Những cái nhất của các vua triều Lý

Triều Lý trải qua 216 năm tồn tại với 9 đời vua nối nhau trị vì, mặc dù có những thăng trầm, biến cố nhưng đây là triều đại được sử sách đánh giá cao.

Những cái nhất của các vua triều Lý
1. Lý Thái Tổ
– Lý Thái Tổ là vị vua có lý lịch xuất thân mờ ảo nhất. Chính sử cho biết mẹ ông họ Phạm nhưng không ghi tên là gì, còn theo dã sử và giai thoại dân gian bà tên là Phạm Thị Ngà.
Cha vua là ai thì càng không rõ, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mẹ vua đi chơi chùa Tiên Sơn(1) cùng với thần nhân giao cấu rồi có chửa, sinh ra vua ngày 12/ 2 năm Giáp Tuất (974)…, vua từ bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường”.
Nhung cai nhat cua cac vua trieu Ly
Còn nhà sử học Ngô Sĩ Liên thì cho biết thêm nhiều giai thoại khác: “…bài ký ở chùa Tiên Sơn có nói: Thái hậu cảm tinh anh của Bạch Hầu mà sinh ra vua… Ngoại truyện lại nói: Mẹ vua năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt bà đang ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra vua…Thế thì thật không biết người nào là cha vua nữa” (Việt sử tiêu án).
– Lý Thái Tổ là vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất, sau khi lên ngôi đã cho lập 6 hoàng hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Lập 6 hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là hoàng hậu Lập Giáo, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác”. Đến tháng 3 năm Bính Thìn (1016) Lý Thái Tổ lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa. Như vậy tổng cộng là 9 hoàng hậu.
– Lý Thái Tổ là vị vua duy nhất trong lịch sử cho quân giao chiến với quân nước Nam Chiếu (một quốc gia cổ nay thuộc vùng Vân Nam, Trung Quốc). Cuối năm Nhâm Tý (1012) ông nghe tin báo người Nam Chiếu xâm nhập châu Vị Long (nay thuộc Cao Bằng) bèn sai quân đi đánh, bắt được rất nhiều người và hơn 1 vạn con ngựa.
Tháng giêng năm Giáp Dần (1014), 20 vạn quân Nam Chiếu tràn vào châu Bình Lâm (nay cũng thuộc Cao Bằng), “vua sai Dực Thánh vương đem quân đi đánh, chém được hơn 1 vạn đầu, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết” (Đại Việt sử ký toàn thư).
2. Lý Thái Tông
– Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất. Nếu xét theo tôn hiệu đặt lần đầu thì ông kém vua cha của mình là Lý Thái Tổ 2 chữ, nhưng nếu xét gộp các lần đặt tôn hiệu thì Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất.
Ngay sau khi lên ngôi, tôn hiệu của ông là: Khai thiên thống vận tôn đạo quý đức thánh văn quảng vũ sùng nhân thượng thiện chính lý dân an thần phù long hiện thể nguyên ngự cực ức tuế công cao ứng chân bảo lịch thông huyền chí áo hưng long đại định thông minh từ hiếu hoàng đế. Tất cả có 50 chữ.
Đến tháng 6 năm Kỷ Mão (1039) lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Kim dũng ngân sinh, Nùng bình phiên phục. Tháng 11 năm Giáp Thân (1044) vua lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Thánh đức thiên cảm, tuyên uy thánh võ. Như vậy tôn hiệu của Lý Thái Tông có tổng cộng 66 chữ.
– Lý Thái Tông là vị vua gả nhiều con gái cho các tù trưởng, thủ lĩnh người dân tộc nhất, thông qua đó củng cố chính sách đối với vùng miền núi, biên viễn. Tháng 3 năm Kỷ Tị (1029) vua gả công chúa Bình Dương cho Thân Thiệu Thái, châu mục châu Lạng (nay là Lạng Sơn).
Năm Bính Tý (1036) gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong (nay thuộc Vĩnh Phúc, Phú Thọ) là Lê Thuận Tông; gả công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thượng Oai (nay thuộc Sơn Tây, Hà Nội) là Hà Thiện Lãm; gả công chúa Ngọc Kiều cho châu mục châu Chân Đăng (nay thuộc Vĩnh Phúc, Phú Thọ và 1 phần Sơn Tây).
3. Lý ThánhTông
– Lý Thánh Tông là vị vua lập một lần nhiều hoàng hậu nhất, sách Đại Việt sử lược cho biết tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054) sau khi lên ngôi kế vị, ông lập một lúc 8 hoàng hậu.
– Lý Thánh Tông là vị vua viết bia với chữ dài nhất; tháng giêng năm Tân Hợi (1071) ông đến thăm chùa Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh) rồi “viết bia chữ Phật dài 1 trượng 6 thước” (khoảng hơn 6m) (Đại Việt sử ký toàn thư).
4. Lý Nhân Tông
– Lý Nhân Tông là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử, ông lên ngôi tháng giêng năm Nhâm Tý (1072), mất tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), làm vua trong 55 năm.
– Lý Nhân Tông là vị vua đặt nhiều niên hiệu nhất, trong thời gian trị vì ông đã đặt 8 niên hiệu, đó là: 1. Thái Ninh (1072-1076), 2. Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084), 3. Quảng Hựu (1085-1092), 4. Hội Phong (1092-1100), 5. Long Phù Nguyên Hóa (1101-1109), 6. Hội Tường Đại Khánh (1110-1119), 7. Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126), 8. Thiên Phù Khánh Thọ (1127). Lý Nhân Tông cũng là vị vua có nhiều niên hiệu dài nhất, trong số 8 niên hiệu của ông thì có đến 5 niên hiệu gồm 4 chữ.
5. Lý Thần Tông
– Lý Thần Tông là vị vua cho đại xá rộng rãi nhất, ngay sau khi lên ngôi tháng giêng năm Mậu Thân (1128) ông xuống chiếu tha tội nhân, dân bị tịch thu ruộng đất sung công đều được trả lại, người bị tội phải làm đầy tớ, người mắc tội phải đi đày cũng tha hết. Sau này vua còn nhiều lần xá tội nhân mà không phải chờ đến các dịp lễ hội lớn mới làm.
– Lý Thần Tông là vị vua mắc căn bệnh kỳ lạ nhất. Theo sử chép thì năm 21 tuổi ông bị căn bệnh không thầy thuốc nào chẩn trị được, còn giai thoại dân gian nói vua hóa hổ, mình mẩy mọc đầy lông lá, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn nghe như tiếng cọp gầm rú, ai lấy đều rất kinh hãi, khiếp sợ.
Triều đình đã cho gọi tất cả các danh y trong nước đến chữa cho vua nhưng tất cả đều bó tay, riêng có sư Minh Không tìm đến chữa khỏi bệnh cho vua nên được ban thưởng lớn và được phong làm Không Lộ quốc sư.
6. Lý Anh Tông
– Lý Anh Tông là vị vua duy nhất trở thành con rể của vua Chiêm, tháng 10 năm Giáp Tuất (1154) vua lấy con gái vua Chiêm Chế Bì La Bút làm phi.
– Lý Anh Tông là vị vua cho huy động một lực lượng đông nhất trong lịch sử để trấn áp tội phạm. Tháng 8 năm Quý Mùi (1163) vua sai Phí Công Tín đem 10 vạn quân đi đánh dẹp các đảng cướp.
7. Lý Cao Tông
– Lý Cao Tông là người được truyền ngôi một cách may mắn nhất. Chuyện rằng ngôi Thái tử vốn thuộc về anh trai của Long Trát là Long Xưởng, nhưng do mắc nhiều khuyết điểm nên Long Xưởng bị phế làm dân thường.
Một hôm Lý Anh Tông bế Long Trát, cậu bé 2 tuổi thấy vua đội mũ liền khóc đòi đội, vua chưa kịp tháo mũ đưa cho thì lại càng khóc thét lên, lúc cầm mũ rồi thì lại cười. Thế là từ một hành động trẻ con nhưng Lý Anh Tông lại cho đó là điềm lạ xứng đáng ở ngôi cao nên mới lập Long Trát làm Thái tử, sau đó cho kế vị ngôi báu.
– Lý Cao Tông là vị vua ưa thích phô trương nhất, ông sai xây dựng và sửa chữa nhiều cung điện, lầu gác sao cho thật to đẹp, lộng lẫy như điện Vĩnh Ninh, gác Kính Thiên…Các thuyền của vua cũng làm rất lớn, đẹp đẽ và cầu kỳ như thuyền Ngoạn Dao đóng năm Canh Tuất (1190), thuyền Thiên Long đóng năm Giáp Dần (1194). Ông còn cho xây dựng nhiều hành cung nhất; tháng 3 năm Đinh Tị (1197) vua cho “xây cung Nghênh Thiềm và hành cung hơn 100 nơi” (Đại Việt sử lược).
– Lý Cao Tông là vị vua du ngoạn nhiều nhất, thích thăm thú, đi chơi khắp nơi trong nước, lên phía Bắc thăm Sơn lăng, xuống phía Nam săn voi nhưng không phải để cổ vũ tinh thần thượng võ mà để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình. Đi đến đâu vua còn trực tiếp phong hiệu và sai lập nhiều miếu thờ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, tháng 3 năm Kỷ Dậu (1189) “vua ngự khắp núi sông, phàm ngự đến đâu mà có thần linh đều ban hiệu và lập miếu thờ”.
8. Lý Huệ Tông
– Lý Huệ Tông là vị vua Lý duy nhất và là vị vua bị cướp mất các vật dụng biểu tượng cho vương quyền nhiều lần nhất. Tháng 2 năm Nhâm Thân (1212) vua tự dẫn quân đánh phản loạn ở ngoại thành Thăng Long bị đại bại, mất cả thanh bảo kiếm, xuýt bị chúng bắt được.
Tháng giêng năm Giáp Tuất (1214) vua lại đem quân đánh phản loạn ở Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) thua to, bị cướp mất thuyền rồng. Trong những lần chạy loạn, Lý Huệ Tông còn bị cướp mất cả mũ vua và ghế ngự; tháng 11 năm Ất Hợi (1215) Trần Tự Khánh mới gửi trả mũ bình thiên, tháng giêng năm Bính Tý (1216) thì trả lại cho vua kim ỷ (ghế thếp vàng).
– Lý Huệ Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử có thời gian bị phát bệnh điên, ban đầu là mắc bệnh trúng phong vào cuối năm Bính Tý (1216), thầy thuốc giỏi trong cả nước được gọi đến nhưng không chữa khỏi được cho vua.
Đến năm Đinh Sửu (1217) “mùa xuân, tháng 3, vua dần phát chứng điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ; có khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức và khát nước, uống rượu say ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh” (Đại Việt sử ký toàn thư). Một thời gian sau vua khỏi bệnh nhưng đến năm Canh Thìn (1220) lại bị trúng phong, chữa không hiệu nghiệm gì nên vua chỉ ở trong cung, quyền hành rơi dần vào tay họ Trần.
-Lý Huệ Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử lập con gái làm Thái tử và cũng là vị vua duy nhất truyền ngôi cho con gái. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224) do không có con trai nên vua xuống chiếu lập con gái thứ hai, mới 7 tuổi là Lý Phật Kim (công chúa Chiêu Thánh) làm hoàng thái tử và truyền ngôi với tôn hiệu Chiêu Hoàng.
– Lý Huệ Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử có tên gọi được coi như điềm báo mất ngôi của dòng họ. Tương truyền khi Lý Thái Tổ sau khi lập ra nhà Lý có về thăm quê, thiền sư Vạn Hạnh dâng lên vua một bài thơ và nói đó là do thần nhân viết ra. Trong bài thơ có câu: “Một ảnh nhật đăng san” (Mặt trời gác núi là hết bóng). Tên vua Lý Huệ Tông là Sảm được ghép từ chữ Nhật (mặt trời) ở phía trên và chữ Sơn (núi) ở dưới, tức là mặt trời gác núi, họ Lý mất nước.
9. Lý Chiêu Hoàng
– Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng duy nhất trong hơn 1000 năm tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, là trường hợp độc nhất vô nhị từ trước đến nay chưa từng có. Bà tên thật là Lý Phật Kim, sau đổi là Lý Thiên Hinh, bà là con gái út của vua Lý Huệ Tông với tôn hiệu là Chiêu Thánh công chúa và cũng là phụ nữ duy nhất trong lịch sử được phong làm Thái tử.
– Lý Chiêu Hoàng là người duy nhất trong lịch sử 2 lần làm công chúa và lại là công chúa của hai triều đại khác nhau. Bà sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1218), sau khi ra đời được phong làm Chiêu Thánh công chúa. Năm Đinh Dậu (1237) Trần Thủ Độ vin cớ bà không thể sinh con nên đã ép Trần Thái Tông phế ngôi hoàng hậu rồi giáng bà xuống làm công chúa.
– Lý Chiêu Hoàng là người duy nhất trong lịch sử làm vua của một vương triều rồi lại làm hoàng hậu của một vương triều khác. Ngày 11/ 12 năm Ất Dậu (1225) bà nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông vị vua đầu tiên của nhà Trần) và trở thành hoàng hậu Chiêu Thánh. Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông là đôi vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều làm vua.
– Lý Chiêu Hoàng là người duy nhất trong lịch sử trải qua 6 danh vị suốt cả cuộc đời thăng trầm: 1. Công chúa nhà Lý, 2. Thái tử, 3. Nữ hoàng, 4. Hoàng hậu, 5. Công chúa nhà Trần, 6. Phu nhân tướng quân.

