Hé mở chủ sở hữu 32 dự án điện bị yêu cầu cung cấp hồ sơ

Các dự án điện gió, điện mặt trời trong diện phải cung cấp hồ sơ cho Cơ quan An ninh điều tra thuộc sở hữu hoặc có liên hệ đến nhiều tên tuổi lớn như Tân Hoàn Cầu, Thành Thành Công, Trung Nam Group…

He mo chu so huu 32 du an dien bi yeu cau cung cap ho so

Nhà máy Điện Mặt Trời Trung Nam – Thuận Nam. Ảnh Trungnam Group.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp các thông tin, tài liệu, liên quan đến 32 nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió.

Danh sách này ghi nhận dự án có công suất lớn nhất là Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam với tổng công suất 450 MW, do Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (thuộc Trungnam Group) làm chủ đầu tư.

Các dự án liên quan đến Trungnam Group còn có Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk (tổng công suất 400 MW) và Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc (công suất 204 MW).

He mo chu so huu 32 du an dien bi yeu cau cung cap ho so-Hinh-2

Ảnh: Khánh An.

Như từng từng đề cập, Trungnam Group không còn nắm quyền kiểm soát tại Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc. Theo đó, CTCP Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu (ACIT) đã mua lại 49% cổ phần nhà máy này. Gần đây, công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng Lượng Tái Tạo Á Châu, công ty con của ACIT tiếp tục nhận chuyển nhượng thêm 18 triệu cổ phần (tương đương 18% vốn) của Điện Mặt Trời Trung Nam, chủ đầu tư dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc. Như vậy, ACIT có thể ghi nhận công ty này là công ty con, còn nhóm Trung Nam có thể sẽ mất quyền kiểm soát Điện Mặt Trời Trung Nam.

Tiếp đến là nhóm Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu với 4 dự án nằm trong danh sách là Nhà máy điện gió số 5 Thạnh Hải (120 MW), Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1 (30 MW), Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 (30 MW) và Nhà máy điện gió Hướng Linh 2 (30 MW).

Với Nhà máy điện gió Hướng Linh 2 có doanh nghiệp dự án là CTCP Điện gió Hướng Linh 2, dữ liệu cho thấy đơn vị này thành lập vào cuối năm 2017 trong đó Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu nắm đến 99% vốn. Đáng chú ý, Người đại diện theo pháp luật Hướng Linh 2 là ông Phan Thành Đạt – mắt xích thuộc một “Group” đang lên trong lĩnh vực tài chính, địa ốc và năng lượng tái tạo.

Hồi năm 2021, nhóm Tân Hoàn Cầu Group đã thế chấp toàn bộ cổ phần doanh nghiệp dự án nhà máy Điện gió Hướng Hiệp 1 cho Dongfang Electric International Corporation.

Một nhóm khác cũng có 4 dự án trong danh sách là: Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 (100 MW), Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 (50 MW), Nhà máy điện gió Ia Bang 1 (50 MW) và Nhà máy điện gió VPL Bến Tre (30 MW). Các dự án này được thực hiện bởi Điện Gia Lai (HoSE: GEG) và các công ty con của GEG. Theo tìm hiểu, GEG là công ty có nhiều liên hệ với Tập đoàn Thành Thành Công.

Những dự án kín tiếng

Những doanh nghiệp còn lại trong danh sách này dù kín tiếng song cũng đáng chú ý.
Trong đó, dự án nhà máy điện gió Ia Le 1 có công suất thiết kế 100MW, tổng mức đầu tư lên đến 4.021 tỷ đồng.

Chủ đầu tư dự án điện gió Ia Le 1 là CTCP Đầu tư Phát triển điện gió Cao Nguyên 1-pháp nhân thành lập vào tháng 7/2020. Ban đầu, công ty này có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó CTCP Đầu tư Phát triển năng lượng thông minh Gia Lai nắm giữ 70% cổ phần, bà Nguyễn Thị Hạnh nắm 20%, và bà Nguyễn Thị Yến nắm 10% cổ phần. Đến tháng 10/2023, công ty đã bất ngờ tăng vốn điều lệ lên gần 5 lần, đạt 484,35 tỷ đồng. Đồng thời các cổ đông sáng lập cũng thoái toàn bộ vốn, cơ cấu cổ đông lúc này không được đề cập.

Hay như chủ đầu tư của dự án Nhà máy điện gió Cửu An là CTCP Điện Gió Cửu An-được thành lập ngày 15/7/2020 với vốn điều lệ 368 tỷ đồng, thành phần cổ đông góp vốn gồm ông Vương Đăng Vinh sở hữu 26% vốn và CTCP Đầu tư Xây dựng SD Việt Nam sở hữu 51% vốn. Ông Vinh cũng là người đại diện theo pháp luật của CTCP Đầu tư Xây dựng SD Việt Nam.

Tại ngày 19/4/2023, Công ty Điện gió Cửu An giảm vốn điều lệ về 655 tỷ đồng. Cổ đông lớn tại thời điểm này có sự xáo trộn khi xuất hiện cổ đông lớn nước ngoài là Công ty TNHH Năng lượng Tái Tạo JN Việt Nam sở hữu 99,997% vốn điều lệ, tương ứng 654,98 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Vương Đăng Vinh và Vương Đăng Vũ, mỗi người sở hữu 0,001% vốn điều lệ. Hiện ông Liu DongSheng (SN 1966, Quốc tịch: Trung Quốc) là người đại diện theo pháp luật của Điện gió Cửu An và JN Việt Nam.

Trong danh sách này còn có nhà máy điện gió Hiệp Thạnh với tổng vốn đầu tư gần 3.370 tỷ đồng xây dựng trên tổng diện tích 2.747 ha tại khu đất bãi bồi ven biển xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh), công suất thiết kế 78 MW.

Doanh nghiệp dự án là CTCP Năng lượng tái tạo Ecotech Trà Vinh (thành lập năm 2018) với các cổ đông là: CTCP Năng lượng tái tạo Ecotech Việt Nam (0,021%); Công ty Janakuasa Pte.LTD (Singapore) – nắm 0,077% và ông Lâm Minh (0,002%). Đến cuối năm 2023, cập nhật cho thấy cổ đông nước ngoài nắm 99,999% là Janakuasa Renewalbes PTE.LTD (Singapore). Theo giới thiệu, đơn vị này thuộc sở hữu chung của Janakuasa Wind (Singapore) và một pháp nhân không được nêu rõ danh tính.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy CTCP Năng lượng tái tạo Ecotech Việt Nam – cổ đông sáng lập Ecotech Trà Vinh, tại thời điểm tháng 4/2018 có 2 cổ đông tổ chức là CTCP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam (30%) và Công ty TNHH Công nghệ Niềm Tin (40%).

Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam (thành lập vào tháng 10/2012) là thương hiệu nổi danh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Theo tìm hiểu, cơ cấu cổ đông công ty tại thời điểm tháng 10/2017 gồm: Bà Lê Thị Ngọc Oanh (40%), Lê Quỳnh Lâm (40%), và ông Lê Anh Tùng (20%).

Trong đó, ông Lê Anh Tùng tại thời điểm tháng 6/2018 góp 20% vốn vào Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo cùng ông Vũ Quang Dũng (60%) và bà Nguyễn Thị Bích Hạnh (20%). Pháp nhân này được biết đến là cổ đông chi phối nắm 70% vốn CTCP Giải pháp Năng lượng gió HBRE - chủ đầu tư siêu dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên 13.000 tỷ đồng.

Về phía bà Lê Thị Ngọc Oanh (cổ đông nắm 40% vốn Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam), bà là cổ đông lớn tại CTCP Năng lượng Mirat Việt Nam – đơn vị này từng nằm trong liên danh cùng CTCP Đầu tư HLP và CTCP Xây dựng và Thương mại Đông Sơn (ngày 12/6/2019) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc khảo sát đầu tư siêu Dự án cánh đồng gió Biển Cổ Thạch với tổng vốn mức đầu tư 4,4 tỷ USD tại ngoài khơi huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Một dự án đáng chú ý khác là nhà máy Điện mặt trời Sông Giang do CTCP Điện mặt trời Sông Giang làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này được thành lập vào cuối năm 2017 với vốn điều lệ 11,3 tỷ đồng, góp bởi CTCP Việt Khánh (74%), ông Đinh Xuân Hải Sang (24,6%), số còn lại thuộc về Shoseki Overseas&Investment (đặt trụ sở tại Nhật Bản). Ở lần thay đổi gần nhất (14/11/2020), vốn điều lệ của công ty này là gần 511 tỷ đồng, nhóm Công ty Việt Khánh nắm tổng cộng 40% còn cổ đông Nhật Bản nắm 60%.

Ngoài ra, EDP Renewables cũng có 2 dự án trong danh sách là dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Thuận Bắc (256 MW) và Nhà máy điện gió CMX Renewable Energy Việt Nam (168 MW). Trong đó, dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Thuận Bắc do EDPR mua lại của Tập đoàn Xuân Thiện. Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất (22/4/2024), 99,99% vốn doanh nghiệp dự án Xuân Thiện - Thuận Bắc thuộc về Công ty TNHH Sunseap Commercial& Industrial Assets.

“Motif” đăng ký các dự án quy mô lớn rồi nhanh chóng sang tay cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cũng cần kể đến trường hợp của Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19.

Chủ đầu tư dự án này là CTCP Tasco Năng Lượng-pháp nhân được thành lập tháng 12/2017 với vốn điều lệ 420 tỷ đồng, trong đó Tasco góp 415,8 tỷ đồng tương ứng 99% VĐL công ty. Đến tháng 6/2018, Tasco đã quyết định "nhượng" 70% vốn điều lệ công ty con duy nhất thuộc ngành điện cho đối tác ngoại là Công ty Risen Energy (Hongkong) Co., Limited.

Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất (29/7/2023), công ty này có tên là Công ty TNHH Điện mặt trời Thuận Nam 19 có vốn điều lệ 420 tỷ đồng, cổ đông lớn gồm CTCP Phát triển bất động sản Vinh Phát-pháp nhân nhiều liên hệ với TNR Holdings (89,29%) và RS SEA SERIES I Co., Limited (10,71%).

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ tự ý rút sổ tiết kiệm của khách hàng

(Vietnamdaily) - Do nợ nần nên bị cáo Nguyễn Hoàng Kim Vy - Vietbank PGD Trần Não đã chỉ đạo cấp dưới làm giả tất toán, chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng của khách hàng.

Dẫn nguồn tin từ Pháp luật, ngày 13/8, TAND TP.HCM quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối các bị cáo Nguyễn Hoàng Kim Vy (cựu giám đốc kinh doanh phòng giao dịch ngân hàng), Nguyễn Thuỳ Liên (kiểm soát viên) và Nguyễn Thị Vân (giao dịch viên).

Trước đó, các bị cáo này bị đưa ra xét xử về tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Hodeco trả hết 300 tỷ đồng tiền nợ nhờ huy động vốn từ cổ đông

(Vietnamdaily) - Sau khi huy động 299,85 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco) đã dùng toàn bộ số tiền để thanh toán các khoản vay ngân hàng và cá nhân.

Hodeco tra het 300 ty dong tien no nho huy dong von tu co dong
 Hodeco trả hết 300 tỷ đồng tiền nợ nhờ huy động vốn từ cổ đông

Mới đây, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã báo cáo tình hình sử dụng vốn từ đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Kết thúc đợt chào bán ngày 19/6, Hodeco phát hành thành công 19.99 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 99.95%, huy động được 299.85 tỷ đồng.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.