Những bệnh cấm dùng thuốc kháng sinh

Khi bị những bệnh sau, bạn đừng dùng thuốc kháng sinh - hãy lưu ý ngay nhé!

Những bệnh cấm dùng thuốc kháng sinh
Clip cách dùng thuốc kháng sinh:
Khi bị ốm, phương pháp khắc phục đầu tiên bạn thường nghĩ tới là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trên thực tế cách tốt nhất để bạn cảm thấy tốt hơn không phải là các thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này chống lại vi khuẩn, vì vậy nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ vô tác dụng hoặc gây hại.
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu, từ triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc triệu chứng nghiêm trọng hơn như phản ứng dị ứng hoặc bệnh đường ruột.
Kháng sinh cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc, sẽ gây khó khăn khi bạn cần chống lại những bệnh do vi khuẩn thực sự. Một nghiên cứu mới của Anh chỉ ra rằng 13% các thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên đã thất bại trong điều trị bệnh có thể vì nguyên nhân kháng thuốc.
Vì vậy trước khi dùng kháng sinh, hãy chắc chắn là bạn thực sự cần chúng. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến không yêu cầu điều trị bằng kháng sinh:
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Ho
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống dị vật ra khỏi đường thở. Có nghĩa là ho là một phản xạ tốt. Chính vì vậy, nếu dùng thuốc kháng sinh để cắt cơn ho vô tình chúng ta ức chế phản xạ ho tống dị vật. Khiến cho ho không thuyên giảm mà sẽ trầm trọng hơn.
Viêm họng
Viêm họng thường do virus chứ không phải vi khuẩn, có nghĩa kháng sinh vô tác dụng. Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virus là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dùng thuốc chống viêm. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày.
Viêm phế quản cấp
Ho khan, buồn nôn có thể không phải là lý do để bạn dùng kháng sinh, thậm chí nếu bạn đang có rất nhiều đờm, thường là do viêm phế quản cấp.
Khi bị ho ra đờm xanh hoặc vàng, bạn thường lo lắng nhưng đó chính là cách cơ thể làm sạch nhiễm trùng do virus. Nhiễm trùng do vius nghĩa là kháng sinh không có tác dụng. Không nên kê đơn kháng sinh trong trường hợp này, nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 71% những người bị viêm phế quản cấp được kê kháng sinh.
Điều này có thể do bác sĩ sợ bỏ sót trường hợp viêm phổi với một số dấu hiệu tương tự với viêm phế quản nhưng nguyên nhân có thể là do vi khuẩn. Cả hai bệnh này đều có thể có ho nhiều nhưng viêm phế quản thường đi kèm đau họng nhẹ hoặc sổ mũi. Mặt khác, viêm phổi ngoài triệu chứng ho thường có sốt cao hơn, thở ngắn và đau ngực.
Tình trạng ho có thể kéo dài tới 3 tuần với viêm phế quản, bạn thường sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn từ ngày thứ 4, 5. Nếu vẫn thấy tồi tệ, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ nghe phổi để loại trừ viêm phổi. Nếu có bất thường hoặc nếu bạn bị sốt hay mạch đập nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực để chẩn đoán viêm phổi.
Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm phổi, các thuốc kháng sinh sẽ được kê để điều trị. Nhưng nếu chỉ là viêm phế quản, bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm ho đặc biệt là vào buổi tối.
Áp xe da
Áp xe da là một nhiễm trùng gây đau có mủ trên da bạn. Nhiễm trùng này trông giống như mụn, sưng lên, mưng mủ và cũng gây đau. Nhiễm trùng này có thể gây ra bởi vi khuẩn, phổ biến nhất là staph, gồm MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin) trong một số trường hợp, nhưng chúng thực sự không cần thiết phải dùng đến kháng sinh để điều trị.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Jenkin ở Trường Y, ĐH Colorado, Mỹ chỉ ra rằng gần một nửa số trường hợp bị áp xe trong nghiên cứu này có thể được điều trị chỉ bằng dẫn lưu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã kê kháng sinh cho gần 75% số trường hợp.
Dấu hiệu cảnh báo: Dẫn lưu có thể gây đau, điều đó giải thích tại sao một số bệnh nhân muốn dùng thuốc thay thế. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe và dùng dụng cụ để chọc vỡ bọc mủ bên trong. Sau đó, họ đắp gạc lên áp xe để dịch nhiễm trùng tiếp tục thoát ra ngoài. Như vậy là đủ để điều trị những ổ áp xe đơn giản nhất. Đối với các trường hợp phức tạp hơn, bạn phải cần đến kháng sinh, nhất là khi hệ miễn dịch của bạn đã bị tổn thương do bệnh hoặc ổ áp xe tiếp tục mở rộng khiến cho vùng da xung quanh trở nên đỏ hoặc sưng.
Viêm xoang
Hầu hết mọi người đều trải qua thời gian nghẹt mũi và đau vùng mặt do nhiễm trùng xoang. Căn bệnh này chủ yếu do virus gây ra nhưng lại hay được kê thuốc kháng sinh.
Điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng chống viêm để giảm đau, hạ sốt kèm thuốc thông mũi.

Vì uống kháng sinh nên bị suy dinh dưỡng?

