Những chuyện khó tin ở thế giới thời trang Triều Tiên

Quần jeans nói chung bị cấm một thời gian dài ở Triều Tiên vì trang phục này được cho là gắn liền với nước Mỹ. Phụ nữ Triều Tiên thường mặc những bộ váy cổ điển từ thập niên 40, trang phục công nhân, đồng phục quân đội.

Triều Tiên là một quốc gia biệt lập, đời sống của người dân nước này luôn là câu chuyện hấp dẫn trên mặt báo phương Tây. Chuyện ăn mặc của người Triều Tiên cũng bị hạn chế với những quy định nghiêm khắc.
Họ không có cơ hội tiếp cận xu hướng thời trang thế giới, mà chủ yếu mặc quần áo đơn sắc, tối màu. Diện trang phục lòe loẹt, kiểu cách hoặc khác lạ sẽ bị coi là Tây hóa và có thể bị phạt.
Nhung chuyen kho tin o the gioi thoi trang Trieu Tien

Hình ảnh người Triều Tiên được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Ed Jones. Ảnh: Getty.

Nói không với quần jeans xanh, giày cao gót

Quần jeans nói chung bị cấm một thời gian dài ở Triều Tiên vì trang phục này được cho là gắn liền với nước Mỹ. Phụ nữ Triều Tiên thường mặc những bộ váy cổ điển từ thập niên 40, trang phục công nhân, đồng phục quân đội hoặc hanbok truyền thống.

Theo The Guardian, tại thủ đô Bình Nhưỡng, việc ăn mặc của người dân bị kiểm soát rất chặt chẽ dù không có bất cứ văn bản chính thức nào được ban hành. Đội tuần tra có tên Youth League sẽ chặn đường và tra hỏi bất cứ ai họ cảm thấy ăn mặc không đúng nguyên tắc. Phụ nữ mặc quần, trang phục ngắn, bó sát đều dễ dàng lọt vào tầm ngắm.

"Tại Triều Tiên, việc mặc gì, xuất hiện trước đám đông ra sao không còn là lựa chọn của từng cá nhân. Nó phụ thuộc vào những chính sách, những quy định nghiêm khắc. Ở đó, thời trang là cách dễ nhất và rõ ràng để thể hiện quan điểm chính trị của người mặc", Suk-young Kim, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Triều Tiên tại Đại học California, Santa Barbara cho biết.

Song Eun-byul, một phụ nữ sống tại thị trấn gần biên giới Trung Quốc, chia sẻ với The Guardian cô từng bị "sờ gáy" vì đi đôi boots cao gót có khóa kéo. "Đôi boots đó rất mới, đẹp và ai cũng tò mò", Song miêu tả.

Song không biết chính xác vì sao đôi boots của cô lại không được chấp nhận, có lẽ chỉ đơn giản vì chúng khác lạ.

Nhung chuyen kho tin o the gioi thoi trang Trieu Tien-Hinh-2

Phụ nữ Triều Tiên đã được mặc quần, đi giày cao gót. Bức ảnh do Aram Pan chụp năm 2014.

Han Myong-hee, một phụ nữ độ tuổi 30, cho biết cái gì càng bị cấm, các cô gái trẻ càng muốn mặc và thực tế họ vẫn lách luật. Khi phát hiện ai đó mặc quần bó sát ra đường, Han khuyên họ nên đi vào đường tắt để tránh đội tuần tra.

"Chính phủ yêu cầu mọi người mặc quần ống đứng, nên họ thích quần bó sát hoặc quần ống loe", Han giải thích. Với Han, những quy định hà khắc về trang phục không đáng sợ, mà chỉ gây phiền toái.

Tuy nhiên, cô không mong muốn chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm bởi "Đó là vấn đề xung đột văn hóa. Nếu chúng ta chuộng sản phẩm quốc tế, chúng ta sẽ không quan tâm đến sản phẩm của nước mình. Họ cần kiểm soát để điều đó không xảy ra".

Thay đổi để bắt nhịp xu hướng thế giới

Theo ghi nhận của nhiếp ảnh gia Singapore Aram Pan vào năm 2014, gu ăn mặc của người dân Triều Tiên có nhiều thay đổi đáng kể, nhất là phụ nữ. Anh đã thấy nữ giới mặc quần, đi giày cao gót, diện trang phục sáng màu xuống phố. Không chỉ ở Bình Nhưỡng, phụ nữ tại các vùng nông thôn cũng bắt đầu ăn vận thời trang hơn.

Năm 2017, khi nhà báo Carol Giacomo của The New York Times có dịp đến Triều Tiên, cô ngạc nhiên khi thấy mọi người ăn vận sắc màu trẻ trung và kiểu cách hơn những gì cô nghĩ.

"Màu đen và màu xám vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng những màu khác như hồng, tím, trắng đã phổ biến hơn. Người Triều Tiên mặc rất kín đáo, thận trọng, ngay cả khi đi công viên. Chân váy thường có độ dài trên đầu gối. Quần jeans xanh tuyệt đối không xuất hiện ở đây".

Nhung chuyen kho tin o the gioi thoi trang Trieu Tien-Hinh-3

Quần jeans xanh vắng bóng tại Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Cũng theo tác giả Giacomo, kể từ khi Kim Jong Un lên cầm quyền vào năm 2012, ông mở rộng nhập khẩu các mặt hàng thời trang cao cấp. Vợ ông, bà Ri Sol-ju, đặc biệt yêu thích những bộ váy được may vừa vặn, gọn gàng. Bà được coi là biểu tượng thời trang của phụ nữ Triều Tiên.

"Các cô gái cầm trên tay những chiếc ví rất thời trang, nhưng chúng tôi không được phép bước chân vào bất cứ gian hàng nào. Việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm thời trang là không thể", Giacomo kể lại.

Trình diễn thời trang ở Bình Nhưỡng: Có gì khác biệt?

Một chi tiết bất ngờ là mỗi năm Triều Tiên đều đặn tổ chức một chương trình thời trang lớn tại thủ đô Bình Nhưỡng, giới thiệu những mẫu trang phục mới nhất. Sự kiện thường diễn ra trong hai ngày và thu hút hàng nghìn người đến xem.

Tháng 9/2014, nhiếp ảnh gia Aram Pan có cơ hội tham dự triển lãm thời trang Pyongyang Fashion Exhibition lần thứ 12. Pan cho hay những người có mặt tại buổi trình diễn chủ yếu là các chủ cửa hiệu thời trang.

Họ đến để chiêm ngưỡng các mẫu mới và sau đó đặt hàng với nhà thiết kế. Mỗi bộ trang phục đều được đánh số, vì vậy, người xem có thể dễ dàng đặt hàng.

Nhung chuyen kho tin o the gioi thoi trang Trieu Tien-Hinh-4

Người mẫu trình diễn tại Triển lãm thời trang Bình Nhưỡng 2014. Ảnh: Aram Pan.

Bên cạnh những mẫu hanbok truyền thống, các người mẫu lần lượt trình diễn các mẫu váy, skirt suit... Pan nhận xét chân váy đã được cắt ngắn hơn, cổ áo khoét sâu hơn nhưng nhìn tổng thể những bộ cánh vẫn này vẫn cũ kỹ, không còn xuất hiện trên sàn diễn phương Tây đã nhiều năm.
"Những người dân địa phương không phải chủ shop cũng có thể tham dự triển lãm. Tôi nhớ hôm đó khán phòng có hơn 1.000 khách và đã chật kín", Aram Pan nói.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 
Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Đọc nhiều nhất

Tin mới