Những cây cầu ọp ẹp chòng chành vắt qua suối chảy xiết, lo ngại tai nạn mùa lũ về

Những cây cầu ọp ẹp chòng chành vắt qua suối chảy xiết, lo ngại tai nạn mùa lũ về

Hàng nghìn người dân ở huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) hàng ngày vượt qua những cây cầu ọp ẹp, xuống cấp, nguy hiểm luôn rình rập mỗi khi mùa mưa lũ về.

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) có hàng chục cây cầu đơn sơ bắc qua các con suối để người dân ở các thôn, bản đi lại hàng ngày.
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) có hàng chục cây cầu đơn sơ bắc qua các con suối để người dân ở các thôn, bản đi lại hàng ngày.
Những cây cầu dân sinh này chủ yếu được người dân dùng tre luồng hoặc ván gỗ để làm mặt cầu và dùng dây cáp bằng sắt làm dây văng, thành cầu như những cầu treo.
Những cây cầu dân sinh này chủ yếu được người dân dùng tre luồng hoặc ván gỗ để làm mặt cầu và dùng dây cáp bằng sắt làm dây văng, thành cầu như những cầu treo.
Tại đội 2 thôn Chiềng Lau, xã Ban Công, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có một chiếc cầu được làm bằng luồng dài khoảng 30m bắc qua suối Tếch phục vụ cho 48 hộ dân với hơn 200 người qua lại hàng ngày.
Tại đội 2 thôn Chiềng Lau, xã Ban Công, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có một chiếc cầu được làm bằng luồng dài khoảng 30m bắc qua suối Tếch phục vụ cho 48 hộ dân với hơn 200 người qua lại hàng ngày.
Bà Lò Thị Tỷ (62 tuổi, thôn Chiềng Lau) cho biết “Cầu này có lâu rồi, nguy hiểm lắm. Mỗi khi mùa mưa lũ nước to thì không ai đi qua cầu được, học sinh cũng phải nghỉ học ở nhà và đây cũng là con đường duy nhất cho các hộ dân đi ra bên ngoài”.
Bà Lò Thị Tỷ (62 tuổi, thôn Chiềng Lau) cho biết “Cầu này có lâu rồi, nguy hiểm lắm. Mỗi khi mùa mưa lũ nước to thì không ai đi qua cầu được, học sinh cũng phải nghỉ học ở nhà và đây cũng là con đường duy nhất cho các hộ dân đi ra bên ngoài”.
Mặt cầu làm bằng tre luồng tạo nên những khoảng hở lớn khiến cho việc qua lại của người dân địa phương cũng như khách từ nơi xa đến gặp nhiều khó khăn.
Mặt cầu làm bằng tre luồng tạo nên những khoảng hở lớn khiến cho việc qua lại của người dân địa phương cũng như khách từ nơi xa đến gặp nhiều khó khăn.
Mỗi khi có người qua lại, cây cầu cũ kỹ “gồng mình chống chịu”, qua mỗi bước chân phát những tiếng động lớn, rung lắc dữ dội.
Mỗi khi có người qua lại, cây cầu cũ kỹ “gồng mình chống chịu”, qua mỗi bước chân phát những tiếng động lớn, rung lắc dữ dội.
Mặt dưới được ghép bằng các cây luồng lớn và các cây gỗ, dùng dây thép buộc chặt lại làm phên đỡ mặt cầu.
Mặt dưới được ghép bằng các cây luồng lớn và các cây gỗ, dùng dây thép buộc chặt lại làm phên đỡ mặt cầu.
Trải qua nhiều năm, nhiều thân cây gỗ ở mặt sau cầu đã mục nát...
Trải qua nhiều năm, nhiều thân cây gỗ ở mặt sau cầu đã mục nát...
Trên mặt cầu, nhiều cây luồng cũng hư hỏng, dập nát, gây nguy hiểm cho người dân mỗi khi đi qua cầu.
Trên mặt cầu, nhiều cây luồng cũng hư hỏng, dập nát, gây nguy hiểm cho người dân mỗi khi đi qua cầu.
Dù cây cầu nguy hiểm, xuống cấp nhưng đây là con đường duy nhất để người dân đi lại, giao thương với bên ngoài, bởi nơi sinh sống của 48 hộ dân này được bao bọc bởi núi và 2 con suối chảy quanh.
Dù cây cầu nguy hiểm, xuống cấp nhưng đây là con đường duy nhất để người dân đi lại, giao thương với bên ngoài, bởi nơi sinh sống của 48 hộ dân này được bao bọc bởi núi và 2 con suối chảy quanh.
Những sợi sắt dùng để cố định mặt cầu cũng đã hoen gỉ, đứt gãy...
Những sợi sắt dùng để cố định mặt cầu cũng đã hoen gỉ, đứt gãy...
Mỗi khi cầu hư hỏng thì 48 hộ dân lại góp tiền, góp của, góp công sức lại để cùng nhau sửa cầu lấy đường đi lại.
Mỗi khi cầu hư hỏng thì 48 hộ dân lại góp tiền, góp của, góp công sức lại để cùng nhau sửa cầu lấy đường đi lại.
Ông Lò Văn Phống (đội trưởng đội 2, thôn Chiềng Lau) cho biết: ''Cây cầu bắc qua suối Tếch là con đường duy nhất để 48 hộ dân đi lại hàng ngày vì làng chúng tôi được bao bọc phía sau là núi Pà Pó và con suối Tá Lản, suối Tếch. Việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, nhất là mùa mưa lũ sắp tới gần. Chúng tôi cũng mong muốn có cây cầu mới để người dân được đi lại thuận tiện hơn''.
Ông Lò Văn Phống (đội trưởng đội 2, thôn Chiềng Lau) cho biết: ''Cây cầu bắc qua suối Tếch là con đường duy nhất để 48 hộ dân đi lại hàng ngày vì làng chúng tôi được bao bọc phía sau là núi Pà Pó và con suối Tá Lản, suối Tếch. Việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, nhất là mùa mưa lũ sắp tới gần. Chúng tôi cũng mong muốn có cây cầu mới để người dân được đi lại thuận tiện hơn''.
Cũng theo ông Phống, cầu treo này được dựng lên từ năm 2000, nhưng đến năm 2017 bị nước lớn cuốn trôi mất cầu nên người dân lại góp tiền làm cây cầu mới sử dụng cho đến ngày nay, mỗi năm người dân phải bỏ ra 15 triệu đồng để sửa chữa cầu.
Cũng theo ông Phống, cầu treo này được dựng lên từ năm 2000, nhưng đến năm 2017 bị nước lớn cuốn trôi mất cầu nên người dân lại góp tiền làm cây cầu mới sử dụng cho đến ngày nay, mỗi năm người dân phải bỏ ra 15 triệu đồng để sửa chữa cầu.
Theo thống kê của UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa), hiện nay trên địa bàn huyện có 19 cây cầu bắc qua các con suối. Trong đó, có 10 cầu đang còn sử dụng tốt và có 9 cầu dân sinh được làm bằng tre luồng, gỗ... xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và nguy hiểm mùa mưa bão.
Theo thống kê của UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa), hiện nay trên địa bàn huyện có 19 cây cầu bắc qua các con suối. Trong đó, có 10 cầu đang còn sử dụng tốt và có 9 cầu dân sinh được làm bằng tre luồng, gỗ... xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và nguy hiểm mùa mưa bão.
Tương tự tình trạng cầu Chiềng Lau, cầu suối Khanh ở thôn Đốc, xã Cổ Lũng là con đường duy nhất phục vụ việc đi lại cho hơn 2.000 nhân khẩu ở 4 thôn Khuyn, Lác, Đốc, Ấm Hiêu hiện đã xuống cấp. Về mùa mưa lũ nước dâng cao, người dân nơi đây không thể đi lại được.
Tương tự tình trạng cầu Chiềng Lau, cầu suối Khanh ở thôn Đốc, xã Cổ Lũng là con đường duy nhất phục vụ việc đi lại cho hơn 2.000 nhân khẩu ở 4 thôn Khuyn, Lác, Đốc, Ấm Hiêu hiện đã xuống cấp. Về mùa mưa lũ nước dâng cao, người dân nơi đây không thể đi lại được.
Trước mùa mưa bão UBND huyện Bá Thước chỉ đạo các xã phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn tiến hành rà soát, khắc phục sửa chữa những cây cầu xuống cấp, hư hỏng để người dân được đảm bảo an toàn khi đi lại. Trong trường hợp mưa bão, nước dâng cao...tuyệt đối ngừng lưu thông qua lại để đảm bảo an toàn cho người dân.
Trước mùa mưa bão UBND huyện Bá Thước chỉ đạo các xã phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn tiến hành rà soát, khắc phục sửa chữa những cây cầu xuống cấp, hư hỏng để người dân được đảm bảo an toàn khi đi lại. Trong trường hợp mưa bão, nước dâng cao...tuyệt đối ngừng lưu thông qua lại để đảm bảo an toàn cho người dân.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Cây cầu hơn 54 tỉ đồng mới hoàn thành bất ngờ gãy đôi. (Nguồn: Báo Người Lao Động)

GALLERY MỚI NHẤT