Những câu hỏi còn bỏ ngỏ sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

Lần đầu tiên kể từ năm 2001, không có bất cứ binh sỹ Mỹ nào ở Afghanistan sau khi Mỹ hoàn tất quá trình sơ tán hầu hết công dân nước này cùng hàng nghìn người Afghanistan.

Hơn 114.000 người đã được sơ tán bằng máy bay từ sân bay quốc tế thủ đô Kabul trong 2 tuần qua. Tuy nhiên, những ngày cuối cùng cuộc can thiệp quân sự của Mỹ ở Afghanistan đã dấy lên nhiều câu hỏi mới đối với Tổng thống Biden và chính quyền của ông.
Nhung cau hoi con bo ngo sau khi My rut quan khoi Afghanistan
 Ngày 30/8, Mỹ đã hoàn tất quá trình rút quân khỏi Afghanistan. Ảnh: Getty.
Số phận những người Mỹ và người Afghanistan bị bỏ lại sẽ ra sao?
Mỹ đã sơ tán hơn 5.500 công dân Mỹ kể từ những chuyến bay đầu tiên hôm 14/8. Một số công dân Mỹ đã lựa chọn tiếp tục ở lại Afghanistan để được ở cùng với các thành viên gia đình mình.
Chính quyền Biden bày tỏ hy vọng Taliban sẽ tiếp tục cho phép các công dân Mỹ và những người khác an toàn rời khỏi Afghanistan sau khi quân đội Mỹ hoàn tất quá trình rút khỏi nước này. Tuy nhiên, có nhiều lo ngại về việc những người này sẽ rời khỏi Afghanistan như thế nào nếu sân bay không thể hoạt động.
Hàng chục nghìn người Afghanistan, trong đó có các phiên dịch viên từng làm việc cho quân đội Mỹ, các nhà báo và những người ủng hộ quyền phụ nữ, đã bị bỏ lại. Hiện chưa rõ số phận những người này sẽ ra sao, nhưng giới chức lo ngại Taliban có thể trả thù nhằm vào họ.
Theo một tuyên bố chung của Anh, Mỹ và các nước khác hôm 29/8, Taliban đã cam kết cho phép các công dân nước ngoài và các công dân Afghanistan có giấy tờ đi lại hợp lệ của nước khác được rời khỏi nước này.
Ai sẽ tiếp quản sân bay Kabul?
Trong 2 tuần qua, quân đội Mỹ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh và vận hành sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul với gần 6.000 binh sỹ.
Taliban hiện đang đối thoại với chính phủ các nước như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, tìm sự trợ giúp để tiếp tục vận hành các chuyến bay dân sự tại sân bay này. Nơi đây cũng là con đường duy nhất để nhiều người rời khỏi Afghanistan.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 29/8 cho biết, sân bay Hamid Karzai cần phải sửa chữa khá nhiều mới có thể mở lại các chuyến bay dân sự.
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên NATO, chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh tại sân bay Hamid Karzai trong 6 năm qua. Việc tiếp tục duy trì hoạt động của sân bay này sau khi các lực lượng nước ngoài trao lại quyền kiểm soát không chỉ đảm bảo Afghanistan được kết nối với thế giới mà còn nhằm duy trì các hoạt động và nguồn cung cấp viện trợ.
Tương lai quan hệ giữa Mỹ và Taliban
Mỹ không có kế hoạch để các nhân viên ngoại giao ở lại Afghanistan và sẽ quyết định cần làm gì trong tương lai tùy vào các hành động của Taliban.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden sẽ phải xác định làm thế nào để đảm bảo cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo không xảy ra ở Afghanistan.
Theo Liên Hợp Quốc, hơn 18 triệu người – hơn một nửa dân số Afghanistan, cần viện trợ và một nửa số trẻ em Afghanistan dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng do tình trạng hạn hán lần thứ 2 trong 4 năm qua.
Một số nước, trong đó có Anh đã tuyên bố sẽ không công nhận Taliban là chính phủ của Afghanistan.
Mối đe dọa từ nhóm khủng bố IS-K
Một trong những khía cạnh hợp tác giữa Mỹ và Taliban có thể là về mối đe dọa từ các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Có nhiều câu hỏi về việc Mỹ và Taliban có thể phối hợp như thế nào và thậm chí chia sẻ thông tin như thế nào để đối phó nhóm khủng bố này.
IS-K, lần đầu tiên xuất hiện ở phía Đông Afghanistan vào cuối năm 2014 và sau đó đã nhanh chóng được biết đến vì sự tàn bạo. Nhóm này thừa nhận đã thực hiện vụ đánh bom liều chết ngày 26/8 vừa qua ở bên ngoài sân bay Kabul khiến 13 lính Mỹ và hàng chục dân thường Afghanistan thiệt mạng.
Mỹ sau đó đã tiến hành ít nhất 2 cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào IS-K. Tổng thống Biden cũng tuyên bố chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục đáp trả.
IS-K là kẻ thù của Taliban, nhưng giới chức tình báo Mỹ tin rằng, IS-K đã lợi dụng sự bất ổn dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan hồi giữa tháng 8 để củng cố vị thế và tuyển mộ các thành viên trước đây của Taliban.

Mỹ kết thúc sứ mệnh gần 20 năm ở Afghanistan vào ngày 31/8

Tổng thống Joe Biden tuyên bố, chiến dịch quân sự của Mỹ tại Afghanistan sẽ kết thúc vào 31/8, người Afghanistan sẽ phải tự quyết định tương lai của chính mình.

My ket thuc su menh gan 20 nam o Afghanistan vao ngay 31/8

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP

Theo hãng tin Reuters, phát biểu tại Nhà Trắng hôm qua (8/7), người đứng đầu nước Mỹ bảo vệ mạnh mẽ quyết định rút lực lượng khỏi Afghanistan của mình và thẳng thắn thừa nhận sẽ không có thời khắc “hoàn thành sứ mệnh” để ăn mừng.

Cám cảnh cuộc sống người dân Haiti trong nơi trú ẩn tạm bợ

(Kiến Thức) -  Nhiều người dân ở Haiti sống tạm bợ trong những nơi trú ẩn tạm thời, phụ thuộc vào đồ cứu trợ. 

Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo
Theo Reuters, bạo lực gia tăng ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti khiến hàng nghìn người phải sơ tán và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở nước này. Nhiều người dân Haiti phải sống tạm bợ trong những nơi trú ẩn tạm thời. Ảnh: Rất đông người tập trung xung quanh một chiếc ô tô, nơi các tình nguyện viên phân phát đồ ăn cho người tị nạn tại nhà thờ Saint Yves, thủ đô Haiti, ngày 26/7. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-2
 Một bé gái bên trong nơi trú ẩn cho các gia đình phải sơ tán, tại nhà thờ Saint Yves, Port-au-Prince, ngày 26/7.
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-3
Nhiều gia đình mang theo đồ đạc đi lánh nạn khi bạo lực bùng phát tại thủ đô Port-au-Prince. 
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-4
 Bức ảnh chụp tình nguyện viên phân phát đồ ăn cho những người dân sơ tán ở thủ đô Haiti.
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-5
Người phụ nữ giặt quần áo tại nơi trú ẩn tạm thời trong nhà thờ Saint Yves hôm 26/7. 
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-6
 Người phụ nữ nhuộm tóc cho một cô gái tại nơi trú ẩn tạm thời ngày 26/7.
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-7
Một nhóm người ngồi trong nơi trú ẩn tạm thời.  
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-8
 Người đàn ông nằm nghỉ trong ngôi trường được sử dụng làm nơi trú ẩn tạm thời cho người dân sơ tán ở thủ đô Haiti ngày 27/7.
Cam canh cuoc song nguoi dan Haiti trong noi tru an tam bo-Hinh-9
Nhiều gia đình phải sơ tán sau khi khu dân cư của họ bị các băng đảng đốt phá khi bạo loạn xảy ra. 

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống bị ám sát: Haiti thiết quân luật, bắt đối tượng tình nghi (Nguồn video: VOV)

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.