Những bí ẩn trong lăng mộ nữ hoàng Võ Tắc Thiên

Trong mộ nữ hoàng Võ Tắc Thiên Càn Lăng, có 103 tượng đá, trong đó 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa.

Những bí ẩn trong lăng mộ nữ hoàng Võ Tắc Thiên
Đường vào ngôi mộ của Võ Tắc Thiên.
 Đường vào ngôi mộ của Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên (624-705) tên thật là Võ Chiếu, vốn là tì thiếp của hoàng đế Đường Thái Tông. Đường Thái Tông qua đời, bà trở thành phi tần của Đường Cao Tông, tức con của Đường Thái Tông. Sủng ái vợ, vị vua này đã đưa bà lên làm hoàng hậu.
Chồng qua đời, bà nắm quyền bính. Tuy đương thời chỉ trích việc làm vợ của cả bố lẫn con, lại hoang dâm vô độ, nhưng bà thực sự là người tài. Bà biết sử dụng nhân tài, khiến đất nước Trung Hoa thịnh trị trong suốt 16 năm cầm quyền của bà.
Hình ảnh Võ Tắc Thiên trong phim.
Hình ảnh Võ Tắc Thiên trong phim.  
Sau khi chết, Võ Tắc Thiên cùng chồng là hoàng đế Đường Cao Tông được an táng trong Càn Lăng (thuộc tỉnh Thiểm Tây, thuộc tây bắc Trung Quốc). Đây là lăng mộ còn nguyên vẹn trong thời gian dài do kiến trúc chắc chắn. Nhìn từ xa, lăng mộ khổng lồ gồm dải núi như người đàn bà nằm ngủ.
Trong Càn Lăng, được bố trí bởi 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa. Điều đáng chú ý là 61 tượng các bộ tộc đều mất đầu bởi những nhát chém. Dù nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân của hành động này.
Đi sâu vào lăng mộ Võ Tắc Thiên là tấm bia khổng lồ vô tự với chiều dài 7,5m, nặng hơn 100 tấn. Xung quanh có 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường. Trên con đường khắc một con tuấn mã và một con sư tử.
Để giải thích về việc này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do công đức của bà quá lớn nên không thể diễn tả hết. Thế nhưng, một số ý kiến lại cho rằng do bà là người phụ nữ tài năng, lại lắm tật xấu nên không thống nhất được công và tội. Do đó, trên bia mộ không ghi chữ.
Những bức tượng bị chặt đầu trong ngôi mộ.
Những bức tượng bị chặt đầu trong ngôi mộ. 
Tháng 7/1971, phi thuyền Apollo của Mỹ khi bay vào quỹ đạo mặt trăng đã chụp được những đốm đen ở cao nguyên Vị Bắc. Có tới 20 điểm mà vệ tinh Mỹ chụp được, nghi vấn là cơ sở bí mật sản xuất bom nguyên tử.
Qua tìm hiểu, những đốm đen đấy lại chính là những ngôi mộ thời Hán - Đường. Đốm đen rõ nhất là ngôi mộ Càn Lăng nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên. Họ đặt ra nhiều nghi vấn về khối tài sản khổng lồ trong ngôi mộ này.
Theo một số nhà nghiên cứu, lăng mộ được xây dựng bởi 2,3 triệu mét khối đất đá. Lăng có 2 vòng thành bao bọc. Vòng thành trong dài 5km. Lăng mộ có tới 387 phòng lộng lẫy, gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ cung. Với vật liệu kiên cố nên ngôi mộ cổ qua nhiều năm vẫn không bị bọn trộm đột nhập trộm tài sản.
Ngoài ra, người dân còn truyền miệng sẽ có kết cục chết chóc nếu kẻ nào dám đụng vào ngôi mộ của Càn Lăng. Cụ thể, vào đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một vị quan lớn, đã huy động binh sĩ đào hơn 10 lăng mộ nhà Đường, thu được cả núi châu báu, giàu có không kể xiết.
Sau đó, ông đã huy động hơn 2 vạn người để khai quật Càn Lăng. Quá trình đào bới khiến nhiều người chết, bệnh tật, mưa gió và sét đánh suốt ngày nên lo sợ phải dừng lại.
Ngôi mộ vô tự của Võ Tắc Thiên.
 Ngôi mộ vô tự của Võ Tắc Thiên. 
Nói về số tài sản trong Càn Lăng, giáo sư Lưu Hận Tân cho biết, triều Đường phát triển cực thịnh nên các đấng quân vương sinh hoạt xa xỉ nên đa số các lăng mộ của hoàng đế sẽ táng theo của cải nhiều hơn, có giá trị hơn thời Hán. Ngoài ra, quan tài đạt Càn lăng có thể tích 5.000 mét khối, thì phải có tới 800 tấn châu báu, của cải.
Những bí ẩn trong Càn Lăng được các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều giả thiết khác nhau. Trong đó, họ tò mò về khối tài sản khổng lồ được an táng cùng nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, sự thật thì vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng vì ngôi mộ chưa được khai quật.

