Những chuyện tình “vợ nhặt” cảm động ở Việt Nam

Những chuyện tình “vợ nhặt” cảm động ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chẳng phải trong tác phẩm văn học, giữa cuộc sống đời thường, vẫn có những câu chuyện tình "vợ nhặt" rất cảm động.

Chuyện " vợ nhặt" của ông lão trên bến sông. Đôi vợ chồng già ở bãi sông Hồng nổi tiếng cộng đồng mạng sau câu chuyện tình và bộ ảnh cưới của một nhiếp ảnh gia chụp tặng. Ông bà đến từ 2 quê khác nhau và đều mồ côi cha mẹ. Họ gặp nhau vào năm 1969 tại một bãi rác khi đi mưu sinh. Và từ đó dọn về sống cùng nhau. Ảnh: Hải Lê Cao.
Chuyện " vợ nhặt" của ông lão trên bến sông. Đôi vợ chồng già ở bãi sông Hồng nổi tiếng cộng đồng mạng sau câu chuyện tình và bộ ảnh cưới của một nhiếp ảnh gia chụp tặng. Ông bà đến từ 2 quê khác nhau và đều mồ côi cha mẹ. Họ gặp nhau vào năm 1969 tại một bãi rác khi đi mưu sinh. Và từ đó dọn về sống cùng nhau. Ảnh: Hải Lê Cao.
Chẳng có cưới xin, hôn ước gì cả, chỉ đơn giản với câu nói “Bà về ở với tôi đi cho đỡ phải tranh giành rác của nhau”. Vậy là hai ông bà đã sống với nhau đã được 47 năm. Chẳng có mảnh đất cắm dùi, họ sống chung trên một chiếc thuyền chòng chành ven đê. Cuộc sống khó khăn nhưng chẳng bao giờ họ hết tình cảm. Ảnh: Hải Lê Cao.
Chẳng có cưới xin, hôn ước gì cả, chỉ đơn giản với câu nói “Bà về ở với tôi đi cho đỡ phải tranh giành rác của nhau”. Vậy là hai ông bà đã sống với nhau đã được 47 năm. Chẳng có mảnh đất cắm dùi, họ sống chung trên một chiếc thuyền chòng chành ven đê. Cuộc sống khó khăn nhưng chẳng bao giờ họ hết tình cảm. Ảnh: Hải Lê Cao.
Vợ chồng gù ở nhà thờ Đức Bà. Nếu đi tạt qua nhà thờ Đức Bà, ai cũng sẽ giật mình bởi hình ảnh anh gù đẩy chiếc xe bán mực khô. Bên cạnh anh còn có một người phụ nữ nhỏ, cùng anh buôn bán gắn bó với chiếc xe bán mực khô đơn sơ cạnh nhà thờ này. Anh gù chia sẻ rằng với thân hình xấu xí của mình, chẳng mong sẽ gặp được người có thể chấp nhận. Ảnh: Điadiemanuong.
Vợ chồng gù ở nhà thờ Đức Bà. Nếu đi tạt qua nhà thờ Đức Bà, ai cũng sẽ giật mình bởi hình ảnh anh gù đẩy chiếc xe bán mực khô. Bên cạnh anh còn có một người phụ nữ nhỏ, cùng anh buôn bán gắn bó với chiếc xe bán mực khô đơn sơ cạnh nhà thờ này. Anh gù chia sẻ rằng với thân hình xấu xí của mình, chẳng mong sẽ gặp được người có thể chấp nhận. Ảnh: Điadiemanuong.
Thế nhưng, trời thương một hôm đi bán thì gặp chị Nguyễn Thị Lài, kém anh một tuổi. Thương anh chàng dị tật nhưng thật thà, chị đã đến sống cùng. Cuộc sống khó khăn đến nỗi, có thời điểm họ không dám sinh con bởi sợ không có tiền sinh hoạt, phải ăn cơm trắng với mắm. Bây giờ thì cả gia đình 4 người họ sống tại một căn phòng 20m2 trong khu hẻm nhỏ, rất hạnh phúc dù chẳng dư giả gì. Ảnh: Điadiemanuong.
Thế nhưng, trời thương một hôm đi bán thì gặp chị Nguyễn Thị Lài, kém anh một tuổi. Thương anh chàng dị tật nhưng thật thà, chị đã đến sống cùng. Cuộc sống khó khăn đến nỗi, có thời điểm họ không dám sinh con bởi sợ không có tiền sinh hoạt, phải ăn cơm trắng với mắm. Bây giờ thì cả gia đình 4 người họ sống tại một căn phòng 20m2 trong khu hẻm nhỏ, rất hạnh phúc dù chẳng dư giả gì. Ảnh: Điadiemanuong.
Ông lão 70 nhặt được vợ 20. Câu chuyện ông lão ngoài 70 “nhặt” được cô vợ chỉ đang tuổi thanh xuân 24 bỗng chốc lan toàn xóm nghèo Bãi Giữa Sông Hồng. Ông Thành là người hiền lành, vui vẻ, có người còn đồn ông là một “đại ca” ở ẩn. Ảnh: Zingnews.
Ông lão 70 nhặt được vợ 20. Câu chuyện ông lão ngoài 70 “nhặt” được cô vợ chỉ đang tuổi thanh xuân 24 bỗng chốc lan toàn xóm nghèo Bãi Giữa Sông Hồng. Ông Thành là người hiền lành, vui vẻ, có người còn đồn ông là một “đại ca” ở ẩn. Ảnh: Zingnews.
