Những con quái thú bọc thép từng "làm mưa làm gió" trong lịch sử

Những con quái thú bọc thép từng "làm mưa làm gió" trong lịch sử

Khi mà các loại vũ khí chống tăng vẫn còn ít phổ biến, những đoàn tàu hỏa bọc thép thực sự là những con quái thú không thể cản phá trên chiến trường.

Đoàn tàu bọc thép ra đời vào giai đoạn đường sắt phát triển rầm rộ khắp thế giới ở thế kỷ 19. Với mạng lưới đường sắt trải dài khắp một vùng lãnh thổ, thậm chí sang các nước khác, đoàn tàu bọc thép có lợi thế vô cùng lớn thời điểm bấy giờ, người ta có thể lắp cho nó đủ thứ từ các tấm thép, tới các cây gỗ, đại bác, súng máy và con người...
Đoàn tàu bọc thép ra đời vào giai đoạn đường sắt phát triển rầm rộ khắp thế giới ở thế kỷ 19. Với mạng lưới đường sắt trải dài khắp một vùng lãnh thổ, thậm chí sang các nước khác, đoàn tàu bọc thép có lợi thế vô cùng lớn thời điểm bấy giờ, người ta có thể lắp cho nó đủ thứ từ các tấm thép, tới các cây gỗ, đại bác, súng máy và con người...
Loại vũ khí này lần đầu tiên được sử dụng bởi người Áo trong cuộc đàn áp Hungari năm 1848-1849, nhưng nó phát huy thật sự tác dụng khiến người ta đua nhau phát triển là từ cuộc nội chiến Mỹ.
Loại vũ khí này lần đầu tiên được sử dụng bởi người Áo trong cuộc đàn áp Hungari năm 1848-1849, nhưng nó phát huy thật sự tác dụng khiến người ta đua nhau phát triển là từ cuộc nội chiến Mỹ.
Từ đó, tàu bọc thép nhanh chóng phổ cập trên khắp thế giới, được sử dụng bởi nhiều lực lượng quân sự và trong nhiều cuộc chiến. Thậm chí là cả hai cuộc đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ 2 (1939-1945), tàu bọc thép có mặt ở khắp nơi, tung ra “bão lửa” càn quét mọi binh sĩ khắp mặt trận.
Từ đó, tàu bọc thép nhanh chóng phổ cập trên khắp thế giới, được sử dụng bởi nhiều lực lượng quân sự và trong nhiều cuộc chiến. Thậm chí là cả hai cuộc đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ 2 (1939-1945), tàu bọc thép có mặt ở khắp nơi, tung ra “bão lửa” càn quét mọi binh sĩ khắp mặt trận.
Thiết kế tàu bọc thép nhìn chung là không có nhiều sự nổi trội riêng biệt, đa phần nó đi theo con đường mòn là sử dụng khung bệ tàu hỏa thông thường, đắp thêm giáp trụ (thép + gỗ) và lắp pháo lớn cùng súng máy.
Thiết kế tàu bọc thép nhìn chung là không có nhiều sự nổi trội riêng biệt, đa phần nó đi theo con đường mòn là sử dụng khung bệ tàu hỏa thông thường, đắp thêm giáp trụ (thép + gỗ) và lắp pháo lớn cùng súng máy.
Đoàn tàu hỏa bọc thép với tháp pháo tròn tự chế, lắp pháo lớn để tác xạ tầm xa.
Đoàn tàu hỏa bọc thép với tháp pháo tròn tự chế, lắp pháo lớn để tác xạ tầm xa.
Một kiểu tàu bọc thép cỡ nhỏ của Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Một kiểu tàu bọc thép cỡ nhỏ của Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đôi khi người ta đưa luôn xe tăng lên tàu hỏa tạo thành “thiết giáp hạm đường ray”. Trong ảnh là xe tăng hạng nặng Char B1 của Pháp được gắn cố định vào khoang tàu. Hai bên hông có tấm thép che cho phần bánh xích. Có lẽ khi cần, người ta có thể điều khiển xe tăng lao luôn xuống để chiến đấu.
Đôi khi người ta đưa luôn xe tăng lên tàu hỏa tạo thành “thiết giáp hạm đường ray”. Trong ảnh là xe tăng hạng nặng Char B1 của Pháp được gắn cố định vào khoang tàu. Hai bên hông có tấm thép che cho phần bánh xích. Có lẽ khi cần, người ta có thể điều khiển xe tăng lao luôn xuống để chiến đấu.
Các tàu hỏa bọc thép có thể chở thêm số lượng lớn binh sĩ chiến đấu.
Các tàu hỏa bọc thép có thể chở thêm số lượng lớn binh sĩ chiến đấu.
Khi máy bay chiến đấu phát triển, có thể không kích mặt đất thì có tàu hỏa bọc thép có thêm súng máy, pháo phòng không để tự vệ.
Khi máy bay chiến đấu phát triển, có thể không kích mặt đất thì có tàu hỏa bọc thép có thêm súng máy, pháo phòng không để tự vệ.
Tất nhiên, rồi thì kỷ nguyên của tàu hỏa bọc thép cũng dần chấm dứt sau chiến tranh thế giới thứ 2 khi mà xe tăng có thể chạy xa hơn, máy bay bay nhanh hơn, và nhất là tên lửa xuất hiện. Quá nhiều thứ vũ khí cơ động cao, tàu hỏa chạy theo đường ray rất dễ bị đối phương nắm bắt, phục kích, hay phá hỏng đường ray thì khác nào “thiết giáp hạm mắc cạn”.
Tất nhiên, rồi thì kỷ nguyên của tàu hỏa bọc thép cũng dần chấm dứt sau chiến tranh thế giới thứ 2 khi mà xe tăng có thể chạy xa hơn, máy bay bay nhanh hơn, và nhất là tên lửa xuất hiện. Quá nhiều thứ vũ khí cơ động cao, tàu hỏa chạy theo đường ray rất dễ bị đối phương nắm bắt, phục kích, hay phá hỏng đường ray thì khác nào “thiết giáp hạm mắc cạn”.
Tàu bọc thép của Hồng quân Liên Xô lắp các khẩu pháo xe tăng KV hoặc T-34.
Tàu bọc thép của Hồng quân Liên Xô lắp các khẩu pháo xe tăng KV hoặc T-34.
Dù vậy, vẫn có số lượng rất ít được tiếp tục duy trì ở những nơi mà người ta yếu về máy bay, pháo binh, vũ khí chính xác cao.
Dù vậy, vẫn có số lượng rất ít được tiếp tục duy trì ở những nơi mà người ta yếu về máy bay, pháo binh, vũ khí chính xác cao.
Ví dụ, đầu những năm 1990, các đoàn tàu bọc thép đã được người Croatia hồi sinh và sử dụng trong cuộc nội chiến. Rồi cuối những năm 1990, có ghi nhận rằng Quân đội Nga sử dụng đoàn tàu bọc thép ở Chechnya.
Ví dụ, đầu những năm 1990, các đoàn tàu bọc thép đã được người Croatia hồi sinh và sử dụng trong cuộc nội chiến. Rồi cuối những năm 1990, có ghi nhận rằng Quân đội Nga sử dụng đoàn tàu bọc thép ở Chechnya.
Liên Xô vào những năm 1980 từng phát triển và đưa vào sử dụng các đoàn tàu bọc thép trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa thay cho pháo, súng máy. Loại vũ khí này đã khiến cả NATO khiếp sợ suốt một thời gian dài, các đoàn tàu giống hệt tàu dân sự chạy "lung tung" khắp nơi, rồi bất thình lình phóng tên lửa RT-23 bay xa tới 11.000km, mang 10 đầu đạn hạt nhân hủy diệt mọi mục tiêu. Ảnh: TheArchive.
Liên Xô vào những năm 1980 từng phát triển và đưa vào sử dụng các đoàn tàu bọc thép trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa thay cho pháo, súng máy. Loại vũ khí này đã khiến cả NATO khiếp sợ suốt một thời gian dài, các đoàn tàu giống hệt tàu dân sự chạy "lung tung" khắp nơi, rồi bất thình lình phóng tên lửa RT-23 bay xa tới 11.000km, mang 10 đầu đạn hạt nhân hủy diệt mọi mục tiêu. Ảnh: TheArchive.

GALLERY MỚI NHẤT