Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh

Làm con rể của dòng dõi Hoàng thân, những phò mã nhà Thanh cũng có những điều khó nói “không biết chia sẻ cùng ai”.

Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh

"Con gái của Hoàng đế không lo gả" – câu nói với hàm ý về việc được làm phò mã, được sống cuộc sống giàu sang là mơ ước của biết bao chàng trai trong thiên hạ.

Sau cái danh phò mã cao quý khiến nhiều người ngưỡng mộ và ao ước, những chàng phò mã dưới triều Thanh lại có một cuộc sống chẳng dễ dàng gì.

Vậy điều gì đã khiến những chàng phò mã triều Thanh này trở lên “khó sống” như vậy? Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp lí giải cho câu hỏi này.

Chế độ "thử" phò mã

Để trở thành con rể của các vị Hoàng đế nhà Thanh, những phò mã sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra khắt khe của hoàng tộc.

Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh ảnh 1

Các phò mã phải vượt qua "chế độ thí hôn" thì mới có thể kết hôn với Các cách nhà Thanh. - Ảnh minh họa.

Dưới thời nhà Thanh, các nam tử hoàng tộc phải thành hôn trước năm 15 tuổi. Đối với các công chúa, độ tuổi gả chồng còn có thể sớm hơn.

Triều Thanh có "chế độ thí hôn" để thử thách các chàng phò mã. "Thí hôn cách cách" – cung nữ được Thái hậu và Hoàng hậu đặc biệt tuyển chọn sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe của phò mã.

"Thí hôn cách cách" sẽ được phái đi "động phòng" với phò mã một đêm. Vào ngày hôm sau, người này sẽ bẩm báo lại với Thái hậu và Hoàng hậu xem phò mã có gặp phải vấn đề sinh lý gì khó nói hoặc có bệnh kín nào hay không.

Nếu sức khỏe của những vị phò mã bình thường, Hoàng đế mới đồng ý gả Cách cách cho họ. Sau đó, “thí hôn các cách” sẽ trở thành tiểu thiếp hoặc thị nữ thân cận của phò mã đó.

Muốn gặp nhau phải… xin phép!

Cách cách nhà Thanh sau khi xuất giá sẽ ở tại phủ đệ do vua cha ban tặng. Phò mã sẽ tách khỏi gia đình và chuyển đến đây sống cùng vợ nhưng sẽ ở một khu riêng biệt tại ngoại viên.

Dù đã kết hôn nhưng phò mã và cách cách vẫn không được phép gặp gỡ và sinh hoạt vợ chồng nếu như chưa có tuyên chiếu của nhà vua. Các cách cách cũng không thể tự ra tuyên chiếu để gặp chồng mình.

Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh ảnh 2

Để gặp được vợ mình, các phò mã cần phải có tuyên chiếu của nhũ mẫu. - Ảnh minh họa.

“Nhũ mẫu” là người có đặc quyền đưa ra tuyên chiếu. Nếu muốn được gặp vợ, phò mã sẽ phải bỏ ra một số tiền bạc lớn để đưa cho nhũ mẫu. nếu không có đồ “hối lộ”, các phò mã không những không được gặp vợ mà còn bị nhũ mẫu sỉ vả và báo về hoàng cung.

Do chế độ này nên con của các vị phò mã hầu hết là do tiểu thiếp sinh. Cách cách nhà Thanh cũng vì thế mà 10 người thì đến 9 người sinh u uất rồi qua đời.

Nếu công chúa không may qua đời trước, những vị phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ và trao trả toàn bộ gia tài cho hoàng cung.

Người phò mã “may mắn” nhất của triều Thanh có lẽ chỉ có mình Phong Thân Ân Đức - con trai của Hòa Thân.

Phong Thân Ân Đức được vua Càn Long gả cô con gái mà ông yêu mến nhất là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa cho. Thế lực gia đình cùng với hậu thuẫn vững chắc từ hoàng gia đã giúp con trai Hòa Thân có một cuộc sống sung túc.

Sau này, dù gia tộc họ Hòa bị Gia Khánh tiêu diệt nhưng cách cách và phò mã Hòa gia vẫn được ban cho một phủ đệ để sinh sống yên ổn đến cuối đời. Đây chính là vị phò mã “sung sướng” nhất dưới triều đại nhà Thanh.

'Đôi giày đế xuồng' của các phi tần trong triều đại nhà Thanh

Khi xem các bộ phim cung đấu nhà Thanh, bạn sẽ thấy rằng các phi tần trong hậu cung thời nhà Thanh khác với các triều đại trước.

'Đôi giày đế xuồng' của các phi tần trong triều đại nhà Thanh

Gót của đế giày bằng hoa ở giữa, nhìn chung cao từ năm đến mười phân, có thể mọi người đang thắc mắc tại sao cung nữ thời nhà Thanh lại đi giày đế bằng hoa, thực ra rất hữu dụng.

Vì sao phụ nữ thời xưa khi đi ngoại tình thường mang theo gối?

Phụ nữ Trung Quốc cổ đại, bất kể ai dù là công chúa lá ngọc cành vàng, tiểu thư khuê các hay thường dân cũng đều mang theo gối của mình mỗi khi đi ngoại tình.

Vì sao phụ nữ thời xưa khi đi ngoại tình thường mang theo gối?

Trong lịch sử lâu đời, có ba câu chuyện nổi tiếng về chuyện ngoại tình: Tào Thực và chị dâu Chân Mật, Cao Dương công chúa và cao tăng Biện Cơ, Tiểu thư Thôi Oanh Oanh cùng Trương Sinh. Xét về bối cảnh lịch sử cụ thể và luân lý, đạo lý truyền thống thì ba mối quan hệ nam nữ này thuộc vào loại “chung tình”. Nhưng trong ba mối quan hệ nam nữ này, có một chi tiết khó hiểu được sử sách ghi lại rõ ràng, đó là người phụ nữ tự mang theo gối tới chỗ hẹn hò với tình nhân của mình.

Vì sao long bào quyền quý của hoàng đế không bao giờ được giặt nước?

Dưới thời phong kiến, long bào của hoàng đế nhà Thanh tượng trưng cho quyền lực chí tôn. Theo đó, chỉ duy nhất nhà vua được mặc. Việc may long bào vô cùng cầu kỳ, phức tạp.

Vì sao long bào quyền quý của hoàng đế không bao giờ được giặt nước?
Vi sao long bao quyen quy cua hoang de khong bao gio duoc giat nuoc?
 Long bào là trang phục đặc biệt dành riêng cho hoàng đế, thể hiện quyền uy của hoàng đế nhà Thanh. Dưới thời phong kiến, nhà vua thường mặc long bào khi thượng triều và tham gia đại điển (lễ lớn) hàng năm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới