gần đây nhất thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học tính toán rằng chỉ 100 đầu đạn hạt nhân cỡ nhở (sức công phá dưới 50 kilotons) cũng có thể giết chết 2 tỷ người và đưa Trái Đất vào mùa đông hạt nhân kéo dài tối thiểu 25 năm. 2 tỷ người khác sẽ thiệt mạng vì nạn đói do hậu quả của mùa đông hạt nhân gây ra. Ảnh: Getty.
Người dân Seoul theo dõi tin tức về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng ngày 9/9/2016. Triều Tiên là quốc gia gần đây nhất thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học tính toán rằng chỉ 100 đầu đạn hạt nhân cỡ nhở (sức công phá dưới 50 kilotons) cũng có thể giết chết 2 tỷ người và đưa Trái Đất vào mùa đông hạt nhân kéo dài tối thiểu 25 năm. 2 tỷ người khác sẽ thiệt mạng vì nạn đói do hậu quả của mùa đông hạt nhân gây ra. Ảnh: Getty.

GALLERY MỚI NHẤT