(Kiến Thức) - Có phải việc dùng nhiều kháng sinh là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân?

Vì uống kháng sinh nên bị suy dinh dưỡng?
Hỏi: Con trai 3 tuổi, rất lười ăn và thường xuyên ốm vặt. Cháu bị viêm VA, đã tiến hành nạo. Từ khi nạo VA đến giờ, em thấy cháu không lên cân (cứ 12 kg) và dùng thuốc kháng sinh rất nhiều. Xin bác sĩ tư vấn giúp có phải do cháu dùng kháng sinh liên tục nên không tăng cân? Làm sao cho cháu tăng cân? - Huỳnh Quyên Phương (quận 7, TPHCM).
Vi uong khang sinh nen bi suy dinh duong
 

Tự ý dùng kháng sinh, con suýt chết vì viêm màng não

Khi nhập viện, cháu V. đã bị viêm màng não mủ đến ngày thứ 9. Trước đó, bố mẹ bé vẫn tự ý dùng kháng sinh cho con ở nhà. 

Tự ý dùng kháng sinh, con suýt chết vì viêm màng não

Ngày 18/8, trao đổi với phóng viên về diễn biến bệnh của cháu V., 8 tháng tuổi, đến từ Nam Định, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, khi phát hiện, cháu V. đã mắc viêm màng não mủ được 9 ngày. Bệnh nhi V nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc viêm phổi.

Qua lời kể của gia đình, trước khi nhập viện, cha mẹ bệnh nhi đã tự ý cho dùng kháng sinh. Khi vào viện, triệu chứng của cháu V rất giống với bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, bệnh nhi không những không có dấu hiệu phục hồi mà còn diễn biến nặng hơn, với triệu chứng sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao.

Do vậy, các bác sĩ đã quyết định chọc não tủy. Kết quả cho thấy cháu V bị viêm màng não mủ, mức độ rất nặng.

Các bác sĩ cho biết, theo y văn thế giới, bệnh nhân viêm màng não mủ nếu phát hiện sớm trước 3 ngày, khả năng chữa khỏi gần như hoàn toàn, song nếu phát hiện bệnh từ sau 3 tới 7 ngày, khả năng để lại di chứng tổn thương thần kinh.

Đối với bệnh nhi V, mặc dù phát hiện bệnh 9 ngày, nhờ phương pháp điều trị tiến bộ, đến thời điểm hiện tại bệnh nhi V đã phục hồi hoàn toàn.

Tu y dung khang sinh, con suyt chet vi viem mang nao
 Bác sĩ thăm khám lại cho cháu V.

Qua ca bệnh này, bác sĩ Dũng cảnh báo: Hiện tình trạng lạm dụng kháng sinh đã diễn ra phổ biến ở người dân. Tỉ lệ phụ huynh tự ý sử dụng kháng sinh chiếm tới hơn 90%. Nhiều phụ huynh khi trẻ mắc bệnh đã tự ý ra hiệu thuốc kể triệu chứng bệnh của trẻ, sau đó nhân viên bán thuốc kê cho vài loại kháng sinh về sử dụng.

Bên cạnh đó, hiện người dân thường sử dụng lại đơn của bác sĩ đã kê trước đó, hay học hỏi kinh nghiệm dùng thuốc của hàng xóm, hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn trên mạng Internet.

"Cá biệt, có phụ huynh do lười đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế nên đã tự ý "dùng tạm" kháng sinh để đẩy lùi bệnh cho trẻ, nên đã để lại hậu quả nặng nề", bác sĩ Dũng thông tin.

Bác sĩ Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai - cũng cảnh báo, việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ của phần lớn người dân sẽ khiến việc điều trị bệnh của y, bác sĩ gặp vô vàn khó khăn do vi khuẩn đã kháng thuốc.

Ông Hùng lý giải, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng tràn lan không theo kê đơn của bác sĩ… sẽ khiến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng. Khi đó, sẽ tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng.

Vì vậy, phụ huynh lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc đổi thuốc kháng sinh, hoặc bỏ dùng kháng sinh giữa chừng.

Bệnh viêm màng não đang vào mùa
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang là thời kỳ cao điểm của bệnh viêm màng não. Do thời tiết nắng nóng và chuyển mùa nên trẻ rất dễ mắc bệnh.
Những ngày gần đây, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị viêm màng não. Bệnh viêm màng não do não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém. Bệnh gây 2 bệnh lý chính là viêm màng não mủ và nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm vì có thể gây sốc, tử vong cao.
Để phòng bệnh viêm màng não cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường; chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ hoặc gáy cứng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

Tai họa kinh hoàng bé phải chịu khi hít khói thuốc lá

(Kiến Thức) - Bạn có biết hút thuốc cạnh em bé gây ra những tai họa khủng khiếp nào không? Hãy xem bé gặp phải chuyện gì khi thường xuyên hít khói thuốc lá.

Tai họa kinh hoàng bé phải chịu khi hít khói thuốc lá
Tai họa kinh hoàng bé phải chịu khi hít khói thuóc lá
 Hút thuốc cạnh em bé mang lại rất nhiều hậu quả khủng khiếp. Việc hút thuốc cạnh bà bầu sẽ làm gia tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.