Những bức ảnh ám ảnh hàng triệu người xem

Những bức ảnh ám ảnh hàng triệu người xem

Nhân viên cứu hộ bế thi thể bé trai Syria dạt vào bờ biển hay em bé Syria giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng...là những bức ảnh ám ảnh người xem. 

Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria mím chặt môi và giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi xuất hiện trên Internet ngày 31/3, bức ảnh thu hút sự chú ý của toàn thế giới.  Bức ảnh ám ảnh này cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên.
Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria mím chặt môi và giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau khi xuất hiện trên Internet ngày 31/3, bức ảnh thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Bức ảnh ám ảnh này cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên.
Abdul Haleem al-Kader, người Syria gốc Palestine, đang cầm một nắm bút rao bán trên vỉa hè đường phố Beirut, thủ đô Lebanon khi con gái 4 tuổi tên Reem ngủ gục trên vai anh. "Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, Simonarason, nhà hoạt động người Na Uy nói với CNN. Chỉ vài giờ sau khi Simonarason đăng bức ảnh trên mạng trong tháng trước, hàng nghìn người gửi yêu cầu trợ giúp người cha tị nạn trong bức ảnh.
Abdul Haleem al-Kader, người Syria gốc Palestine, đang cầm một nắm bút rao bán trên vỉa hè đường phố Beirut, thủ đô Lebanon khi con gái 4 tuổi tên Reem ngủ gục trên vai anh. "Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, Simonarason, nhà hoạt động người Na Uy nói với CNN. Chỉ vài giờ sau khi Simonarason đăng bức ảnh trên mạng trong tháng trước, hàng nghìn người gửi yêu cầu trợ giúp người cha tị nạn trong bức ảnh.
Nhân viên cứu hộ bế thi thể bé trai mặc áo phông đỏ, quần xanh và đi giày dạt vào bờ biển bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ. Em bé người Kurd 3 tuổi cùng mẹ và anh trai thiệt mạng trên đường chạy trốn khỏi cuộc chiến tại Syria. Bức ảnh lay động này được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Twitter cho thấy làn sóng người nhập cư đang tàn phá châu Âu khi hàng nghìn người Trung Đông chạy khỏi đất nước. Nó cũng làm dấy lên cuộc tranh luận về cách xử lý cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu.
Nhân viên cứu hộ bế thi thể bé trai mặc áo phông đỏ, quần xanh và đi giày dạt vào bờ biển bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ. Em bé người Kurd 3 tuổi cùng mẹ và anh trai thiệt mạng trên đường chạy trốn khỏi cuộc chiến tại Syria. Bức ảnh lay động này được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Twitter cho thấy làn sóng người nhập cư đang tàn phá châu Âu khi hàng nghìn người Trung Đông chạy khỏi đất nước. Nó cũng làm dấy lên cuộc tranh luận về cách xử lý cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu.
4 ngày sau trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản tháng 3/2011, những người lính cứu hộ tìm thấy một em bé 4 tháng tuổi còn sống sót trong đống đổ nát. Bức ảnh tạo niềm tin về những kỳ tích trong thảm họa.
4 ngày sau trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản tháng 3/2011, những người lính cứu hộ tìm thấy một em bé 4 tháng tuổi còn sống sót trong đống đổ nát. Bức ảnh tạo niềm tin về những kỳ tích trong thảm họa.
Cụ bà Jeanette Toczko, 96 tuổi, và cụ ông Alexander Toczko, 95 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, ôm nhau qua đời sau 75 năm chung sống. Hai người mất cách nhau vài giờ hôm 17/6. Bức ảnh cuối cùng của hai ông bà do con cháu chụp khiến hàng triệu người xem nghẹn ngào.
Cụ bà Jeanette Toczko, 96 tuổi, và cụ ông Alexander Toczko, 95 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ, ôm nhau qua đời sau 75 năm chung sống. Hai người mất cách nhau vài giờ hôm 17/6. Bức ảnh cuối cùng của hai ông bà do con cháu chụp khiến hàng triệu người xem nghẹn ngào.
Khoảnh khắc một lính Mỹ lần đầu gặp con sau nhiều tháng chiến đấu tại chiến trường Iraq khiến nhiều người suy nghĩ về cái giá của chiến tranh.
Khoảnh khắc một lính Mỹ lần đầu gặp con sau nhiều tháng chiến đấu tại chiến trường Iraq khiến nhiều người suy nghĩ về cái giá của chiến tranh.
Frank Praytor, trung sĩ hải quân Mỹ, đang cho con mèo 2 tuần tuổi ăn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952 sau khi mèo mẹ chết. Nhiều trang báo cho rằng, đây là một trong 30 bức ảnh đắt giá nhất trong chiến tranh và lay động trái tim hàng triệu người
Frank Praytor, trung sĩ hải quân Mỹ, đang cho con mèo 2 tuần tuổi ăn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952 sau khi mèo mẹ chết. Nhiều trang báo cho rằng, đây là một trong 30 bức ảnh đắt giá nhất trong chiến tranh và lay động trái tim hàng triệu người

GALLERY MỚI NHẤT