Những cái chết bất ngờ
Giáo sư Phạm Gia Khải – Chủ tịch danh dự Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, không phải ngẫu nhiên người ta gọi tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Những cái chết đột tử mà người bệnh không hề biết trước đó 1 phút họ vẫn khoẻ. Căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người chỉ sau một giấc ngủ dậy đi vệ sinh, sau khi tắm xong, đặc biệt là nỗi ám ảnh của các bác sĩ tim mạch vào những ngày giá rét.
Giáo sư Khải cho biết đã đến lúc tăng huyết áp cần được người dân quan tâm nhiều hơn bởi nếu không nhớ được huyết áp của mình thì sẽ để lại hậu quả nặng nề. Ông khuyến cáo chúng ta phải nhớ số đo huyết áp của chúng ta như tuổi của chính mình vậy.
Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 hoặc những người đang điều trị cao huyết áp. Với những chỉ số này, Giáo sư Khải nhấn mạnh nhất định mỗi người phải nhớ, có thói quen đo huyết áp với thời điểm nhất định và đo thường xuyên. Nhưng cũng không nên quá lo lắng đo hàng chục lần/ngày.
Nói về bệnh tăng huyết áp, Giáo sư Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm nó gây ra các biến chứng như xơ vỡ động mạch gây tai biến mạch máu não và thiếu máu cơ tim gây nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn ảnh hưởng đến mắt, suy thận, biến chứng rối loạn lipit, tiểu đường…
Với Giáo sư Lợi cũng như nhiều chuyên gia y tế khác thì sự ra đi đột ngột của cố Giáo sư Tôn Thất Tùng, con ông là cố Giáo sư Tôn Thất Bách là những minh chứng “đau thương” về căn bệnh tăng huyết áp. Hai cố giáo sư đều mất vì nhồi máu cơ tim và có tiền sử bệnh tăng huyết áp.
Tăng huyết áp căn bệnh của thời đại công nghiệp. |
47,3 % người mắc tăng huyết áp
Giáo sư Nguyễn Lân Việt – Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam nhận định, tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến trong cộng đồng, là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo của WHO năm 2000 là 970 triệu đến 2015 là 1,56 tỷ người.
Năm 2008 tại Việt Nam là 25 % tỷ lệ này tăng lên vào năm 2015 – 2016 là 47,3 %. Theo cảnh báo của các chuyên gia vào những năm tới nếu không đồng bộ dự phòng, điều trị bệnh lý này thì tỷ lệ tiếp tục tăng lên.
Theo nghiên cứu mới nhất của Hội Tim mạch Học Việt Nam năm 2015 – 2016 tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam (điều tra tại 8 tỉnh thành) ở tuổi trưởng thành từ 25 tuổi trở lên thì tỷ lệ tăng huyết áp là 47,3 %. Trong đó nữ giới là 42 %, nam giới là 56%. Đặc biệt, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trẻ tử 25 – 29 có xu hướng tăng lên rõ rệt. Và bệnh lý tăng huyết áp đang là gánh nặng lớn gia tăng trên toàn quốc ở người trưởng thành, chủ yếu nhất là tăng huyết áp giai đoạn 1.
Ông Lại Đức Trường đại diện WHO tại Việt Nam dù ở Việt Nam có chương trình dự phòng điều trị từ năm 2008 nhưng chưa giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch.
Phòng bệnh quan trọng nhất ông Trường cho rằng phải giảm tỷ lệ muối. Theo điều tra, tiêu thụ muối của người Việt Nam cao gấp 2-3 lần theo khuyến cáo của thế giới là 5 mg/người nên phải tuyên truyền giảm muối, đồng thời tác động tới công nghiệp thực phẩm, giảm thực phẩm chế biến sẵn, trong đó việc giảm muối vô cùng quan trọng.
Trao đổi về ăn mặn và bệnh tăng huyết áp, Giáo sư Lợi cho biết ăn mặn rất nguy hiểm mà người Việt Nam có thói quen ăn quá mặn từ muối, nước mắm, mắm tôm và đặc biệt là mì chính. Ăn mặn sẽ uống nhiều nước. Nước đi vào trong máu làm tăng thể tích trong máu mà huyết áp là áp lực trong trong máu nên không được ăn mặn mặn. Các bác sĩ khuyên ăn giảm mặn, thuốc lợi tiểu đào thải bớt nước trong máu để áp lực trong máu sẽ giảm.
Mời độc giả xem video: Những người cần tránh xa rau muống, rau dền, rau ngót, mồng tơi: