Những bộ phận hải sản có thể chứa độc tố không nên ăn

(VietnamDaily) - Mỗi loại hải sản đều có những bộ phận không nên ăn vì nếu ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ruột tôm, đường chỉ đen ở lưng tôm
Đường chỉ đen ở lưng tôm: Nhiều người có thói quen ăn tôm chỉ bỏ phần vỏ, còn lại đều ăn hết vì nghĩ rằng tất cả bộ phận của tôm đều giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, đường chỉ đen ở lưng tôm là bộ phận hải sản cần loại bỏ khi nên ăn. Vì đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng nên nó không hề sạch như nhiều người vẫn nghĩ.
Nguy hiem nhung bo phan hai san co the chua doc to khong nen an
Nên loại bỏ đường chỉ ở lưng tôm khi ăn. Ảnh: Internet.

Đầu tôm là nơi chứa các bộ phận nội tạng của tôm. Do đó hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm cao hơn nhiều so với thân. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, hàm lượng này không đáng kể.

Ruột cá, mật cá

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất, bởi cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá dễ nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong.

Cua

Món hải sản này rất bổ dưỡng nhưng khi ăn cua bạn nên loại bỏ những bộ phận sau đây:

Nguy hiem nhung bo phan hai san co the chua doc to khong nen an-Hinh-2
Mang cua, tim cua, ruột cua, dạ dày cua cần được loại bỏ khi ăn. Ảnh: Internet. 

- Mang cua: Bộ phận này nằm dưới mai cua, có hình dáng khá giống những chiếc răng lược và mềm. Mang cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước. Khi cua lên cạn, một lượng nước sẽ được lưu trữ trong mang giúp cua tiếp tục hô hấp và duy trì sự sống trong thời gian dài. Do đó, những chất bẩn và vi khuẩn trong nước có thể bám lại ở mang cua, gây nguy hiểm tới sức khỏe khi ăn.

- Ruột cua: Trong ruột cua có chứa chất thải, độc tố do đó tốt nhất không nên ăn bộ phận này.

- Dạ dày cua: Phần này chính là túi xương nhỏ màu vàng hình tam giác nằm trong thân cua. Khi ăn nên nhẹ nhàng loại bỏ phần này ra, tránh bị vỡ vì trong dạ dày cua có chứa nhiều cát bẩn.

- Tim cua: Khi lấy mai cua ra, bạn sẽ thấy một hình lục giác có màu trắng nằm ở chính giữa và đó chính là tim cua. Bộ phận này của cua cũng nên được loại bỏ trước khi ăn.

Ốc biển

Nguy hiem nhung bo phan hai san co the chua doc to khong nen an-Hinh-3
 

- Não và tuyến nước bọt của ốc: Não ốc (nằm ở phần đầu của con ốc) có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Do đó, trước khi nấu ốc, bạn cần sơ chế sạch sẽ bằng cách ngâm ốc trong nước sạch từ một đến nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những loại ốc lạ để tránh ngộ độc.

- Ruột ốc: Bộ phận này nằm ở đuôi ốc, ở vòng xoay nhỏ nhất, chứa nhiều chất bẩn. Do đó, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc trước khi ăn.

Sò điệp

Nguy hiem nhung bo phan hai san co the chua doc to khong nen an-Hinh-4
Lớp màng bao quanh sò điệp và bao tử là bộ phận cần được loại bỏ khi ăn. Ảnh: Internet. 

Khi sơ chế sò điệp, bạn hãy lấy một con dao lóc phần thịt của nó ra khỏi vỏ. Sau đó, loại bỏ lớp màng mỏng bao quanh thịt sò, bởi đây là những bộ phận chứa nhiều cát bẩn nhất của sò điệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ phần bao tử màu đen do đây chính là nội tạng của sò điệp. Vì vậy, có thể nói rằng ăn sò điệp chính là ăn phần cơ nối giữa hai mảnh vỏ của sò điệp.

Hải sản nhập ngoại tiền triệu đắt hàng, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, việc tăng hay giảm số lượng hải sản nhập khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của các doanh nghiệp trên thị trường.

Trả lời Zing.vn khi nhận định về việc người Việt nhập khẩu hải sản ngày càng nhiều trong khi nguồn cung cấp trong nước khá dồi dào, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT trả lời ngắn gọn do phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.

Những loại hải sản cực bổ nhưng nhìn thấy là "chạy mất dép"

(VietnamDaily) - Mang hình dáng hơi nhảy cảm nên ngay từ xa xưa, hải sâm đã được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”.

Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la

Tu hài: Nếu nhìn thấy những con tu hài to, còn sống, chắc hẳn nhiều du khách sẽ giật mình khi liên tưởng ngay đến hình ảnh bộ phận nhạy cảm của đàn ông. Thế nhưng đây lại là loại hải sản cực bổ có vị ngọt thanh mát và giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Internet.

Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Nhiều người săn lùng món ăn này với hy vọng cải thiện khả năng sinh lý của phái mạnh với quan niệm “ăn gì bổ nấy”. Ảnh: Dulichmuine.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Chưa rõ tác dụng bổ thận tráng dương nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đều công nhận món ăn này có vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng. Các món ngon từ tu hài phải kể đến gồm: tu hài nướng mỡ hành, nấu cháo, luộc, hấp chua cay… Ảnh: Giadinh.TV.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Cá dương vật (Penis fish) thật ra không phải là cá mà là một loại giun thìa có tên khoa học là Unicinctus Urechis. Loài sinh vật đặc biệt này thường sống tập trung ở vùng biển phía Bắc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh:
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Hình dạng bên ngoài của Gaebul rất giống với “của quý” của nam giới. Chính vì lý do này mà không ít thực khách đã phải “bỏ chạy” khi được tận mắt nhìn thấy nó, không dám thử dù món ăn này được quảng cáo là rất ngon và bổ dưỡng.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Món cá dương vật sống này thường được phục vụ kèm nước sốt đặc biệt được làm từ dầu vừng và muối. Tuy vẻ ngoài hơi nhạy cảm và có phần đáng sợ nhưng nếu thực khách nào biết thưởng thức và đã quen ăn thì đều cho rằng đây là một món ngon đáng thử.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Sá sùng là một loại hải sản thân mềm, có nhiều ở các vùng biển Việt Nam. Tùy theo vùng miền mà sá sùng mang tên gọi khác nhau như sâm đất, bi bi, con cạp đất…Hải sản này có hương vị rất ngon, nếu chế biến đúng cách nó sẽ rất giòn, nhai rất thích. 
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Sá sùng có da trơn nhẵn, thay đổi theo màu sắc môi trường. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15-40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Bên cạnh đó, sá sùng rất giàu axit amin, bổ dưỡng không thua kém bào ngư. Người ta nói rằng đây là món ăn rất tốt để bổ thận và tráng dương cho đàn ông, do đó nó đã bị khai thác rất nhiều.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Hải sâm: Mang hình dáng hơi nhảy cảm nên ngay từ xa xưa, hải sâm đã được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”. Có nhiều y gia đã coi thịt hải sâm ngang tầm với tám món ăn cao lương mỹ vị nổi tiếng “bát trân” của phương Đông sử dụng trong cung đình.
Nhung loai hai san cuc bo nhung nhin thay la
Tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, có lợi cho chuyện phòng the là một trong những lợi ích tuyệt vời mà hải sâm mang lại. Người ta thường kết hợp hải sâm cùng với các nguyên liệu và các vị thuốc khác để điều chế thành các món ăn, bài thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tin mới