Thời cổ đại, những cô gái không giữ được sự trong sạch của mình đến đêm tân hôn bị mặc định là những người mang trọng tội. Không chỉ bị người ngoài dè bỉu, chỉ trỏ, khinh miệt, họ còn có thể gặp phải sự trừng phạt rất đáng sợ.
Bên cạnh đó, đàn ông thời xưa khi chọn đối tượng kết hôn, cũng vô cùng coi trọng trinh tiết. Vậy, làm sao chỉ dựa vào vẻ bề ngoài, mọi người biết được một cô gái có còn "cái ngàn vàng" trước khi lấy chồng?
Trinh tiết trở thành gông cùm khiến nhiều phụ nữ thời xưa gặp bất hạnh. |
Theo tìm hiểu, có ba phương pháp chính để kiểm tra trinh tiết của các cô gái thời xưa.
Lấy máu
Đa số mọi người đều đã từng nghe đến chuyện "dùng máu để nhận người thân". Tuy rằng công nghệ thời hiện đại đã chứng minh, việc dùng máu nhận người thân thời xưa không hể chuẩn xác nhưng thời cổ đại, mọi người đều cho rằng, máu của những cô gái còn trinh tiết khác với máu của những cô gái đã từng trải qua chuyện nam nữ.
Để tiến hành phương pháp này, người xưa lấy một bát nước trong, sau đó lấy máu của hai người một người chắc chắn còn trinh tiết và một người bị kiểm tra. Sau khi nhỏ máu xuống nước, nhìn vào kiểu máu khuếch tán trong nước mà phân biệt.
Thổi tro
Để tiến hành phương pháp này, cô gái bị kiểm tra sẽ phải ngồi xổm trên một chậu tro củi. Sau đó, người kiểm tra sẽ dùng tỏi, ớt hoặc các vật kích thích, đưa lên mũi của cô gái, khiến cô gái hắt xì. Nếu như cô gái hắt xì mà tro trong chậu bay ra ngoài, cô gái này bị phán định là không còn thuần khiết. Ngược lại, nếu như tro trong chậu không bay ra ngoài, cô gái được xác nhận là còn trinh tiết.
Thủ cung sa
Thủ cung sa có hai cách để luyện chế. Một loại là dùng thạch sùng, được gọi là Thủ cung. Người xưa sẽ nuôi thạch sùng trong một hộp kín bằng 7 cân chu sa. Khi nuôi được một thời gian, thạch sùng sẽ đạt được thể trọng vừa ý, đồng thời toàn thân đổi màu đến đỏ bừng.
Lúc này, con thạch sùng màu đỏ đậm sẽ được đem giã nát bằng chày, cho ra một chất nước đỏ như son. Chấm chất nước như son này vào cánh tay trái của con gái, cách vai khoảng một tấc, nếu chưa mất đi trinh tiết thì vết này còn mãi, vì vậy vết này được gọi là thủ cung sa.
Loại thứ hai, theo ghi chép cho biết, thủ cung sa là một vết màu đỏ tự nhiên xuất hiện dưới móng thứ tư của thạch sùng, màu sắc hệt như chu sa, hình dáng chỉ bằng một hạt cát nhưng lại không thể dùng nước rửa sạch. Người xưa đưa vết đỏ này vào cánh tay hoặc rốn của những cô gái. Nếu trước khi kết hôn, vết đỏ này phai màu, cô gái sẽ bị phán định là không còn thuần khiết.
Tuy rằng ba loại phương pháp kiểm tra trinh tiết này không có bất kỳ căn cứ khoa học này, thế nhưng nó thực sự khiến những cô gái thời cổ đại phải vô cùng cẩn trọng, thủ thân như ngọc, không dám làm ra những chuyện khác người.