Sự thật ít biết về cung nữ trong hậu cung nhà Đường

(Kiến Thức) - Tuổi thanh xuân của hàng vạn cung nữ lặng lẽ trôi trong lãng quên của người đời, nhan sắc mờ phai theo năm tháng, khi chết cũng không mộ chí. 

Sự thật ít biết về cung nữ trong hậu cung nhà Đường

Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong
Nhắc đến hậu cung người ta thường nghĩ đến nơi có đến 3 ngàn giai nhân, nhưng trên thực tế cung nữ ở hậu cung còn vượt xa con số đó. Trong “Tùy thư” có ghi chép thời Tùy Dương đế số lượng cung nữ có đến 100 nghìn người.    
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-2
Đến đầu triều Đường quốc lực nghèo nàn, nhằm vỗ về lòng dân, tiết kiệm chi tiêu, Đường Cao Tông Lý Uyên đã từng hạ chiếu giải phóng hàng nghìn cung nữ trong hậu cung. Đến đời Đường Thái Tông số cung nữ trong hậu cung vẫn lên đến con số hàng vạn. Triều Đường Huyền Tông số cung nữ từng lên đến 60 nghìn người. Với số lượng hùng hậu như thế cuộc sống của các cung nữ trong hậu cung thế nào? 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-3
Căn cứ vào địa vị của cung nữ, thời nhà Đường chia cung nữ thành hai loại: Thứ nhất là nữ quan có phẩm cấp, số còn lại chiếm phần lớn đều là cung nữ bình thường không có phẩm cấp. Những nữ quan được gọi là “cung quan”, ngoài cấp quản lý cao như hoàng hậu và các phi tần thì họ chính là người thuộc tầng lớp có đẳng cấp tương đối cao trong chốn hậu cung.   
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-4
Nhằm duy trì hoạt động bình thường với hàng vạn cung nữ ở hậu cung giai cấp thống trị đã định ra một hệ thống quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Theo giáo sư Giả Chí Cương chuyên gia nghiên cứu lịch sử nhà Đường trường Đại học Tây Bắc đã chỉ ra: “Hậu đình” của nhà Đường là mô phỏng kiến trúc của “Tiền đình”, cung nữ trong “hậu đình” cũng chia thành 9 cấp quan viên ở “Tiền đình”. Nhất phẩm đến ngũ phẩm cơ bản đều là phi tần của hoàng thượng. Một số nữ quan có uy quyền cao, lai lịch quyền quý mới có thể được ngũ phẩm. Lục phẩm đến cửu phẩm tức là các cấp nữ quan bình thường trong cung.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-5
Vào cuối nhà Đường chế độ đẳng cấp của hậu cung tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn giữ như cũ. Công việc của các cung nữ được phân công rất rõ ràng và chi tiết. Những nữ quan có phẩm cấp chiếm một số lượng rất nhỏ số cung nữ trong chốn hậu cung. Còn lại đều là những cung nữ bình thường phải lao động chân tay rất vất vả, rất ít khi cho cơ hội tiếp xúc với những phi tần có đẳng cấp cao và càng không có cơ duyên được diện kiến hoàng thượng. Thậm chí những cung nữ này sau khi chết cũng không có mộ chí, cho nên cuộc sống của họ không ai biết tới. 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-6
Việc cung nữ nhập cung bằng hình thức nào sẽ quyết định địa vị của họ trong hậu cung. Phần lớn các cung nữ đều từ nhân gian, được tuyển vào cung những người có xuất thân từ con nhà tử tế, phẩm chất đạo đức tốt sẽ có cơ hội được tấn phong làm nữ quan trong cung. Còn lại thì do bản thân hoặc người nhà phạm tội mà bị bắt vào cung thì địa vị của họ thấp kém nhất, thường phải làm những việc như thêu thùa, may vá, giặt giũ, nấu nướng... 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-7
Ngoài ra có một số ít các cung nữ là do các nước phụ thuộc, quan lại địa phương hoặc công chúa tiến hiến nhập cung, những người này đương nhiên sẽ có những tài hoa đặc biệt, dễ dàng nhận được sự chú ý của hoàng thượng và thường được tấn phong làm phi tần, nhưng họ cũng thường là gian tế ở bên hoàng thượng cho những người đã tiến hiến họ. 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-8
Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các cung nữ là phục vụ hoàng thượng và đám hậu phi. Để thỏa mãn được những nhu cầu về một cuộc sống an nhàn, xa xỉ cho đám chủ nhân thì phạm vi công việc của họ gồm chăm lo ăn, ở, quần áo, đi lại. 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-9
Ngoài ra còn phải có một bộ phận cung nữ lo biểu diễn ca kĩ, mua vui. Bất kể là ở bộ phận nào thì công việc của họ vô cùng vất vả, thường xuyên bị mắng chửi hay đánh đập, thậm chí chỉ cần sơ ý làm phật ý chủ nhân là có thể bị phạt tội.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-10
Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao. Trong đó có Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng trong lịch sử, một cánh tay phải đắc lực trợ giúp Võ Tắc Thiên.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-11
Hậu cung cũng tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cung nữ nhằm điều tiết cuộc sống vốn khô khan, vất vả của họ. Họ có thể giả trai để tham gia đội Mã cầu (cưỡi ngựa chơi bóng) hay đội Xúc Cúc (đá cầu). Ngoài ra còn có một hoạt động là “tham quân hí” tương đương như tấu hài ngày nay.   
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-12
Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi, đa phần cung nữ bị hạn chế trong “dịch đình” trong cung Trường An, trừ phi có nhiệm vụ đặc biệt hoặc khi không còn là cung nữ họ mới được bước chân ra khỏi cung còn không cứ sống lặng lẽ trong quên lãng cho đến khi chết. Ở triều Đường cũng thường xuyên có những trường hợp cung nữ “xuất cung” như gặp thiên tai hoặc hoàng đế mới kế vị thường sẽ giải phóng tự do một bộ phận cung nữ. Thời Đường việc giải phóng cung nữ phụ thuộc vào hứng của hoàng thượng, nếu hoàng thượng thương cảm cho thân phận của cung nữ thì sẽ rất nhiều cung nữ được “xuất cung”.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-13
Việc được “xuất cung” đó chính là hạnh phúc của các cung nữ, có người sẽ xuất giá, có một số người trở về phụng dưỡng cha mẹ còn rất nhiều người không có nhà mà về đành lưu lạc chốn nhân gian nên có rất nhiều cung nữ đã trở thành vợ bé sống kiếp tầm gửi nơi những kẻ giàu có háo sắc, nhưng dù sống thế nào thì cuối cùng họ đã được hưởng tự do đích thực.  

Ảnh độc lạ về địa điểm lịch sử ngày ấy bây giờ

(Kiến Thức) - Đây là chùm ảnh thú vị về những địa điểm lịch sử ngày ấy bây giờ được đăng tải trên trang Sina, Trung Quốc. 

Ảnh độc lạ về địa điểm lịch sử ngày ấy bây giờ
Anh doc la ve dia diem lich su ngay ay bay gio
 Đây là chùm ảnh thú vị về những địa điểm lịch sử ngày ấy bây giờ. Địa điểm trong ảnh là London. Vào năm 1915, binh sĩ Anh và Đức đang kiểm tra chiến lợi phẩm, còn hiện tại dòng người đang thả bộ trên phố trong cảnh thanh bình.

Góc nhìn thú vị về Thụy Điển đầu thế kỷ 20

(Kiến Thức) - Oskar Jarén đã chụp được nhiều bức ảnh thú vị Thụy Điển đầu thế kỷ 20, trong đó có cuộc sống đời thường thanh bình của người dân.

Góc nhìn thú vị về Thụy Điển đầu thế kỷ 20
Goc nhin thu vi ve Thuy Dien dau the ky 20
 Những bức ảnh thú vị Thụy Điển đầu thế kỷ 20 đã được Oskar Jarén lưu giữ qua những tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng của mình. Trong ảnh là bé gái ngồi chơi, bên cạnh là ba con cú dễ thương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới