Những báu vật từ ba “cái nôi” văn minh ở Việt Nam thời cổ đại

Những báu vật từ ba “cái nôi” văn minh ở Việt Nam thời cổ đại

Văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Óc Eo ở miền Nam được các nhà nghiên cứu ví như ba cái nôi văn minh cổ xưa trên dải đất hình chữ S...

 1. Văn hóa Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng từ thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 1-2 SCN trên địa bàn miền Bắc và Bắc Trung bộ, chủ yếu phân bố ở ba lưu vực sông chính là sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ của văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
1. Văn hóa Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng từ thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 1-2 SCN trên địa bàn miền Bắc và Bắc Trung bộ, chủ yếu phân bố ở ba lưu vực sông chính là sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ của văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Những di vật để lại cho thấy nghề luyện kim, đúc đồng ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao. Minh chứng là những chiếc trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hoa văn trang trí hoàn hảo đến từng chi tiết. Ảnh: Thạp đồng Đào Thịnh của văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Những di vật để lại cho thấy nghề luyện kim, đúc đồng ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao. Minh chứng là những chiếc trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hoa văn trang trí hoàn hảo đến từng chi tiết. Ảnh: Thạp đồng Đào Thịnh của văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Nền văn hóa này cũng chứng kiến sự hưng thịnh của nền nông nghiệp lúa nước, sự phát triển của kỹ thuật quân sự mà đỉnh cao là thành Cổ Loa, cùng sự tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh với sự thành lập nhà nước Văn Lang. Ảnh: Tượng người cõng nhau thổi khèn, văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Nền văn hóa này cũng chứng kiến sự hưng thịnh của nền nông nghiệp lúa nước, sự phát triển của kỹ thuật quân sự mà đỉnh cao là thành Cổ Loa, cùng sự tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh với sự thành lập nhà nước Văn Lang. Ảnh: Tượng người cõng nhau thổi khèn, văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Các nhà nghiên cứu đánh giá, văn hóa Đông Sơn có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt, và là nền tảng vật chất đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. Ảnh: Mộ thuyền Việt Khê, văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Các nhà nghiên cứu đánh giá, văn hóa Đông Sơn có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt, và là nền tảng vật chất đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. Ảnh: Mộ thuyền Việt Khê, văn hóa Đông Sơn (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
 2. Văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại và phát triển từ khoảng khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 SCN trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Ảnh: Đèn gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
2. Văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại và phát triển từ khoảng khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 SCN trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Ảnh: Đèn gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từ giai đoạn sớm đến muộn. Loại hình di tích điển hình là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Ảnh: Mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từ giai đoạn sớm đến muộn. Loại hình di tích điển hình là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Ảnh: Mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh sống bằng nghề trồng trọt, đánh cá và đi biển. Kỹ thuật làm thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa của họ. Đây là một trong những cộng đồng làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Ảnh: Chuỗi hạt thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh sống bằng nghề trồng trọt, đánh cá và đi biển. Kỹ thuật làm thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa của họ. Đây là một trong những cộng đồng làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Ảnh: Chuỗi hạt thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Kể từ khi được phát hiện, nền văn hóa Sa Huỳnh đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới. Theo thời gian, ngày càng nhiều điều được làm sáng tỏ về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Ảnh: Khuyên tai hai đầu thú, văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Kể từ khi được phát hiện, nền văn hóa Sa Huỳnh đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới. Theo thời gian, ngày càng nhiều điều được làm sáng tỏ về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Ảnh: Khuyên tai hai đầu thú, văn hóa Sa Huỳnh (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
 3. Văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 SCN. Đây là nền văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của Phù Nam – một vương quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á thời cổ đại. Ảnh: Tượng Phật Sơn Thọ thuộc văn hóa Óc Eo (BT Lịch sử TP HCM).
3. Văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 SCN. Đây là nền văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của Phù Nam – một vương quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á thời cổ đại. Ảnh: Tượng Phật Sơn Thọ thuộc văn hóa Óc Eo (BT Lịch sử TP HCM).
Hiện vật nổi bật của văn hóa Óc Eo là những bức tượng tôn giáo tinh xảo làm từ gỗ và đá, thể hiện thế giới quan Phật giáo và Hindu giáo. Nhiều tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Tượng Phật Bình Hòa thuộc văn hóa Óc Eo (BT Lịch sử TP HCM).
Hiện vật nổi bật của văn hóa Óc Eo là những bức tượng tôn giáo tinh xảo làm từ gỗ và đá, thể hiện thế giới quan Phật giáo và Hindu giáo. Nhiều tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Tượng Phật Bình Hòa thuộc văn hóa Óc Eo (BT Lịch sử TP HCM).
Trong các nghề thủ công của người Óc Eo, nghề chế tác vàng gây ấn tượng đặc biệt với trình độ chế tác điêu luyện. Nghề làm thủy tinh cũng phát triển với hiện vật để lại là các món đồ trang sức nhiều màu sắc, kiểu dáng, kích thước. Ảnh: Vòng cổ làm bằng vàng của văn hóa Óc Eo (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Trong các nghề thủ công của người Óc Eo, nghề chế tác vàng gây ấn tượng đặc biệt với trình độ chế tác điêu luyện. Nghề làm thủy tinh cũng phát triển với hiện vật để lại là các món đồ trang sức nhiều màu sắc, kiểu dáng, kích thước. Ảnh: Vòng cổ làm bằng vàng của văn hóa Óc Eo (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Qua các di chỉ khảo cổ đã được khám phá, có thể khẳng định văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Ảnh: Tượng thần đầu voi Ganesa thuộc văn hóa Óc Eo (Di chỉ khảo cổ học Gò Thành, Tiền Giang).
Qua các di chỉ khảo cổ đã được khám phá, có thể khẳng định văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Ảnh: Tượng thần đầu voi Ganesa thuộc văn hóa Óc Eo (Di chỉ khảo cổ học Gò Thành, Tiền Giang).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT