Những công trình độc lạ vua Bảo Đại cho xây trong Hoàng thành Huế

Những công trình độc lạ vua Bảo Đại cho xây trong Hoàng thành Huế

Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1926. Dưới triều đại của ông, Hoàng thành Huế xuất hiện nhiều công trình mới lạ, khác hẳn với lối kiến trúc của các triều đại trước đó.

1. Khi khám phá khu vực Tử Cấm Thành của Hoàng thành Huế, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy một sân tennis hiện đại “mọc lên” giữa không gian kiến trúc cổ kính. Càng bất ngờ hơn khi biết đây là một di tích có lịch sử khá đặc biệt của Hoàng thành Huế.
1. Khi khám phá khu vực Tử Cấm Thành của Hoàng thành Huế, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy một sân tennis hiện đại “mọc lên” giữa không gian kiến trúc cổ kính. Càng bất ngờ hơn khi biết đây là một di tích có lịch sử khá đặc biệt của Hoàng thành Huế.
Chủ nhân của sân tennis này chính là Bảo Đại – ông vua nổi tiếng với lối sống Âu hóa của nhà Nguyễn. Tại Huế, vua Bảo Đại đã cho xây dựng ba sân tennis ở các địa điểm khác nhau, trong đó sân tennis ở Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1933, nằm cạnh điện Kiến Trung.
Chủ nhân của sân tennis này chính là Bảo Đại – ông vua nổi tiếng với lối sống Âu hóa của nhà Nguyễn. Tại Huế, vua Bảo Đại đã cho xây dựng ba sân tennis ở các địa điểm khác nhau, trong đó sân tennis ở Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1933, nằm cạnh điện Kiến Trung.
Dưới triều vua Bảo Đại, sân tennis này là nơi phục vụ hoạt động thể thao của hoàng gia và tiếp đón quan khách. Sau năm 1945, sân tennis bị bỏ hoang và xuống cấp dần. Đến năm 2007, công trình này được phục hồi để phục vụ du lịch.
Dưới triều vua Bảo Đại, sân tennis này là nơi phục vụ hoạt động thể thao của hoàng gia và tiếp đón quan khách. Sau năm 1945, sân tennis bị bỏ hoang và xuống cấp dần. Đến năm 2007, công trình này được phục hồi để phục vụ du lịch.
Không chỉ tham quan, du khách đến Hoàng thành Huế còn có thể tham gia các ván đấu trên sân tennis "đẳng cấp đế vương" này.
Không chỉ tham quan, du khách đến Hoàng thành Huế còn có thể tham gia các ván đấu trên sân tennis "đẳng cấp đế vương" này.
2. Nằm trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế, lầu Tịnh Minh được xây dựng năm 1927 trên nền nhà hát cũ của triều đình. Sau khi xây dựng, tòa nhà được sử dụng làm làm nơi an dưỡng của bà Thánh Cung - bà nội vua Bảo Đại, rồi đến bà Từ Cung - mẹ vua Bảo Đại.
2. Nằm trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế, lầu Tịnh Minh được xây dựng năm 1927 trên nền nhà hát cũ của triều đình. Sau khi xây dựng, tòa nhà được sử dụng làm làm nơi an dưỡng của bà Thánh Cung - bà nội vua Bảo Đại, rồi đến bà Từ Cung - mẹ vua Bảo Đại.
Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng. Kể từ đó đến khi bị phế truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.
Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng. Kể từ đó đến khi bị phế truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.
Về mặt kiến trúc, lầu Tịnh Minh được xây dựng theo lối hiện đại với kết cấu của một dinh thự châu Âu, pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình.
Về mặt kiến trúc, lầu Tịnh Minh được xây dựng theo lối hiện đại với kết cấu của một dinh thự châu Âu, pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình.
Giá trị kiến trúc - mỹ thuật của lầu Tịnh Minh được đánh giá cao, với nhiều tác phẩm điêu khắc sinh động, như những đôi lân ở hai bên các lối vào. Tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.
Giá trị kiến trúc - mỹ thuật của lầu Tịnh Minh được đánh giá cao, với nhiều tác phẩm điêu khắc sinh động, như những đôi lân ở hai bên các lối vào. Tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.
3. Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một dinh thự hai tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại nằm ở hướng Bắc. Công trình này là lầu Ngự Tiền Văn Phòng, tòa nhà được xây dựng muộn nhất trong Tử Cấm Thành.
3. Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một dinh thự hai tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại nằm ở hướng Bắc. Công trình này là lầu Ngự Tiền Văn Phòng, tòa nhà được xây dựng muộn nhất trong Tử Cấm Thành.
Lầu Ngự Tiền Văn Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1932, thời điểm vua Bảo Đại về nước chấp chính sau thời gian du học tại Pháp. Đây là nơi làm việc của Ngự Tiền Văn Phòng, cơ quan thay thế cho Nội Các từ thời vua Minh Mạng.
Lầu Ngự Tiền Văn Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1932, thời điểm vua Bảo Đại về nước chấp chính sau thời gian du học tại Pháp. Đây là nơi làm việc của Ngự Tiền Văn Phòng, cơ quan thay thế cho Nội Các từ thời vua Minh Mạng.
Tòa nhà được xây theo kiểu kiến trúc công sở thịnh hành vào thời điểm đó, đề cao công năng sử dụng hơn là tính mỹ thuật. Để công trình hài hòa hơn với không gian Hoàng thành, kiến trúc sư đã đưa vào các đường nét phương Đông như ô cửa hình bát giác, các hoạt tiết cung đình.
Tòa nhà được xây theo kiểu kiến trúc công sở thịnh hành vào thời điểm đó, đề cao công năng sử dụng hơn là tính mỹ thuật. Để công trình hài hòa hơn với không gian Hoàng thành, kiến trúc sư đã đưa vào các đường nét phương Đông như ô cửa hình bát giác, các hoạt tiết cung đình.
Sau gần một thế kỷ tồn tại, tòa nhà Ngự Tiền Văn Phòng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Dù kiến trúc không thực sự đặc sắc, đây vẫn là điểm tham quan thú vị với khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh và tầm nhìn ra hồ sen.
Sau gần một thế kỷ tồn tại, tòa nhà Ngự Tiền Văn Phòng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Dù kiến trúc không thực sự đặc sắc, đây vẫn là điểm tham quan thú vị với khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh và tầm nhìn ra hồ sen.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT