Ảnh minh họa. |
Top thực phẩm giúp phòng ngừa sâu răng cực hiệu quả
Sâu răng là do các mảng bám tích tụ trên răng hoặc do vệ sinh răng miệng kém gây tổn thương men răng. Thói quen ăn uống có thể giúp ngừa sâu răng.
Phô mai: Các sản phẩm từ sữa như phô mai được chứng minh giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng. Phô mai có độ pH cao làm tăng lượng canxi và kích thích tiết nước bọt, qua đó giúp men răng cứng cáp hơn. |
Táo: Ăn một quả táo mỗi ngày rất có lợi trong việc phòng ngừa sâu răng. Lượng đường cao trong trái cây tươi giúp kích thích tiết nước bọt. Nước bọt làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng, nhờ đó ngừa sâu răng.
|
Kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường chứa xylitol giúp ngăn sự tích tụ mảng bám. Xylitol giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng, nhờ đó giúp giảm sâu răng.
|
Rượu vang: Rượu vang có khả năng chống lại các vi khuẩn gây sâu răng. Tuy vậy, rượu vang lại có thể gây ố màu răng.
|
Sữa: Các thức ăn và thức uống chứa đường làm giảm độ pH khoang miệng, gây sâu răng. Sữa có thể giúp kéo độ pH này cao trở lại, nhờ đó phòng ngừa sâu răng.
|
Nho khô: Khoa học đã chứng minh một số chất hóa học có trong nho khô như polyphenol và flavonoid có thể giúp ngừa sâu răng.
|
Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ kích thích tuyến nước bọt, giúp tạo ra một khoáng chất chống lại sâu răng. Các nguồn giàu chất xơ bao gồm chuối, táo, cam và các loại rau như đậu và bông cải xanh.
|
Thực phẩm chứa flo: Thức uống chứa flo hay bất kì sản phẩm nào làm từ nước chứa flo đều tốt cho răng. Các thức uống chứa flo bao gồm các loại thức uống năng lượng. Flo cũng có trong các thực phẩm chế biến sẵn như hải sản và thịt gia cầm.
|
Thực phẩm không đường: Đường là tác nhân chủ yếu gây sâu răng. Bạn nên chọn những thực phẩm thay thế có vị như đường nhưng không đóng vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng. |
Các mẹ cần lưu ý gì khi bé 4 tuổi bị thối 20 răng sữa?
Bệnh nhi là một cậu bé 4 tuổi, với tình trạng răng miệng rất nghiêm trọng. Tất cả 20 chiếc răng sữa của cậu bé đều bị thối, chỉ còn chân răng nhỏ xíu cắm vào nướu.
Một nha sĩ tại Bệnh viện Patong ở Phuket, Thái Lan đã chia sẻ trên Facebook rằng anh đã gặp một bệnh nhi có hàm răng thối hoàn toàn. Bệnh nhi là một cậu bé 4 tuổi, với tình trạng răng miệng rất nghiêm trọng, nhập viện vào ngày 26/11.
Tất cả 20 chiếc răng sữa của cậu bé đều bị thối. Một số răng đã bị gãy và một phần lớn đã "biến mất", chỉ còn phần chân răng nhỏ xíu cắm vào nướu.
Cháu bé 4 tuổi phải nhổ toàn bộ hàm răng. Ảnh Khám phá. |
Theo trang tin Sin Chew Daily, cha mẹ của cậu bé gần như không quan tâm đến con cái, để con ở nhà trẻ hàng ngày. Nhân viên của nhà trẻ cũng không hề quan tâm vấn đề chăm sóc răng miệng và cũng không chăm sóc bé cẩn thận. Vậy nên, không ai nhận ra tình trạng răng của cậu bé 4 tuổi này đã vô cùng nghiêm trọng.
Theo nha sĩ trực tiếp khám cho bé trai, với tình trạng răng hiện tại của cậu bé, họ không thể trám răng được. Tình trạng sâu răng của cậu bé rất nghiêm trọng, các dây thần kinh bên dưới răng có thể bị nhiễm trùng đã gây hại cho răng vĩnh viễn nằm dưới nướu. Vì vậy, các nha sĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài nhổ hết răng sữa ra vì nếu để răng hư tổn tự rụng ra vô cùng rủi ro.
Ca điều trị đã cần đến 14 mũi thuốc gây tê và 18 mũi khâu. Các bác sĩ cho biết thời gian hồi phục răng miệng của bệnh nhi sẽ mất rất lâu, dự đoán rằng sẽ mất 8 năm tới để răng vĩnh viễn có thể bắt đầu mọc.
Trường hợp này một lần nữa cho thấy cha mẹ cần chú ý đến con cái và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo rằng con trẻ luôn ở tình trạng tốt nhất.
Thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia gần đây cho thấy: Số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ 4-8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ, trong đó, cha mẹ nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách.
Từ 8 tháng tuổi: Bé bắt đầu mọc răng sữa.
Giai đoạn từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Cha mẹ cần chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên bạn cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng.
Khi trẻ 3 - 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
Trẻ 6 - 9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ một số nguyên tắc và nên sử dụng những mẹo dưới đây nhằm tạo hứng thú cho trẻ làm quen với thói quen đánh răng đúng cách:
Chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng vào thời gian hợp lý. Bạn cần hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng và trước khi đi ngủ)
Đánh răng đúng cách để trẻ không bị đau đớn, khó chịu, đồng thời mang lại hiệu quả chăm sóc, bảo vệ răng miệng cao. Đó là đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng, chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2 - 3 cái, chải đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian đánh răng lý tưởng nhất là khoảng 2 - 3 phút.
Lưu ý chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ: Chọn loại có công thức không đường, chứa xylitol và active fluoride để chống sâu răng. Rất nhiều trẻ nhũ nhi có xu hướng thích ăn hoặc mút kem đánh răng nên phụ huynh cần chọn loại kem an toàn nếu trẻ lỡ nuốt phải.
Chọn bàn chải cho trẻ: Cha mẹ cần ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng. Lông bàn chải cho trẻ là loại lông siêu mềm đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu.