Những bí mật của dị cây nghìn tỷ đồng

Kỳ nam và trầm hương là 2 sản vật đặc biệt quý hiếm được thiên nhiên ban tặng cho đại ngàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.


Trong 2 loại này, kỳ nam có giá trị kinh tế rất lớn, thời điểm hiện tại mỗi ký loại hảo hạng có giá hơn 10 tỷ đồng. Vì giá trị cao nên có rất nhiều người dân ở tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là các xã Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Đồng (huyện Đại Lộc) ngày đêm khăn gói vào rừng tìm kỳ - trầm với hy vọng đổi đời.

Đã có người may mắn tìm được kỳ nam, một bước "lên tiên", tậu được nhà lầu, xe hơi kèm theo tiền tỷ gửi ngân hàng. Nhưng cũng có không ít người liên tục gặp vận hạn, nợ nần chồng chất, thậm chí bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Trong loạt bài viết này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu cuộc sống của những phu trầm với những câu chuyện của chính người trong cuộc.

Tháng 9-2012, hàng trăm người từ khắp nơi đổ về rừng Gộp Ngà (xã Sơn Trung, Khánh Sơn, Khánh Hòa) để tìm kiếm vận may, khi biết tin có nhiều người trúng tiền tỷ vì tìm được kỳ nam. Sự kiện này thu hút quan tâm của người dân cả nước, tuy nhiên câu hỏi đặt ra, ai là người đầu tiên phát hiện ra địa điểm có kỳ nam và họ đã kiếm được bao nhiêu tỷ đồng vẫn còn là ẩn số. Mãi đến tận tháng 5-2014, những bí mật đó mới dần hé lộ từ phản ánh của người trong cuộc.

 
Hàng trăm phu trầm vào rừng Gộp Ngà, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa đào tìm kỳ nam.
Hàng trăm phu trầm vào rừng Gộp Ngà, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa đào tìm kỳ nam.

Chúng tôi về thôn An Định (xã Đại Đồng), ngôi làng từ lâu nổi tiếng tìm trầm của huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Nhiều ngôi biệt thự mọc lên giữa vùng nông quê, minh chứng về sự đổi đời mà trầm kỳ mang lại cho người dân nơi đây. Bây giờ người dân nơi đây đang bàn tán xôn xao chuyện một người của làng kiếm được cả nghìn tỷ đồng trong rừng Gộp Ngà (tỉnh Khánh Hòa) vào năm 2012, nhưng lại không chia phần cho những phu trầm khác.

Ngồi trước sân nhà, anh Võ Hai (trú thôn An Định), một trong những người đầu tiên phát hiện ra địa điểm có kỳ nam ở núi Gộp Ngà tiếc rẻ về số tiền tỷ đáng lẽ mình cũng có phần. Anh bức xúc: "Cùng phát hiện ra chỗ có kỳ nam, nhưng sau nó lén đi làm, kiếm được cả nghìn tỷ. Hỏi sao chúng tôi không bức xúc".

Theo anh Hai kể, tháng 5-2012, anh cùng 5 người là ông Nguyễn Nhuấn, Võ Thịnh, Nguyên Xuân Hoàng, Nguyễn Xuân Huy, Đầu Hát Em (cùng trú thôn An Định) góp tiền, khăn gói vào rừng ở Khánh Hòa tìm trầm. Trước đó, cả nhóm đã có những chuyến đi khác nhưng không có kết quả, chính vì vậy mà họ đặt nhiều kỳ vọng vào lần này.

Võ Hai kể: "Vào rừng Khánh Sơn, sau 3 ngày đi bộ, chúng tôi đóng trại và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Theo đó, kế hoạch cả nhóm đưa ra là 4 thủ, 2 dương - nghĩa là 4 người gồm tôi, ông Nhuấn, anh Thịnh và Em đi đào mót lại những gốc dó mà người khác đã đào, Huy và Hoàng đi tìm gốc trầm hoặc kỳ nam mới. Qua gần 20 ngày, cả nhóm chẳng tìm được gì. Những ngày sau đó, khi đến ngọn đồi khác, Hoàng bất ngờ tìm được một cục kỳ nam. Cả nhóm mừng quá, lập tức rời khỏi rừng để trở về quê".

P.V phỏng vấn các phu trầm huyện Đại Lộc về chuyện trúng kỳ nam tại rừng Gộp Ngà.
P.V phỏng vấn các phu trầm huyện Đại Lộc về chuyện trúng kỳ nam tại rừng Gộp Ngà.

Cục kỳ nam mà nhóm anh Hai phát hiện có trọng lượng hơn 1kg và họ bán cho đầu nậu Tý Khá ở Khánh Hòa được hơn 7 tỷ đồng, chia đều mỗi người được 960 triệu đồng, riêng Hoàng được chia nhiều hơn vì có công phát hiện. Bỗng chốc có gần cả tỷ đồng trong tay nên những người nông dân không khỏi vui mừng, tuy vậy họ vẫn giữ kín thông tin chuyện mình trúng kỳ nam. Họ hẹn nhau sẽ tiếp tục vào địa điểm cũ để tìm kỳ nam, vì biết chắc rằng vẫn còn kỳ nam nơi Hoàng phát hiện.

Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra như thế, người thôn An Định kể rằng, Hoàng đã âm thầm rủ những người khác trở lại núi Gộp Ngà để lượm số kỳ nam còn lại. "Hoàng xuống xã Đại Nghĩa dẫn theo nhiều người khác vào địa điểm cũ và đào được rất nhiều kỳ nam. Vì đây là cây gió mục bị ngã, chôn dưới đất lâu năm nên nhóm đó cứ lần theo mà lượm kỳ nam. Nghe kể họ thu được cả trăm ký kỳ nam, riêng cái đe (gốc kỳ nam) đã hơn 30kg. Nhóm đó đi có 8 người và sau khi bán số kỳ nam, mỗi người được chia hàng trăm tỷ đồng. Hàng nghìn người vào lại núi Gộp Ngà sau này chỉ là mót lại, còn bao nhiêu nhóm của Hoàng lượm hết rồi " - anh Hai nói.

Sau khi địa điểm có kỳ nam ở núi Gộp Ngà được tiết lộ, hàng trăm người đã đổ xô vào đây và nhiều người đã kiếm được vài chục tỷ đồng nhờ mót sái. Nếu vậy thì số tiền mà nhóm đi sau của Hoàng kiếm được là không tưởng tượng hết. Thế nhưng Hoàng lại không chia phần cho những người đi cùng nhóm trước. Theo quy ước bất thành văn của dân đi điệu thì cả nhóm phải đồng cam cộng khổ. Nếu tìm được trầm, kỳ thì phải chia đều cho mọi người trong nhóm, người trực tiếp phát hiện sẽ được chia nhiều hơn.

Sau này, dù không đi nhưng những người trong nhóm phát hiện địa điểm có trầm, kỳ vẫn được chia phần. Ông Nhuấn nói: "Khi Hoàng phát hiện ra cục kỳ nam đầu tiên, vì quá mừng và tin tưởng nên chúng tôi không hỏi địa điểm cụ thể. Nếu là người khác sẽ bắt Hoàng dẫn đến tận nơi chỉ chỗ có trầm. Ai ngờ chỗ xóm làng với nhau mà Hoàng lại làm rứa. Sau này chúng tôi hỏi thì mấy người đi cùng chuyến sau với Hoàng nói rằng đã chia cho 4 người đi trước, mỗi người được 13,5 tỷ đồng, nhưng chỉ hai người là Huy và Em (người thân của Hoàng) nhận được số tiền đó, còn tôi, anh Võ Hai và Võ Thịnh chẳng được đồng nào. Như thế thật không công bằng".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, quả thật sau chuyến trúng kỳ nam ở núi Gộp Ngà, nhóm tìm trầm sau của Hoàng giàu lên nhanh chóng, khắp các vùng quê Đại Lộc ai cũng biết tiếng. Họ mua ô-tô xịn, xây biệt thự, có mức sống khác xa so với vùng quê thuần nông Đại Lộc. Nhiều người đồn rằng, nếu ở đâu có bán trực thăng họ cũng có đủ tiền để mua. Chính điều đó càng khiến cho những người như ông Nhuấn, anh Hai, Thịnh ấm ức. Từ sự ăn chia không đều của nhóm phu trầm ở thôn An Định, đến bây giờ câu chuyện về những người đầu tiên phát hiện kỳ nam ở núi Gộp Ngà mới được biết đến, với những tình tiết ly kỳ.

Làng An Định, nơi các phu trầm đầu tiên phát hiện ra kỳ nam tại Khánh Hòa.
 Làng An Định, nơi các phu trầm đầu tiên phát hiện ra kỳ nam tại Khánh Hòa.

Trở lại câu chuyện về cây kỳ trầm nghìn tỷ ở Khánh Hòa. Thật ra, năm 2012, thông tin nhóm phu trầm làng An Định kiếm được trăm tỷ đồng từ kỳ nam đã được bàn tán xôn xao. Tuy nhiên, khi đó chúng tôi hỏi chuyện thì cả anh Võ Hai hay ông Nguyễn Nhuấn một mực lắc đầu nói không biết. Nhưng đến giờ, khi mình không được chia phần, họ mới tiết lộ, kể cả chuyện giang hồ ra mặt đòi quyền lợi cho họ.

Thời điểm đó trên địa bàn Đại Lộc tình hình ANTT rất phức tạp, bởi có nhiều nhóm giang hồ đến xin đểu các phu trầm, mỗi lần như thế người trúng kỳ nam phải bỏ ra vài triệu đồng để được yên thân. Đó là lý do mà những phu trầm ở Đại Lộc rất kín tiếng mỗi khi được lộc rừng, thường cửa đóng then cài hoặc đến địa phương khác lánh nạn một thời gian. Tuy nhiên, các nhóm giang hồ vẫn đánh hơi được và gây sức ép để lấy tiền. Anh Hai kể, trong chuyến đi đầu tiên, khi được chia gần 1 tỷ đồng, mỗi người trong nhóm đã trích 5 triệu đồng để mua sự bình yên vì bị giang hồ uy hiếp.

Nhưng đó chỉ là phần mở đầu cho câu chuyện ăn chặn tiền của phu trầm. Khi biết tin của nhóm người đi sau do Hoàng dẫn đầu kiếm được cả trăm tỷ đồng từ rừng Gộp Ngà (Khánh Sơn - Khánh Hòa), nhiều nhóm giang hồ về đây xin đểu hoặc làm bảo kê. Để gây sức ép, các nhóm này thường tìm đến nhà người trúng trầm vào ban đêm, tổ chức ăn nhậu hoặc chạy xe ầm ĩ trong làng. Đã có trường hợp chúng ném bom xăng vào nhà người dân để uy hiếp. Trong đó, nhóm do Thái Salem - một dân anh chị có tiếng ở Đại Lộc là hoạt động mạnh nhất.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Thái Salem đã lân la hỏi chuyện và biết nhóm ông Nhuấn không được chia tiền nên nói giọng nhân nghĩa: “Tôi sẽ đòi công bằng cho các anh”. Từ cái cớ đó, nhóm của Thái Salem liên tục gây sức ép để Hoàng phải đưa tiền. Nhà của Hoàng nằm trong một con kiệt nhỏ ở thôn An Định (xã Đại Đồng), thế nên Thái Salem đã cho dựng một túp lều án phía trước kiệt, hằng ngày cho đàn em đến đó ăn nhậu.

Trước những uy hiếp của nhóm Thái Salem, Hoàng đã buộc phải chia tiền cho những người trong nhóm phát hiện có kỳ nam ở rừng Gộp Ngà. Trong giấy chia tiền được ghi vào ngày 3-11-2012, Hoàng viết rõ: “Chúng tôi cùng đi núi với nhau, cùng có chút lộc, sau đó anh em cùng về nhà. Sau này tôi đi lại chỗ cũ tìm kỳ nam nhưng không nói với anh em, tôi thấy việc tôi làm là không đúng. Nay tôi chia lại cho 3 anh Nhuấn, Hai và Thịnh số tiền 7 tỷ đồng”.

Gia đình ông Nhuấn, anh Hai, anh Thịnh rất vui khi nhận được số tiền đó vì chẳng nghĩ Hoàng sẽ chia phần cho mình, nhưng mà niềm vui đó chẳng kéo dài lâu khi mà nhóm của Thái Salem đã ăn chặn 4 tỷ đồng. Trong đơn khiếu nại gửi đến Báo Công an TP Đà Nẵng, ông Nhuấn viết: “Sau khi nhận được 7 tỷ đồng, chúng tôi bị giang hồ đưa dao vào cổ lấy 4 tỷ đồng, chỉ còn lại 3 tỷ đồng chia nhau”.

Hỏi sao lúc đó không báo sự việc với lực lượng CA, anh Võ Hai nói: “Chúng tôi không nghĩ sẽ được chia phần nên nhận được 3 tỷ đồng cũng vui rồi. Với lại không có họ (nhóm Thái Salem) thì chưa chắc tôi nhận được số tiền đó”. Với suy nghĩ đó nên ông Nhuấn, anh Hai và anh Thịnh đã không tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản của nhóm Thái Salem. Khi CAH Đại Lộc nắm được thông tin, tiến hành điều tra đã gặp nhiều khó khăn.

Phải mất nhiều thời gian CAH Đại Lộc mới ổn định được tình hình ANTT khi các nhóm giang hồ về đây xin đểu phu trầm. Đã có trường hợp các đối tượng này chống trả và uy hiếp lực lượng CA và Xã đội. Điển hình là vụ đối tượng Lê Ngọc Tuấn (trú thôn Hà Nha, xã Đại Đồng) đã xông vào trụ sở UBND xã Đại Đồng để hành hung xã đội trưởng vì ngăn nhóm của y xin tiền của các phu trầm. Sở dĩ những đối tượng này liều lĩnh như vậy cũng bởi chúng muốn kiếm chút lộc từ số tiền trăm tỷ đồng mà các phu trầm sở hữu. Vào năm 2012, khi hay tin Hoàng biết địa điểm có kỳ nam ở núi Gộp Ngà (Khánh Hòa), nhóm của Nguyễn Văn Quý (có biệt danh là Quý năm ghe, trú xã Đại Đồng) và đàn em là Nguyễn Văn Nhựt đã tìm đến nhà Hoàng.

Đơn khiếu nại, tố cáo hành vi ăn chặn tiền của băng giang hồ của các phu trầm huyện Đại Lộc.
 Đơn khiếu nại, tố cáo hành vi ăn chặn tiền của băng giang hồ của các phu trầm huyện Đại Lộc.

Tuy nhiên, không như những nhóm khác, Quý không xin tiền mà chỉ yêu cầu Hoàng dẫn mình vào núi Gộp Ngà để mót sái. Biết Quý thuộc loại có số má nên anh Hoàng chẳng dám từ chối nhưng cũng chẳng dại tiết lộ kho báu thế nên ỡm ờ cho qua chuyện. Nhưng rồi bị nhóm Quý uy hiếp liên tục nên anh Hoàng đã định ra một ngày để dẫn Quý đến núi Gộp Ngà. Hí hửng với viễn cảnh chuẩn bị kiếm được tiền tỷ trong tay, nhóm của Quý về đóng gói đồ đạc, chuẩn bị lên đường.

Tuy nhiên đến ngày đó, Hoàng lại đổi ý không đi nữa và nhờ Võ Văn Lộc (trú xã Đại Nghĩa) - một đối tượng có số má khác đứng ra bảo kê. Bực tức, Quý và Nhựt tìm Hoàng để hỏi vì sao không dẫn đi thì đụng độ với Lộc. Hai bên cự cãi với nhau một lúc thì Quý và Nhựt hợp sức đánh và chém Lộc bị thương tích 18%. Vụ việc sau đó đã được CAH Đại Lộc điều tra làm rõ, Quý và Nhựt bị tòa tuyên mỗi bị cáo 15 tháng tù.

Cũng vì câu chuyện này mà Hoàng đã âm thầm rời khỏi thôn An Định, không tiếp tục cùng ông Nhuấn, Hai, Em, Thịnh, Huy đi vào chỗ cũ tìm kỳ nam mặc dù cả nhóm đã định được ngày tốt lên đường. Bà Thanh (vợ ông Nguyễn Nhuấn) bức xúc cho biết: “Do xảy ra việc đánh nhau gây thương tích nên Hoàng không về nhà ở làng An Định và kế hoạch lên đường của cả nhóm cũng bị hoãn.

Thấy vậy tôi có nói với chồng là coi chừng thằng Hoàng nó âm thầm đi một mình là hỏng việc nhưng mọi người không tin. Bởi thời điểm này, thằng Huy là em ruột Hoàng và thằng Em là bà con thân thích của Hoàng cũng đang ở nhà. Mọi người cứ đinh ninh khi vụ việc lắng xuống sẽ tiếp tục đi vào chỗ cũ tìm kỳ nam, nào ngờ Hoàng đã âm thầm ra tay một mình”.

Không chỉ làng An Định, trước đó (tháng 6-2011), làng Nghĩa Tây (xã Đại Nghĩa, H. Đại Lộc) trúng kỳ nam được hàng trăm tỷ đồng, nhiều nhóm giang hồ đến quấy rối để xin đểu. Hầu như ngày nào cũng có cả chục nhóm giang hồ tứ xứ, nhiều tên xăm trổ đầy mình, đến xin tiền mà không cho thì hăm dọa phá nhà cửa hoặc bắt cóc con cái. Các nhóm này chỉ giải tán khi CAH Đại Lộc xuất hiện, bắn 2 phát súng chỉ thiên cảnh cáo. Những câu chuyện như vậy không phải là lần đầu xảy ra, mỗi khi các làng trầm hương ở Đại Lộc rộ lên tin có người trúng trầm. Sự nhúng tay của các nhóm xin đểu, bảo kê càng khiến công việc những phu trầm khó khăn, nguy hiểm hơn.

Đại gia Việt gây choáng với dị cây tiền tỷ

(Kiến Thức) - Thuộc hàng cây quý, dáng siêu đẹp và cũng siêu đắt đỏ ở mức hàng tỷ đồng, nhiều đại gia Việt đang chứng tỏ độ chịu chơi "khác người" của mình.

Cây quý, thế siêu đẹp

Nếu như thời xưa, người chơi cây cảnh chỉ để thỏa mãn thú chơi thanh nhàn thì nay nhiều người tậu cây cảnh để thể hiện đẳng cấp, khẳng định tên tuổi. Nhiều đại gia cũng quyết tậu cho mình những cây cảnh độc đáo không chỉ là những loại cây quý mà còn sở hữu hình dáng cực đẹp với tuổi thọ lên tới trăm năm.
Các loại cây như: sanh, tùng, si, đa, đề, du... được khá nhiều đại gia lựa chọn để bổ sung cho vườn cảnh của mình, bởi lẽ những loại cây này thường có tuổi thọ cao, dáng độc. Vị đại gia ở TP Phủ Lý (Hà Nam) - chủ nhân tòa lâu đài Tổng Hải Sơn nổi tiếng đang sở hữu hàng chục cây cảnh tiền tỷ trong khuôn viên vườn của mình. Phần lớn chúng đều thuộc hàng cây quý có gia phả, được truyền thừa qua nhiều thế hệ khác nhau và tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng.
Nếu về làng Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội, nhiều người không khỏi ngạc nhiên về một vườn cây cảnh hơn 1.000 cây của đại gia Nguyễn Văn Chí. Anh Chí cho biết, phải thực sự có niềm đam mê với cây cảnh thì mới có thể định giá được các loại cây. Tính sơ sơ, vườn cảnh của anh Chí có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng với đủ các loại cây quý.
Nhiều đại gia như Q. "khủng" (ở TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) hay Toàn "đô la" (ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cũng đang nắm trong tay nhiều cây cổ tùng tiền tỷ. Dư luận cũng từng xôn xao về dinh thự lớn nhất Trà Vinh của đại gia Trầm Bê với vườn tùng cảnh trị giá trăm tỷ đồng.
Cây cảnh tiền tỷ trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn.
Cây cảnh tiền tỷ trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn. 
Anh Nguyễn Văn Chí bên cây cảnh mua với giá 6 tỷ đồng.
 Anh Nguyễn Văn Chí bên cây cảnh mua với giá 6 tỷ đồng.
Xung quanh ngôi biệt thự của Trầm Bê là vườn tùng cảnh trị giá hàng trăm tỷ đồng.
 Xung quanh ngôi biệt thự của Trầm Bê là vườn tùng cảnh trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Gỗ mục, cao niên

Không chỉ bỏ tiền để sở hữu những gốc cây tươi xanh hàng tỷ đồng, nhiều đại gia còn săn lùng những gốc cây "mục" tiền tỷ.
Gốc cây khô "hóa lũa độc nhất vô nhị" của anh Nguyễn Phi Hùng (ngụ tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) có độ dài hơn 4 m, cao gần 2,5 m, rộng khoảng 1,2 m được nhiều người trả giá tới gần 1 tỷ đồng nhưng anh vẫn không bán. Anh Hùng kể, năm 2002, khi anh thuê máy xúc đào ao trong vườn cà phê để lấy nước tưới và kết hợp thả cá thì vướng phải gốc cây và phải mất rất nhiều thời gian để đưa gốc cây này lên. Anh Hùng vứt chỏng chơ gốc cây này 8 năm trời. Đến năm 2012, sau một thời gian để "lộ thiên", anh mới phát hiện ra vẻ độc đáo nên đưa về nhà chưng chơi.
Cũng giống như anh Hùng, anh Trần Xuân Cường (trú phường Hội Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), một người đam mê hàng mỹ nghệ đang sở hữu gốc trắc với đường kính trên 2 m; trọng lượng 2 tấn, chiều cao 1,5 m. Gốc trắc khủng này từng được một doanh nhân ở TP HCM trả giá 2 tỷ đồng song chủ nhân chưa muốn bán.
Ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Công Đức cũng được biết đến là người đang sở hữu bộ lũa gù hương lớn nhất, độc nhất, quý nhất Việt Nam. Gốc cây này thuộc hàng cụ kỵ, đường kính tới 7 m, tuổi thọ khoảng 3.000 - 4.000 năm, là loài gỗ cực quý, làm lũa cực đẹp lại không bị thủng ở giữa gốc. Với cái giá 130.000 USD (tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng) cho cái gốc cây ông "nhặt" được, song ông Đức vẫn từ chối.
Gốc cây tiền tỷ của anh Nguyễn Phi Hùng.
 Gốc cây tiền tỷ của anh Nguyễn Phi Hùng.
Gốc cây hàng độc của ông Nguyễn Công Đức.
 Gốc cây hàng độc của ông Nguyễn Công Đức. 

Gốc cây hóa thạch hàng "khủng"

Xem dân Hà Nội cố thủ trong nhà nhếch nhác chờ “thời“

(Kiến Thức) - Không ai ngờ, ngay giữa trung tâm Hà Nội mà người dân phải sống chui rúc trong những ngôi nhà nhếch nhác, ẩm thấp ròng rã nhiều năm trời.

Ít ai biết rằng, đã nhiều năm nay, người dân sống ở ngõ 552 Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) không dám xây dựng, sửa chữa hay nâng cấp nhà cửa, khiến nhiều ngôi nhà bị xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính là khu đất họ ở thuộc dạng phải giải tỏa cho dự án đường vành đai 2 đoạn đường Trường Chinh nối Ngã Tư Vọng với Ngã Tư Sở.

Ít ai biết rằng, đã nhiều năm nay, người dân sống ở ngõ 552 Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) không dám xây dựng, sửa chữa hay nâng cấp nhà cửa, khiến nhiều ngôi nhà bị xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính là khu đất họ ở thuộc dạng phải giải tỏa cho dự án đường vành đai 2 đoạn đường Trường Chinh nối Ngã Tư Vọng với Ngã Tư Sở.

Trong thời gian chờ đợi giải phóng mặt bằng và đền bù kéo dài nhiều năm trời, người dân ở đây phải sống chui rúc trong những ngôi nhà cũ kỹ, lụp xụp, ẩm thấp mà không thể xây dựng, sửa chữa.
 

Trong thời gian chờ đợi giải phóng mặt bằng và đền bù kéo dài nhiều năm trời, người dân ở đây  phải sống chui rúc trong những ngôi nhà cũ kỹ, lụp xụp, ẩm thấp mà không thể xây dựng, sửa chữa.

Hầu hết những bức tường đều nứt lở, rêu phong phủ đầy và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Hầu hết những bức tường đều nứt lở, rêu phong phủ đầy và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Không ai nghĩ rằng những ngôi nhà thế này lại nằm giữa trung tâm Hà Nội.
Không ai nghĩ rằng những ngôi nhà thế này lại nằm giữa trung tâm Hà Nội.
Nhiều chủ nhà cho biết: "Từ nhiều năm nay, chúng tôi không dám xây sửa nhà cửa vì vừa tốn kém lại vừa chẳng biết lúc nào nhà bị giải tỏa".
Nhiều chủ nhà cho biết: "Từ nhiều năm nay, chúng tôi không dám xây sửa nhà cửa vì vừa tốn kém lại vừa chẳng biết lúc nào nhà bị giải tỏa".
Cũng không ít chủ nhà phải chuyển đi nơi khác vì không dám ở trong những ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng...
  Cũng không ít chủ nhà phải chuyển đi nơi khác vì không dám ở trong những

 ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng...

... Họ để nhà lại cho người khác thuê. Trong ảnh là một ngôi nhà được những người thu mua phế liệu thuê để ở và chứa phế liệu.
... Họ để nhà lại cho người khác thuê. Trong ảnh là một ngôi nhà được những người thu mua phế liệu  thuê để ở và chứa phế liệu.
Địa điểm này gần với nhiều trường Đại học nên nhiều sinh viên cũng đến thuê ở để tiện cho việc đi lại và học tập.
 

Địa điểm này gần với nhiều trường Đại học nên nhiều sinh viên cũng đến thuê ở để tiện cho việc đi lại và học tập.

Một sinh viên trường Đại học Công đoàn cho biết: Em chuyển về đây ở gần 2 năm rồi, tuy nhà cũ kỹ, nhìn đã thấy sợ nhưng giá thuê phòng vừa rẻ lại vừa gần trung tâm nên em cũng cố ở đến khi ra trường.

Một sinh viên trường Đại học Công đoàn cho biết: Em chuyển về đây ở gần 2 năm rồi, tuy nhà cũ kỹ, nhìn đã thấy sợ nhưng giá thuê phòng vừa rẻ lại vừa gần trung tâm nên em cũng cố ở đến khi ra trường.

Được biết, giá thuê phòng ở đây chỉ từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu đồng/ phòng/tháng (tùy vào diện tích) và nếu thuê 1 căn nhà khoảng 35 - 40 m2 cũng chỉ có 6 triệu đồng/tháng.

Được biết, giá thuê phòng ở đây chỉ từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu đồng/ phòng/tháng (tùy vào diện tích) và nếu thuê 1 căn nhà khoảng 35 - 40 m2 cũng chỉ có 6 triệu đồng/tháng. 

Công viên đô thị lớn nhất VN vắng như chùa Bà Đanh

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam, công viên xanh lớn nhất Hà Nội, dù miễn phí vé vào nhưng Công viên Yên Sở vẫn vắng khách.

Với diện tích 323 ha phủ cây xanh, mặt hồ và các tiện ích khác, Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia được mệnh danh là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam, lá phổi xanh lớn nhất Thủ đô. Tuy được mở cửa miễn phí để đón khách từ ngày 4/4 nhưng tới nay, khách đến với công viên này không nhiều.
 Với diện tích 323 ha phủ cây xanh, mặt hồ và các tiện ích khác, Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia được mệnh danh là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam, lá phổi xanh lớn nhất Thủ đô. Tuy được mở cửa miễn phí để đón khách từ ngày 4/4 nhưng tới nay, khách đến với công viên này không nhiều.
Được đầu tư tới 2 tỷ USD, với mục tiêu là xây dựng một công viên công cộng đẳng cấp quốc tế có khu trường học, khu triển lãm và khu bảo tồn văn hóa, khu trung tâm thương mại, nhà triển lãm nghệ thuật, nhà thuyền, rạp hát ngoài trời, vườn mê cung, làng văn hóa và nhiều cảnh quan khác.
Được đầu tư tới 2 tỷ USD, với mục tiêu là xây dựng một công viên công cộng đẳng cấp quốc tế có khu trường học, khu triển lãm và khu bảo tồn văn hóa, khu trung tâm thương mại, nhà triển lãm nghệ thuật, nhà thuyền, rạp hát ngoài trời, vườn mê cung, làng văn hóa và nhiều cảnh quan khác. 
Công viên Yên Sở cũng từng giành Giải thưởng cao quý về thiết kế kiến trúc cảnh quan năm 2011 do Viện Kiến trúc cảnh quan Malaysia (ILAM) trao tặng. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa đủ sức hấp dẫn khách tham quan.
 Công viên Yên Sở cũng từng giành Giải thưởng cao quý về thiết kế kiến trúc cảnh quan năm 2011 do Viện Kiến trúc cảnh quan Malaysia (ILAM) trao tặng. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa đủ sức hấp dẫn khách tham quan.  
Đến với công viên Yên Sở vào một ngày nắng đẹp nhưng lượng khách chỉ vẻn vẹn đếm trên đầu ngón tay. Cả một không gian rộng lớn xanh ngát với những lối đi nên thơ nhưng vắng bóng người. Lối đi bộ dài khoảng 4 km cũng khiến khách tham quan nản lòng.
 Đến với công viên Yên Sở vào một ngày nắng đẹp nhưng lượng khách chỉ vẻn vẹn đếm trên đầu ngón tay. Cả một không gian rộng lớn xanh ngát với những lối đi nên thơ nhưng vắng bóng người. Lối đi bộ dài khoảng 4 km cũng khiến khách tham quan nản lòng.
Chị Nguyễn Thu (sinh viên Đại học Thăng Long) cho biết, đây là lần đầu tiên chị đến Công viên Yên Sở vì nghe nói công viên rộng và đẹp. Nhưng đến đây thì chị thất vọng vì "công viên gì vắng như chùa Bà Đanh". Ảnh: Những vị khách hiếm hoi dạo chơi ở công viên này.
  Chị Nguyễn Thu (sinh viên Đại học Thăng Long) cho biết, đây là lần đầu tiên chị đến Công viên Yên Sở vì nghe nói công viên rộng và đẹp. Nhưng đến đây thì chị thất vọng vì "công viên gì vắng như chùa Bà Đanh". Ảnh: Những vị khách hiếm hoi dạo chơi ở công viên này.
Có lẽ những người mà du khách bắt gặp nhiều nhất ở đây là nhân viên vệ sinh và nhân viên an ninh. Bà Hồng, công nhân vệ sinh ở đây cho hay, ngày thường thì công viên dường như chỉ toàn nhân viên, khách lèo tèo vài người thôi. May chăng cuối tuần thì lượng khách đến đông hơn nhưng cùng lắm cũng chỉ vài chục người.
Có lẽ những người mà du khách bắt gặp nhiều nhất ở đây là nhân viên vệ sinh và nhân viên an ninh. Bà Hồng, công nhân vệ sinh ở đây cho hay, ngày thường thì công viên dường như chỉ toàn nhân viên, khách lèo tèo vài người thôi. May chăng cuối tuần thì lượng khách đến đông hơn nhưng cùng lắm cũng chỉ vài chục người.
Rác chất thành đống hay nằm la liệt trên đường đi là tình trạng thường thấy trong công viên được quảng bá là sạch đẹp này.
 Rác chất thành đống hay nằm la liệt trên đường đi là tình trạng thường thấy trong công viên được quảng bá là sạch đẹp này.
Dù Công ty Gamuda Land Việt Nam (thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia) đã cố gắng làm sạch nước tại các hồ trong công viên nhưng mùi hôi và rác thải ở đây vẫn làm du khách khó chịu.
Dù Công ty Gamuda Land Việt Nam (thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia) đã cố gắng làm sạch nước tại các hồ trong công viên nhưng mùi hôi và rác thải ở đây vẫn làm du khách khó chịu.
Theo một nhân viên bảo vệ tại Công viên Yên Sở, công viên mới chỉ hoàn thiện về hạ tầng chứ chưa có một dịch vụ nào hết. Các ngôi nhà chức năng ở đây mới hoàn thiện bên ngoài, nhìn đẹp vậy chứ bên trong chưa có bất cứ nội thất nào. Tuy nhiên, bảo vệ thường ngày vẫn phải "canh gác" những ngôi nhà này.
Theo một nhân viên bảo vệ tại Công viên Yên Sở, công viên mới chỉ hoàn thiện về hạ tầng chứ chưa có một dịch vụ nào hết. Các ngôi nhà chức năng ở đây mới hoàn thiện bên ngoài, nhìn đẹp vậy chứ bên trong chưa có bất cứ nội thất nào. Tuy nhiên, bảo vệ thường ngày vẫn phải "canh gác" những ngôi nhà này. 
Các dãy nhà dịch vụ hoặc dựng biển "khu vực không phận sự cấm vào" hoặc chăng dây cảnh báo. Dịch vụ chưa được khai thác cũng khiến du khách ít ngó ngàng đến công viên này.
 Các dãy nhà dịch vụ hoặc dựng biển "khu vực không phận sự cấm vào" hoặc chăng dây cảnh báo. Dịch vụ chưa được khai thác cũng khiến du khách ít ngó ngàng đến công viên này.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.