Chuyện là một hôm ông rong thuyền nhỏ ra thả lưới, khi cập sang bờ bên kia huyện Gia Lâm, ông lão thấy có bóng một người ngồi khóc trên bờ. Sau đó người ấy nhảy xuống sông. Không ngại dòng nước sâu, ông đã nhảy xuống cứu. Sau đó, ông biết cô gái mới chỉ 24 tuổi, lỡ đời con gái với một kẻ sở khanh và đang có thai được 4 tháng. Thế rồi, ông đưa cô gái về làm vợ, nhận cái thai là con của mình. Ảnh: Kiến Thức.
Chuyện là một hôm ông rong thuyền nhỏ ra thả lưới, khi cập sang bờ bên kia huyện Gia Lâm, ông lão thấy có bóng một người ngồi khóc trên bờ. Sau đó người ấy nhảy xuống sông. Không ngại dòng nước sâu, ông đã nhảy xuống cứu. Sau đó, ông biết cô gái mới chỉ 24 tuổi, lỡ đời con gái với một kẻ sở khanh và đang có thai được 4 tháng. Thế rồi, ông đưa cô gái về làm vợ, nhận cái thai là con của mình. Ảnh: Kiến Thức.
Nhặt vợ giữa thủ đô. Chuyện được vợ giữa ban ngày của ông Phạm Ngọc Sơn (85 tuổi) chẳng ai tin. Ông làm bảo vệ tại trạm chắn ga tàu, còn bà Chu Thị Mận thì bán cua, bán ốc gần đường ray. Ông thấy bà cả ngày chỉ kiếm được 30 ngàn mà tiền xe ôm đi về đã mất 15 ngàn, không có được bữa cơm tử tế. Ảnh: Kenhsao.
Nhặt vợ giữa thủ đô. Chuyện được vợ giữa ban ngày của ông Phạm Ngọc Sơn (85 tuổi) chẳng ai tin. Ông làm bảo vệ tại trạm chắn ga tàu, còn bà Chu Thị Mận thì bán cua, bán ốc gần đường ray. Ông thấy bà cả ngày chỉ kiếm được 30 ngàn mà tiền xe ôm đi về đã mất 15 ngàn, không có được bữa cơm tử tế. Ảnh: Kenhsao.
Thương cảm hoàn cảnh khốn khó, ông theo lời mọi người ngỏ lời đưa bà về sống cùng. Khi đó, ông Sơn 68 tuổi, bà Mận cũng đã trải qua 61 mùa xuân. Hàng ngày, ông bà kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sáng sớm bà nhặt rác còn ông Sơn đi làm gác chắn tàu. Cuộc sống của họ từ đó có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Ảnh: Kenhsao.
Thương cảm hoàn cảnh khốn khó, ông theo lời mọi người ngỏ lời đưa bà về sống cùng. Khi đó, ông Sơn 68 tuổi, bà Mận cũng đã trải qua 61 mùa xuân. Hàng ngày, ông bà kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sáng sớm bà nhặt rác còn ông Sơn đi làm gác chắn tàu. Cuộc sống của họ từ đó có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Ảnh: Kenhsao.
Vợ chồng ông lão bán kẹo kéo. Cặp vợ chồng già chồng 80 vợ 82 đã sống cùng nhau đến 40 năm chưa một lần đám cưới. Kể về mối tơ duyên, ông cụ bồi hồi nhớ lại, ông Hợi gặp bà Liên trong những lần lang thang bán kẹo kéo. Sau thời gian đi bán cùng nhau, ông đã ngỏ lời với bà ấy rằng “thương anh thì mình về cùng chung sống chia ngọt sẻ bùi, có cơm ăn cơm có cháo ăn cháo”. Thế là sau đó họ xem nhau như vợ chồng. Ảnh: Tindoisong.
Vợ chồng ông lão bán kẹo kéo. Cặp vợ chồng già chồng 80 vợ 82 đã sống cùng nhau đến 40 năm chưa một lần đám cưới. Kể về mối tơ duyên, ông cụ bồi hồi nhớ lại, ông Hợi gặp bà Liên trong những lần lang thang bán kẹo kéo. Sau thời gian đi bán cùng nhau, ông đã ngỏ lời với bà ấy rằng “thương anh thì mình về cùng chung sống chia ngọt sẻ bùi, có cơm ăn cơm có cháo ăn cháo”. Thế là sau đó họ xem nhau như vợ chồng. Ảnh: Tindoisong.
Đến nay đã qua 40 năm ở trọ thuê. Cuộc sống khó khăn nhưng ông chưa bao giờ to tiếng với bà. Vợ chồng cùng nhau cố gắng làm lụng mong có căn nhà nhỏ sinh sống mà không thực hiện được. Ảnh: Tindoisong.
Đến nay đã qua 40 năm ở trọ thuê. Cuộc sống khó khăn nhưng ông chưa bao giờ to tiếng với bà. Vợ chồng cùng nhau cố gắng làm lụng mong có căn nhà nhỏ sinh sống mà không thực hiện được. Ảnh: Tindoisong.

GALLERY MỚI NHẤT