Những đại gia có tài sản kếch xù nổi như cồn Sài Gòn xưa

Trùm bất động sản sở hữu hơn 20.000 căn nhà, doanh nhân nức tiếng sản xuất xà bông, đại gia lúa gạo... Họ là những đại gia nức tiếng Sài Gòn xưa...

Những đại gia có tài sản kếch xù nổi như cồn Sài Gòn xưa

Ông Trương Văn Bền

Những đại gia có tài sản kếch xù

Đại gia Sài Gòn Trương Văn Bền.

Ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) sinh tại Chợ Lớn (Sài Gòn) trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công. Năm 25 tuổi, ông lập nhà máy ép dầu dừa, công việc làm ăn phát đạt. Về sau, ông còn lập nhà máy xay lúa; cộng tác với Viện Nghiên cứu nông nghiệp Đông Dương khai thác và tái tạo rừng thông ở Đồng Nai Thượng. Năm 31 tuổi, ông lập một đồn điền cao su cỡ nhỏ ở Thủ Đức, sau đó mấy năm, ông mở rộng kinh doanh bằng cách lập công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười; lại có sở đồn điền trên 10.000 ha ở ĐBSCL ...

Trong tập Pháp du hành trình nhật ký của nhà văn hóa Phạm Quỳnh - ông chủ bút Nam phong tạp chí lừng lẫy một thời cho biết vào ngày 14.3.1922: “3 giờ chiều, ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc kỳ về xem nhà máy dầu và máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên đã to tát như thế, mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông ngõ hầu chiếm được phần to trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp”.

Thành công được nhiều việc là do ông không ngừng học hỏi, không bằng lòng với những gì đang có. Ông từng phát biểu rằng: “Trước khi bắt tay vào kinh doanh bất cứ việc gì, mình phải biết rõ việc ấy. Người Tây trước khi làm việc gì họ cũng học trước cả. Cho đến một việc đứng bán hàng, ta cho là tầm thường và tưởng ai ai cũng có thể làm được, nhưng đối với họ đó là việc quan trọng, cũng có sách có trường dạy hẳn hoi, dạy từ cách tiếp khách, khoe hàng làm sao cho người khách mua rồi còn trở lại. Như tôi đây cơ sở vững vàng rồi mà ngày nào cũng tìm sách, tìm báo đọc thêm. Sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công”.

Ông Trương Khắc Cẩn, con ông Bền kể: “Ngay từ buổi đầu công ty đã tọa lạc tại đường Kim Biên (Chợ Lớn). Ba tôi nấu xà bông trong một căn phố nhỏ theo lối tiểu công nghệ. Hồi đó việc kinh doanh sản xuất rất khó khăn và kỹ nghệ thì do người Pháp khai thác và việc phân phối do Hoa kiều làm chủ. Để đoan chắc có đủ nguyên liệu cho việc sản xuất, ba tôi đã tổ chức những hợp tác xã những chủ vườn dừa ở Bến Tre và Mỹ Tho”. Bấy giờ, xà bông nhãn hiệu Xà bông Việt Nam (có hình biểu tượng là Cô Ba nên sau này người tiêu dùng quen gọi là Xà bông Cô Ba) được sản xuất hình vuông, nhiều cỡ 125 gr, 250 gr, 500 gr, mỗi cục xà bông đều có in nổi hình đầu người phụ nữ. Về sau để hạ giá thành, ông Bền cho đổ thành cây 0,8 kg, 1 kg người mua đem về tự cắt thành bánh lớn nhỏ tùy thích. Xà bông Cô Ba bán khắp 3 nước Đông Dương, đủ sức cạnh tranh với xà bông Merseille của người Pháp đang thống lĩnh thị trường.

Trong thập niên 1930, việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, công ty của ông Bền chỉ mới phân phối ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa; còn lại phải nhờ đến hệ thống của người Hoa. Về sau, việc phân phối này cũng đã được cải tiến. Ông Tăng Long, người làm việc cho hãng từ năm 1945, đến thập niên 1970 trên cương vị là giám đốc thương mại cho biết: “Trước năm 1959, hãng dùng các đại lý để phân phối sản phẩm đến các tỉnh. Tuy nhiên, nếu ta dùng đại lý thì người mua bị thiệt thòi, hãng không thể nào thực hiện được mong muốn bán giá rẻ phẩm chất tốt. Một điều bất lợi nữa là khách hàng không biết về hãng và hãng không nắm được nhu cầu của khách hàng”. Vì vậy, trong thời điểm của những năm 1959, ông Tăng Long xin phép sử dụng ngân sách của công ty gần nửa triệu đồng. Với số tiền không nhỏ này, ông Long thuê một đoàn... võ thuật đi cổ động cho sản phẩm Cô Ba từ Sài Gòn ra đến sông Bến Hải. Không chỉ đến chợ búa mà họ còn đi vào tận các làng, xã, đến đâu là họ biểu diễn võ thuật, văn nghệ để lôi cuốn đám đông và trực tiếp bán hàng cho dân chúng. Ai mua bao nhiêu cũng bán, cốt là để người tiêu dùng quen với mặt hàng của mình... Nhờ thế, tiếng tăm và xà bông Cô Ba ngày càng nhiều người biết đến

Sau 1975, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên Nhà máy xà bông Việt Nam. Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của “Cô Ba” vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Khi liên doanh với tập đoàn P&G, Nhà máy xà bông Việt Nam buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. Chỉ xà bông Cô Ba được duy trì nhưng sau một thời gian cũng phải ngừng hoạt động. Mới đây, một doanh nghiệp đã chính thức sản xuất lại sản phẩm này, phân phối cả trong siêu thị lẫn các đại lý bên ngoài.

Trong ký sự một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền: "Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông...".

Hứa Bổn Hòa - Chú Hỏa: Tỷ phú 20 ngàn nhà mặt phố Sài Gòn

Những đại gia có tài sản kếch xù

Nhà chú Hoả xưa - nay là Bảo Tàng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin trên báo Vietnamnet, chú Hỏa sinh năm 1845, mất năm 1901, hưởng dương 56 tuổi. Ông tên là Hui Bon Hoa hay Jean Baptist Hui Bon Hoa, phiên âm là Hứa Bổn Hỏa, hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa là một trong “Tứ đại phú hào” của đất Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian đã xếp hạng gồm: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.

Dù sao thì qua cách sắp xếp giai tầng doanh nhân Sài Gòn xưa, cho thấy Chú Hỏa là một trong “Tứ đại phú hào” Sài Gòn ngang vai vế với Trần Hữu Định, và tiếng tăm của chú Hỏa còn lẫy lừng tới ngày nay là điều không ai bàn cãi bởi những công trình về xây dựng có giá trị của ông để lại vẫn tồn tại theo thời gian và sự thật chú Hỏa làm giàu nhờ nghề buôn bán ve chai, đồng nát đã được người Sài Gòn qua nhiều thế hệ khẳng định.

Tuy nhiên, việc chú Hỏa phất lên, tạo cơ nghiệp, giàu nứt đố đổ vách lại không phải như lời đồn đãi do ông mua được chuông đồng hay nhặt được túi vàng trong chiếc ghế cũ, hay buôn bán cổ vật mà là nhờ có vốn ban đầu, nhờ có óc nhìn xa, nhạy bén với thương trường và quyết đoán trong công việc cộng với cơ hội đưa đến và biết nắm bắt cơ hội đã làm nên tên tuổi của một Hứa Bổn Hỏa. Đó là lần ông trúng thầu, mua được 20.000 cái máy truyền tin phế thải của Pháp với giá hời trong lúc những ông chủ thầu khác lại không mặn mòi gì với thứ đồ vật phế thải này vì bề ngoài nó vô giá trị. Nhưng dưới con mắt của doanh nhân Hứa Bổn Hỏa thì những thứ “vô giá trị” lại biến thành vàng, bởi 20.000 bộ máy truyền tin sau khi phân kim đã cho ông một số lượng vàng rất lớn.

Nhờ số vàng này chú Hỏa chuyển sang kinh doanh nhà đất, chiếm lĩnh thị trường bất động sản mà Sài Gòn thời đó hầu như vẫn còn bỏ ngõ. Và chính Hứa Bổn Hỏa chứ không ai khác nhìn ra tiềm năng của một vùng đất hoang phế, còn nhiều ao hồ quanh con rạch r 20 ngay trung tâm Sài Gòn đang có kế hoạch sang lấp để xây chợ Bến Thành. Chú Hỏa đã tung tiền ra mua toàn bộ vùng đất mới sang lấp quanh vị trí xây chợ và khi chợ Bến Thành xây xong, Hứa Bổn Hỏa có trong tay 20.000 cái nền nhà thuộc khu đất vàng, và ông lập tức biến nó thành 20.000 căn nhà phố cho thuê để hốt bạc dài dài.

Có được tiền bạc kếch sù, chú Hỏa đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, chính “ Công ty của Hứa Bổn Hỏa và các con” đã xây dựng khách sạn Majestic nằm ở góc đường Tôn Đức Thắng - Đồng Khởi bây giờ, một công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu mà ngày nay vẫn còn đẹp lộng lẫy. Rồi Nhà bảo sanh Từ Dũ trên đường Cống Quỳnh ngày nay, Bệnh viện Sài Gòn trên đường Lê Lợi, chùa Kỳ Viên, khu nhà khách chính phủ, nhiều trụ sở ngân hàng, khách sạn Palace Long Hải…

Đặc biệt là ngôi nhà của chính chú Hỏa tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính Q1 với kiến trúc độc đáo, gồm 99 cửa theo phong thủy trên khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn… riêng ngôi nhà 99 cửa của ông Hứa Bổn Hỏa khởi thủy là tiệm cầm đồ của chú Hỏa, về sau mở rộng ra và xây dựng lại vào năm 1920.

Trải qua trên 100 năm ngôi biệt thự này vẫn đẹp lộng lẫy theo vẻ cổ kính hài hòa giữa hai trường phái kiến trúc Âu - Á rất kiên cố không suy suyễn theo thời gian mà ngày nay dùng làm Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố.

Quách Diệm (Quách Đàm)

Những đại gia có tài sản kếch xù

Báo Vnexpress thông tin, ông Quách Diệm, tên thường gọi là Quách Đàm (chú Quách) sinh năm 1863-1927, vốn gốc là người Hoa. Nhiều giai thoại kể lại rằng, cũng từ nghề ve chai, chú Quách nhờ tài làm kinh tế (trải qua khá nhiều nghề như mua da trâu, vi cá sấu, sau đó chuyển qua kinh doanh nông sản, thực phẩm, chủ yếu là thu mua lúa gạo từ các tỉnh miền Tây mang lên) mà đã tạo dựng cơ nghiệp với khối tài sản khổng lồ.

Trong kinh doanh, chú Quách khôn khéo tránh va chạm quyền lợi trực tiếp, hoặc đối đầu với các thế lực khác, nhưng luôn làm chủ tình hình vượt lên chính các đối thủ nên chẳng mấy chốc nhờ tài ngoại giao, chú đã được “nhà nước bảo hộ” dành cho đặc quyền mua, xuất khẩu lúa gạo. Khi đã có đặc quyền rồi, chú Quách phát huy lợi thế và trở thành một trùm buôn bán lúa gạo giàu có.

Khoảng năm 1920, khi chính quyền thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn nhận thấy ngôi Chợ Lớn cũ nằm ở chân cầu Chà Và quá cũ và chật chội, không đủ sức đáp ứng phát triển thương mại của cả một vùng nên muốn dời địa điểm. Chú Quách đã xin hiến đất và bỏ tiền ra xây ngôi chợ mới (với điều kiện là cho ông cất hai dãy phố lầu cặp theo hai hông chợ và đặt ngay cửa chợ một bức tượng đồng đúc hình Quách Đàm). Sau hai năm, chợ hoàn thành và đặt tên là chợ Bình Tây nhưng dân gian vẫn quen gọi là Chợ Lớn Mới.

Từ lúc xây xong chợ, công việc làm ăn của Quách Đàm ngày càng khấm khá, cùng với những xảo thuật kinh doanh chẳng mấy lúc đã đưa chú Quách trở nên giàu có bậc nhất đất Sài thành.

Mặc dù không được liệt kê vào danh sách "tứ đại cự phú" những năm đầu thế kỷ 20, nhưng Quách Đàm là một nhân vật đáng nể trong giới "máu mặt" Sài Gòn ngày đó, một người đi lên từ đôi tay trắng bằng sức lao động cần mẫn, kiên trì mà trở nên giàu có...

Ông Nguyễn Tấn Đời

Những đại gia có tài sản kếch xù

Ông Nguyễn Tấn Đời sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc (An Giang) trong một gia đình nông dân. Thời trẻ, Nguyễn Tấn Đời làm nghề buôn trâu, bò qua biên giới. Tuy vốn liếng không nhiều nhưng ông là người luôn giữ chữ tín trong làm ăn nên rất được giới thương lái Campuchia tín nhiệm. Vì thế Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng tích luỹ một số vốn đáng kể và ông quyết định rời bỏ vùng biên giới quê hương cùng nghề buôn trâu để lên Sài Gòn lập nghiệp vào năm 1954.

Từ một người không được học hành nhiều, không bằng cấp, Nguyễn Tấn Đời thành đạt theo cách người Mỹ gọi là "self made man" - con người tự đào tạo. Ông bắt đầu công việc kinh doanh từ chỗ thành lập hãng gạch bông Đời Tân và mau chóng vượt lên những đối thủ trong ngành gạch ngói.

Thành công với hãng gạch, ông Đời mua cả khu phố cạnh chợ Bến Thành để xây dựng nhà hàng Mai Loan cao 6 tầng, nổi tiếng sang trọng bậc nhất Sài thành với các tiện nghi lần đầu mới có ở Việt Nam thời bấy giờ như tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng.

Thành đạt trong kinh doanh khách sạn và cho thuê mướn nhà, nhất là việc cho thuê Building President, Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng trở thành một trong số những người giàu có nhất đất Sài Gòn và được gọi là “vua building”.

Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực ngân hàng và cũng trở thành "vua ngân hàng". Trong một thời gian ngắn, ông thành lập mạng lưới Ngân hàng Tín Nghĩa có 32 chi nhánh ở khắp miền Nam. Tài khoản ký thác trong ngân hàng lên đến 30 tỷ đồng, trong khi tổng số tiền ký thác của các ngân hàng tư khác chỉ khoảng 18 tỷ đồng.

Năm 1971, Nguyễn Tấn Đời tham gia chính trường với danh vị hạ nghị sĩ quốc hội, đơn vị tỉnh Kiên Giang. Sự lớn mạnh của Ngân hàng Tín Nghĩa, cũng như sự bành trướng thế lực của ông Đời đã gây khó chịu cho các đại gia, quan chức thời đó.

Năm 1974, các cơ sở của Ngân hàng Tín Nghĩa bị niêm phong, ông Đời bị ngồi tù tại Chí Hòa. Theo tin tức đăng tải công khai trên các báo xuất bản tại Sài Gòn thời điểm đó, ông Đời đã phạm vào các tội làm Ngân hàng Tín Nghĩa mất cân đối thu chi và không còn khả năng chi trả cho khách hàng; cá nhân ông đã vi phạm việc huy động vốn và đầu tư, kinh doanh... Nhưng theo dư luận bên ngoài, thì ông bị các đối thủ hạ bệ.

Năm 1975, Nguyễn Tấn Đời được tha và lặng lẽ sang Canada định cư. Tại đây, ông mở một số nhà hàng Nhật và qua đời ở tuổi 70.

Nhà thờ cổ kiểu Byzantine cực đẹp của đại gia Sài Gòn xưa

(Kiến Thức) - Việc lựa chọn kiến trúc Byzantine khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây có kiến trúc khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam.

Nhà thờ cổ kiểu Byzantine cực đẹp của đại gia Sài Gòn xưa
Nha tho co kieu Byzantine cuc dep cua dai gia Sai Gon xua
Tọa lạc tại số 53/7 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM, nhà thờ Hạnh Thông Tây (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Giuse) là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn xưa.

Cận cảnh cá tra khủng 200kg lên bàn nhậu đại gia Sài Gòn

(Kiến Thức) - Mới đây, một con cá tra dầu khổng lồ có trọng lượng hơn 200kg và cá trà sóc nặng 55kg từ Campuchia được chuyển về phục vụ khách Sài Gòn.

Cận cảnh cá tra khủng 200kg lên bàn nhậu đại gia Sài Gòn
Can canh ca tra khung 200kg len ban nhau dai gia Sai Gon
Thông tin trên báo Người Lao Động cho biết, hôm nay, người dân cùng thương lái vận chuyển một con cá tra dầu khổng lồ để bán lại cho một chuỗi nhà hàng tên Hàng Dương Quán tại TP HCM. Đã có rất nhiều khách hàng gọi đặt trước để giành nhau mua. Ảnh: NLĐ
Can canh ca tra khung 200kg len ban nhau dai gia Sai Gon-Hinh-2
Con cá tra dầu chuẩn bị lên bàn nhậu dài 2,2m có trọng lượng 200kg, ngư dân bắt được khi thả lưới trên sông Mê Kông. Đây là loài cá sinh trưởng nhờ ăn thực vật, thủy sinh, được biết đến là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, chúng có thể đạt cân nặng tới 300kg.

Sự thật ngỡ ngàng bà hoàng tuổi Thân khét tiếng TQ

(Kiến Thức) - Nổi tiếng là nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc nhưng lại rất sợ mèo là sự thật bất ngờ về bà hoàng tuổi Thân - Võ Tắc Thiên. 

Sự thật ngỡ ngàng bà hoàng tuổi Thân khét tiếng TQ
Su that ngo ngang ve ba hoang tuoi Than khet tieng TQ
 Võ Tắc Thiên là một trong những nhân vật nổi tiếng sinh năm Thân. Thường được biết với tên gọi Võ Mị Nương, tên thật là Võ Chiếu, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc và đổi quốc hiệu thành Chu. Cho đến nay nhiều sự thật bất ngờ về bà hoàng tuổi Thân này đã được các chuyên gia giải mã phần nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.