Những cử nhân, thạc sỹ bỏ bằng về quê… làm nông

Nhiều người chấp nhận từ bỏ mức lương “khủng”, công việc an nhàn, rời xa chốn phồn hoa đô thị để viết tiếp giấc mơ của mình với cái nghề nông.

Tốt nghiệp đại học về nuôi lợn
Tốt nghiệp cử nhân Khoa Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), đang nhận lương “khủng” ở Hà Nội nhưng Nguyễn Văn Hịu (sinh năm 1984, thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo, Thuận Thành, Bắc Ninh) quyết định bỏ việc về xây dựng trang trại ở quê, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.
Khu chăn nuôi lợn nái sinh sản của anh Nguyễn Văn Hịu. (Ảnh: Tiền Phong).
Khu chăn nuôi lợn nái sinh sản của anh Nguyễn Văn Hịu. (Ảnh: Tiền Phong). 
Mặc dù thu nhập từ kinh doanh cũng khá tươm đối với một người trẻ mới ra trường. Thế nhưng, ước mơ được làm giàu ngay từ chính quê hương mình cứ thôi thúc chàng trai đất Kinh Bắc. Vậy là từ bỏ đô thị phồn hoa, 3 năm sau ngày tốt nghiệp cử nhân, lăn lộn ở nhiều công ty tại Hà Nội, anh Hịu về đấu thầu khu trang trại của một người cùng quê rồi bỏ vốn xây dựng một khu chăn nuôi trong sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình, bạn bè.
Trên diện tích gần 2 ha trước đây hầu như bỏ không, chàng nông dân trẻ cải tạo lại thành khu chăn nuôi lợn với quy mô hiện đại, 2 chiếc ao trong khu đất này được xây dựng khoa học, hợp lý để bắt đầu nghiệp làm… nông dân. Nguyễn Văn Hịu - chàng cử nhân kinh tế ngày nào đã trở thành một nông dân chính hiệu với thu nhập hàng tỷ đồng/năm và nhận được sự thán phục, đồng cảm, trân trọng của bạn bè và những người thân trong gia đình.
Hiện nay, trang trại của anh Hịu cũng là một “địa chỉ đỏ” cho nhiều thanh niên đến học tập kinh nghiệm. Chàng cử nhân ngày nào không ngần ngại chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thậm chí cả sự quyết tâm của mình cho những người có cùng chí hướng.
Thạc sĩ mê mắm ruốc và duyên nợ với quê nhà
Tuổi thơ được nuôi lớn từ chiếc thuyền nan lam lũ của người cha ngày ngày cần mẫn với nghề chài lưới trên sông Thạch Hãn, Đào Thị Hằng (thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị) đã nỗ lực giành được tấm bằng thạc sĩ tại Đại học Adelaide (Úc). Tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ nhưng giấc mơ “mắm ruốc” từ thuở ấu thơ đã níu kéo Hằng trở về quê, cùng bà con xây dựng thương hiệu mắm ruốc Thuyền Nan...
Hằng nhớ lại quãng thời gian trăn trở giữa việc ở lại tiếp tục làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ hay trở về quê hương. Trong lần trao đổi về cách thức để giúp đỡ nhiều người dân Quảng Trị, Hằng đặc biệt tâm huyết và hứng thú với ý tưởng khôi phục lại nghề mắm truyền thống và quyết định trở về để thực hiện dự định này. Hương vị ngọt ngào của kí ức chính là một trong những động lực để Hằng theo đuổi dự án này...
Hằng chuẩn bị cà làm mắm cùng mẹ. (Ảnh: Báo Quảng Trị)
 Hằng chuẩn bị cà làm mắm cùng mẹ. (Ảnh: Báo Quảng Trị)
Đầu năm 2013, ngay sau khi trở về Việt Nam, Hằng dành 5 tháng lặn lội khắp các làng chài từ Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phan Thiết, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi... để tìm hiểu, thu thập tư liệu và học hỏi kinh nghiệm của người dân bản địa trong việc làm mắm ruốc và nước mắm, với tất cả 20 loại mắm khác nhau.
Hai mươi tám tuổi, Hằng đã tích lũy được cho mình rất nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống và tự nhận rằng, niềm đam mê với mắm ruốc đã thay đổi cuộc đời mình.
Chàng trai tật nguyền làm ông chủ vườn ươm
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Kim Việt (24 tuổi, xã Hương Long, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) - một thanh niên tật nguyền - đã từ bỏ những lời mời hấp dẫn để về quê xin đất vườn của cha mẹ xây dựng một vườn ươm cây chất lượng. Sau vài năm, Việt đã trở thành ông chủ vườn ươm cây giống với diện tích trên 5.000m² đủ chủng loại, từ cây ăn quả đến cây lâm nghiệp, cây dược liệu...
Dù thiệt thòi hơn so với bạn bè cùng trang lứa khi bị teo cơ chân trái, gia cảnh cũng rất ngặt nghèo nhưng nhờ những nỗ lực học tập, Việt đã tốt nghiệp một lúc hai bằng đại học (nông - lâm ngư và công nghệ thông tin). Ngoài ra, Việt còn tiếp tục bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về khoa học cây trồng.
Việt chăm chút ươm từng cây giống. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
 Việt chăm chút ươm từng cây giống. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Sau khi tốt nghiệp đại học, Việt từ bỏ lời mời lương hấp dẫn vào Ðồng Nai làm việc để về nhà viết giấc mơ trên mảnh vườn hoang hóa của bố mẹ. Khi ở giảng đường, Việt từng tham gia đề tài nghiên cứu kỹ thuật tạo trầm cho cây trầm hương và được thầy cô đánh giá rất cao. Nhưng khi về quê để thực hiện “giấc mơ” Việt gặp rất nhiều khó khăn.
Ðể trở thành ông chủ vườn ươm cây, ngày đầu Việt đi sửa máy tính, làm thuê dành dụm tiền mua hạt giống cây về ươm. Hay để đưa được những giống cây về bán cho bà con trồng hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, Việt phải nhờ người vay mượn tiền để vào Nam hay ra Bắc ăn ngủ hàng tháng trời để nắm được đặc tính và phương pháp ghép cây.
“Nhờ kiến thức đã học, mình muốn về quê áp dụng nghiên cứu khoa học xây dựng một vườn ươm giống cây chất lượng với đủ loại cây. Tất cả chỉ mong muốn giúp đỡ bố mẹ, giúp bà con nông dân nâng cao đời sống” - Việt chia sẻ.
Cử nhân bỏ 2 bằng đại học để làm… nông dân
Tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch và Luật, nhưng anh Phan Xuân Quyền (Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) lại gắn cái nghiệp của mình với cây nấm. Bén duyên với nấm từ khi đang đi học, năm 2002, tốt nghiệp khoa Quản trị du lịch, ĐH Duy Tân, anh Quyền mở cơ sở nuôi trồng nấm nhỏ. Thời điểm đó, nghề trồng nấm hoàn toàn xa lạ với người dân Đà Nẵng. Anh Quyền nghiên cứu trong sách vở, rồi ngược xuôi các tỉnh thành phía Nam học hỏi.
Anh nông dân Phan Xuân Quyền. (Ảnh: Tiền Phong)
 Anh nông dân Phan Xuân Quyền. (Ảnh: Tiền Phong)
Toàn bộ phương pháp sản xuất nấm được anh tích lũy, viết thành tập sách riêng. Nhiều sinh viên, người dân học hỏi kỹ thuật, phương pháp trồng nấm, anh đều cởi mở truyền đạt. Theo anh Quyền, trồng nấm không quá khó, nếu mình chuyên tâm, đam mê thì có thể đạt được năng suất tốt. Trung bình mỗi tháng, cơ sở nấm của anh thu hoạch hàng chục tấn nấm, với số tiền 40 - 50 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 lao động trên địa bàn.
Không dừng lại, anh Quyền mày mò "chiết suất" một số sản phẩm mới từ nấm: nước mắm - nấm, mắm nêm - nấm, chế biến 7 món ăn đặc sản khác nhau từ nấm. "Món chay bây giờ rất phổ biến, nếu mở một nhà hàng chuyên về các món nấm sẽ tạo sức hút lớn", anh Quyền nói.