Lời nguyền đáng sợ của vị vua Lý treo cổ tự vẫn

Lời nguyền đáng sợ của vị vua Lý treo cổ tự vẫn
Xét về danh nghĩa, Lý Huệ Tông và Trần Thuận Tông chưa phải là những vị vua cuối cùng của triều đại họ, vì sau Lý Huệ Tông còn có Lý Chiêu Hoàng, sau Trần Thuận Tông còn có Trần Thiếu Đế. Nhưng hai vị vua cuối cùng đó chỉ là những đứa trẻ không biết gì, được đặt lên ngôi làm bước đệm cho sự thoán đổi triều đại. Thực tế, triều Lý đã kết thúc từ Huệ Tông và triều Trần cũng chấm hết từ Thuận Tông.

Bí ẩn trên bia đá mang tên “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”

(Kiến Thức) - Đền Đô nguyên là Thái miếu nhà Lý do vua Lý Công Uẩn cho khởi dựng năm 1019 tại hương Cổ Pháp. Tại đây có tấm bia đá mang tên “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”.

Bí ẩn trên bia đá mang tên “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”
Đền Đô (Bắc Ninh) nguyên là Thái miếu nhà Lý do vua Lý Công Uẩn cho khởi dựng năm 1019 tại hương Cổ Pháp. Nơi Thái miếu ấy cho đến nay còn nhiều cổ vật quý giá vô cùng, nhưng đáng chú ý và cũng thu hút các học giả là tấm bia đá mang tên “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”.
Ông Nguyễn Thế Phú, Trưởng ban Quản lý di tích văn hóa lịch sử đền Đô dẫn chúng tôi vòng qua khu chính điện đến phía Đông ngôi đền để chiêm ngưỡng tấm bia đá được coi là bảo vật quý giá nhất của Thái miếu nhà Lý.

Những công trình cổ kính Việt Nam bị biến đổi sau trùng tu

(Kiến Thức) - Sau trùng tu, nhiều công trình cổ kính Việt Nam bị biến đổi, mất đi hình hài, dáng dấp và nét cổ kính ban đầu.

Những công trình cổ kính Việt Nam bị biến đổi sau trùng tu

Nước ta có hàng vạn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 3.200 di tích cấp quốc gia đã được xếp hạng. Từ cuối thế kỷ 20, hàng loạt di tích bị xuống cấp nghiêm trọng nên vấn đề trùng tu và tôn tạo được Nhà nước quan tâm thích đáng. 

Tuy nhiên, sau trùng tu, nhiều công trình cổ kính Việt Nam bị biến đổi, mất đi hình hài, dáng dấp và nét cổ kính ban đầu khiến người dân tiếc nuối.

1. Nhà hát Lớn Hà Nội đang được sửa chữa, quét lại màu sơn

Đọc nhiều nhất

Tin mới