Những bê bối đáng quên nhất tại SEA Games 29

Những bê bối đáng quên nhất tại SEA Games 29

(Kiến Thức) - Mặc dù đã kết thúc, thế nhưng SEA Games 29 vẫn còn đó vô vàn các hạt sạn từ khâu chuẩn bị đến vấn đề chuyên môn.

Sau 17 ngày chính thức tranh tài,  SEA Games 29 đã khép lại, tuy nhiên, sau khi tổng kết kì đại hội này, NHM cũng nhìn ra rất nhiều các bê bối khiến nó không được trở nên trọn vẹn. Đầu tiên đó là sự chuẩn bị thiếu chuyên nghiệp của nước chủ nhà khi họ đã in nhầm quốc kì của một số quốc gia trong đó có Brunei hay Indonesia. Sau đó, chính bộ trưởng thể thao và thanh niên Malaysia ông Khairy Jamaluddin đã phải muối mặt xin lỗi vì sự cố này.
Sau 17 ngày chính thức tranh tài, SEA Games 29 đã khép lại, tuy nhiên, sau khi tổng kết kì đại hội này, NHM cũng nhìn ra rất nhiều các bê bối khiến nó không được trở nên trọn vẹn. Đầu tiên đó là sự chuẩn bị thiếu chuyên nghiệp của nước chủ nhà khi họ đã in nhầm quốc kì của một số quốc gia trong đó có Brunei hay Indonesia. Sau đó, chính bộ trưởng thể thao và thanh niên Malaysia ông Khairy Jamaluddin đã phải muối mặt xin lỗi vì sự cố này.
Bỏ qua sự không chỉn chu trong công tác chuyển bị của BTC SEA Games, nhiều NHM còn nhặt ra rất nhiều hạt sạn trong chính các nội dung thi đấu. Đầu tiên là việc trao liền 2 HCV cho 2 VĐV ngựa tay quay môn TDDC nước chủ nhà và không có HCB để gia tăng số HCV nhanh chóng. Ảnh: Kualalumpur.com
Bỏ qua sự không chỉn chu trong công tác chuyển bị của BTC SEA Games, nhiều NHM còn nhặt ra rất nhiều hạt sạn trong chính các nội dung thi đấu. Đầu tiên là việc trao liền 2 HCV cho 2 VĐV ngựa tay quay môn TDDC nước chủ nhà và không có HCB để gia tăng số HCV nhanh chóng. Ảnh: Kualalumpur.com
Chính đoàn thể thao Việt Nam là nạn nhân của những pha chèn ép quá đáng của cơ cấu trọng tài tại SEA Games 29. Đó là trường hợp của VĐV Phan Thị Bích Hà ở nội dung đi bộ 10km nữ. VĐV Việt Nam đã khóc tức tưởi khi bị cướp mất tấm HCV ở nội dung sở trường do đối thủ người Malaysia, Elena Gohling Yin, đổi từ đi bộ sang chạy về đích. Ảnh: Kualalumpur.com
Chính đoàn thể thao Việt Nam là nạn nhân của những pha chèn ép quá đáng của cơ cấu trọng tài tại SEA Games 29. Đó là trường hợp của VĐV Phan Thị Bích Hà ở nội dung đi bộ 10km nữ. VĐV Việt Nam đã khóc tức tưởi khi bị cướp mất tấm HCV ở nội dung sở trường do đối thủ người Malaysia, Elena Gohling Yin, đổi từ đi bộ sang chạy về đích. Ảnh: Kualalumpur.com
Lại thêm một vụ VĐV nước chủ nhà chơi bẩn nữa đó là ở bộ dung 50 km đồng đội nam tính giờ môn đua xe đạp. Cuộc đua chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa VĐV của Thái Lan và Việt Nam. Kết quả, đội đua xe đạp Thái Lan cán đích trước với thời gian 1 giờ 01 phút 56 giây. Tuy nhiên, tất cả đều bất ngờ khi BTC SEA Games thông báo cua-rơ của Malaysia cán đích trước đó 19 giây (1 giờ 1 phút 37 giây). Ảnh: Siam Sport
Lại thêm một vụ VĐV nước chủ nhà chơi bẩn nữa đó là ở bộ dung 50 km đồng đội nam tính giờ môn đua xe đạp. Cuộc đua chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa VĐV của Thái Lan và Việt Nam. Kết quả, đội đua xe đạp Thái Lan cán đích trước với thời gian 1 giờ 01 phút 56 giây. Tuy nhiên, tất cả đều bất ngờ khi BTC SEA Games thông báo cua-rơ của Malaysia cán đích trước đó 19 giây (1 giờ 1 phút 37 giây). Ảnh: Siam Sport