Người đàn bà trở thành tỷ phú nhờ nhặt lá tre

(Kiến Thức) - Tỷ phú Đặng Thị Triệu ở xã An Phú (Mỹ Đức, Hà Nội) nổi tiếng bởi thứ nghề đã giúp chị trở nên giàu có: Nhặt lá tre.

Nhặt lá tre để làm gì? Tại sao lá tre lại giúp người đàn bà ấy giàu có? Đất nước ta đâu đâu cũng có tre có trúc, sao không đi nhặt nhạnh như chị để kiếm tiền? 
“Nhặt lá, đá ống bơ”

Những kiểu kinh doanh hốt bạc ven sông Hồng

(Kiến Thức) - Những ý tưởng kinh doanh táo bạo trên bãi đất ven sông Hồng Hà Nội đã giúp không ít người đổi đời, trở nên giàu có.

Trồng hoa cho thuê chụp ảnh

Một trong những dịch vụ ven sông Hồng Hà Nội đang hái ra tiền đó là trồng hoa để cho thuê chụp ảnh. Hàng chục khu vườn đầy màu sắc hoa hướng dương, hoa cải, bách nhật... đã giúp chủ vườn thu về tiền triệu mỗi ngày. 

Soi giá tiệc đêm giao thừa nhà hàng Hà Nội hạng sang

(Kiến Thức) - Các bữa tiệc đêm giao thừa Tết dương lịch 2016 tại nhiều nhà hàng sang trọng ở Hà Nội có giá từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng/người.

Soi gia tiec dem giao thua nha hang Ha Noi hang sang
 Bữa tiệc đêm giao thừa Tết dương lịch 2016 đã được nhiều nhà hàng ở Hà Nội đưa mức giá để thực khách lựa chọn và đặt chỗ từ sớm. Nhà hàng Cafe Du Lac tại khách sạn hạng sang Intercontinental Hà Nội có bữa tối tự chọn vào đêm 31/12/2015 với mức 2,6 triệu đồng/người (bao gồm rượu vang và bia).
Soi gia tiec dem giao thua nha hang Ha Noi hang sang-Hinh-2
Cũng tại khách sạn này, nhà hàng Milan đưa thực đơn 6 món (bao gồm một ly vang nổ) cho đêm giao thừa với giá 1,5 triệu đồng/người.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.