CĐV Malaysia được vốn là những "kẻ" chẳng hiền lành, không chỉ đánh các CĐV Việt Nam tại AFF 2014 trên sân Shah Alam, mới đây họ còn "ra tay" với CĐV Myanmar trong trận đấu tại vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games diễn ra tối 21/8. ẢNh: Facebook
CĐV Malaysia được vốn là những "kẻ" chẳng hiền lành, không chỉ đánh các CĐV Việt Nam tại AFF 2014 trên sân Shah Alam, mới đây họ còn "ra tay" với CĐV Myanmar trong trận đấu tại vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games diễn ra tối 21/8. ẢNh: Facebook
Việc xử ép ở SEA Games 29 với các đoàn nước khác trở thành thông lệ ngoài đoàn Việt Nam, thì cầu mây Indonesia cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi họ bị trọng tài "chơi khó" và cách họ phản ứng đó là bỏ trận đấu. Ảnh: Straits Times
Việc xử ép ở SEA Games 29 với các đoàn nước khác trở thành thông lệ ngoài đoàn Việt Nam, thì cầu mây Indonesia cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi họ bị trọng tài "chơi khó" và cách họ phản ứng đó là bỏ trận đấu. Ảnh: Straits Times
Ở chung kết hạng 60-65kg Pencak Silat nam, Razak Bin Ghazali đối đầu với võ sĩ Thái Lan Pornteb Poolkaew. VĐV chủ nhà bị đối thủ đến từ Thái Lan ra đòn và nằm ngất dưới sân nhưng đến lúc trao giải, võ sĩ Malaysia vẫn nhận HCV. Còn Thái Lan bị truất ngôi do làm chấn thương đối thủ. Ảnh: Siam Sport
Ở chung kết hạng 60-65kg Pencak Silat nam, Razak Bin Ghazali đối đầu với võ sĩ Thái Lan Pornteb Poolkaew. VĐV chủ nhà bị đối thủ đến từ Thái Lan ra đòn và nằm ngất dưới sân nhưng đến lúc trao giải, võ sĩ Malaysia vẫn nhận HCV. Còn Thái Lan bị truất ngôi do làm chấn thương đối thủ. Ảnh: Siam Sport
Dự đoán VĐV Nguyễn Văn Lai của đội tuyển điền kinh Việt Nam sẽ có HCV ở nội dung 5.000m, BTC nước chủ nhà đã làm đủ "trò mèo" để ngăn cản. Trước ngày thi chung kết, VĐV Việt Nam phải xét nghiệm doping và hơn 1h sáng mới về đến phòng trong trạng thái không được ăn, uống. Ảnh: Thethao&vanhoa
Dự đoán VĐV Nguyễn Văn Lai của đội tuyển điền kinh Việt Nam sẽ có HCV ở nội dung 5.000m, BTC nước chủ nhà đã làm đủ "trò mèo" để ngăn cản. Trước ngày thi chung kết, VĐV Việt Nam phải xét nghiệm doping và hơn 1h sáng mới về đến phòng trong trạng thái không được ăn, uống. Ảnh: Thethao&vanhoa
Ở nội dung seni môn pencak silat, đôi Taqiyuddin bin Hamid và Rosli bin Mohd Sharif (Malaysia) giành HCV với 582 điểm. Trong khi đó, đội Indonesia giành được 554 điểm, đoạt HCB. Ở nội dung này, kỷ lục thế giới chỉ là 570 điểm. Như vậy, trọng tài đã chấm điểm quá tay đến mức giúp đôi VĐV Malaysia phá luôn kỷ lục thế giới. ẢNh: Sky Sport Asian
Ở nội dung seni môn pencak silat, đôi Taqiyuddin bin Hamid và Rosli bin Mohd Sharif (Malaysia) giành HCV với 582 điểm. Trong khi đó, đội Indonesia giành được 554 điểm, đoạt HCB. Ở nội dung này, kỷ lục thế giới chỉ là 570 điểm. Như vậy, trọng tài đã chấm điểm quá tay đến mức giúp đôi VĐV Malaysia phá luôn kỷ lục thế giới. ẢNh: Sky Sport Asian
Ở trận chung kết hạng cân dưới 68kg nam môn Taekwondo, do cảm biến trên áo giáp của 2 võ sĩ bị hỏng nên các trọng tài chấm thủ công và tha hồ xử ép để mang vàng về cho Malaysia trước đối thủ Philippines. Ảnh: Spin.ph
Ở trận chung kết hạng cân dưới 68kg nam môn Taekwondo, do cảm biến trên áo giáp của 2 võ sĩ bị hỏng nên các trọng tài chấm thủ công và tha hồ xử ép để mang vàng về cho Malaysia trước đối thủ Philippines. Ảnh: Spin.ph

GALLERY MỚI NHẤT