Nhóm tuổi, nghề nghiệp dễ bị tác động của hậu Covid-19

Những người từ 35 tới 69 tuổi, làm các nghề liên quan tới lĩnh vực giáo dục, y tế dễ bị tác động của Covid-19 kéo dài.

Nhóm tuổi, nghề nghiệp dễ bị tác động của hậu Covid-19

Dữ liệu được công bố vào đầu tháng 2 cho thấy, khoảng 1,33 triệu người ở Anh phải trải qua tình trạng hậu Covid-19 từ tháng 12/2021 tới tháng 1/2022.

Điều này ghi nhận xu hướng tăng so với trước đó. Vào đầu tháng 12, con số này là 1,27 triệu và đầu tháng 7 là 945.000.

Nhom tuoi, nghe nghiep de bi tac dong cua hau Covid-19

Ảnh minh họa: Timesofindia 

1 trong 48 người bệnh ở Anh có triệu chứng hậu Covid-19

Theo dữ liệu Văn phòng thống kê quốc gia (ONS), 1,33 triệu người bệnh Covid-19 ở Anh đã trải qua các di chứng sau đó.

Ngoài ra, 836.000 người, gần 2/3 trong số những người được khảo sát, cho biết, tình trạng này hạn chế các hoạt động hằng ngày của họ.

Tiến sĩ Donald J. Alcendor, chuyên ngành vi sinh vật học, miễn dịch học và sinh lý học tại Trường Cao đẳng Y tế Meharry, đánh giá con số cao hơn dự kiến.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc tự báo cáo có thể làm sai lệch kết quả và thời gian kéo dài của triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người.

Các triệu chứng hậu Covid-19 phổ biến là mệt mỏi, hụt hơi, mất khứu giác/vị giác.

Tiến sĩ Alcendor nói thêm, các triệu chứng nhận thức (suy giảm trí nhớ, mất tập trung…) đang ngày càng gia tăng dù hiện chưa nằm trong nhóm phổ biến nhất.

Tiến sĩ Tutku Taskınoglu, người đứng đầu đơn vị sinh học phân tử tại Phòng thí nghiệm Duzen ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhận xét: “Tình trạng của bệnh nhân hậu Covid-19 còn bao gồm mệt mỏi mạn tính, viêm não tủy và rối loạn tuần hoàn máu được gọi là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng. Nguy cơ bị tình trạng trên ở các ca bệnh sau Covid-19 cao hơn so với sau cúm”.

Tiến sĩ Taskınoglu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe người bệnh. Ngay cả những triệu chứng đơn giản hoặc dễ thấy như mệt mỏi nhẹ cũng quan trọng trong việc chẩn đoán.

Đối tượng chịu tác động mạnh nhất của hậu Covid-19

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ mắc Covid-19 kéo dài cao nhất ở những người từ 35 tới 69 tuổi.

Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng gồm phụ nữ, những người sống ở các khu vực thu nhập thấp, có tình trạng sức khỏe hoặc khuyết tật hạn chế khả năng vận động.

Tiến sĩ Taskınoglu cũng chia sẻ sự khác biệt về triệu chứng hậu Covid-19 ở các nhóm khác nhau. Phụ nữ và người trẻ tuổi hay bị đau đầu dai dẳng, các triệu chứng ở bụng và lo lắng. Trong khi nam giới và những người trên 65 tuổi thường xuyên khó thở và suy giảm nhận thức.

Các ngành nghề có số ca bị hội chứng hậu Covid-19 là nhân viên chăm sóc xã hội, người làm trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Đây là các công việc có nhiều sự tiếp xúc trực tiếp, do đó có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.

Tiến sĩ Alcendor nhấn mạnh, không có gì ngạc nhiên khi thấy những cá nhân có điều kiện sống kém trong danh sách.

“Ít khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nền không được điều trị khiến họ có nguy cơ cao đối với các hậu quả nghiêm trọng nhất của Covid-19. Chúng ta phải nhớ rằng tình trạng hậu Covid-19 có thể nhẹ ở một số người và thay đổi cuộc sống đối với những người khác”, Tiến sĩ Alcendor giải thích.

Tối 30/7: Thêm 3.657 ca mắc COVID-19, riêng TP. HCM 1.542 ca

Theo bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế, tối 30/7 có thêm 3.657 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.542 ca. Trong ngày có 3.704 bệnh nhân khỏi.

Tối 30/7: Thêm 3.657 ca mắc COVID-19, riêng TP. HCM 1.542 ca
Thông tin các ca mắc mới:

Nguy cơ nửa dân số có thể sẽ mắc COVID-19, Myanmar “quay cuồng” sao?

(Kiến Thức) - Myanmar đang "quay cuồng" đối phó với làn sóng COVID-19. Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward cảnh báo, một nửa dân số của quốc gia Đông Nam Á này có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới.

Nguy cơ nửa dân số có thể sẽ mắc COVID-19, Myanmar “quay cuồng” sao?
Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?
 Theo số liệu chính thức được công bố, tính đến ngày 30/7, Myanmar ghi nhận tổng cộng gần 290.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 8.500 người tử vong. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Ảnh: Getty. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-2
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward mới đây cảnh báo rằng một nửa dân số Myanmar, tương đương khoảng 27 triệu người, có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới, nếu tình hình không được cải thiện. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-3
Myanmar đang phải "quay cuồng" đối phó với dịch bệnh COVID-19 khi số ca mắc tăng nhanh trong khi cơ sở y tế bị quá tải. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-4
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện tại, Myanmar chỉ còn khoảng 40% cơ sở y tế đủ năng lực hoạt động, trong đó nhiều bệnh viện thiếu trang thiết bị nghiêm trọng và thiếu nguồn nhân lực. Ảnh: AP.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-5
 Trưởng phái đoàn tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Myanmar, ông Joy Singhal, cho biết nhu cầu oxy và dịch vụ y tế đang tăng cao vì số bệnh nhân tăng vọt trên cả nước. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-6
 Các lò hỏa táng đang hoạt động hết công suất trong khi tình nguyện viên hỗ trợ việc thu gom thi thể những người tử vong tại nhà. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-7
 Được biết, đến nay, mới chỉ có khoảng 1,75 triệu trong tổng số 54 triệu dân Myanmar được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-8
Trước tình hình hiện nay, chính quyền quân sự Mynamar đang tìm kiếm sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-9
Lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing (ảnh) ngày 28/7 đã chỉ đạo tại cuộc họp điều phối rằng phải tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, và Myanmar nên đề nghị quỹ ứng phó khẩn cấp với COVID-19 của ASEAN hỗ trợ. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-10
Được biết, nỗ lực phòng chống COVID-19 tại Myanmar bắt đầu bị gián đoạn kể từ sau biến cố chính trị hôm 1/2, với việc Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) cùng các quan chức Đảng NLD cầm quyền bị bắt giữ, quân đội lên nắm quyền và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Ảnh: Getty.   

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-11
Irrawaddy News đưa tin, số ca mắc COVID-19 tại Myanmar có xu hướng tăng kể từ cuối tháng 5/2021 khi chính quyền nới lỏng các hạn chế, cho phép chùa chiền, bãi biển và các địa điểm công cộng khác mở cửa trở lại. Ảnh: Reuters. 

Sáng 1/8: Thêm 4.374 ca mắc COVID-19, 38.734 bệnh nhân chữa khỏi

(Kiến Thức) - Sáng 1/8, nước ta ghi nhận thêm 4.374 ca mắc COVID-19, với 2 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước (884 ca trong cộng đồng). Bộ Y tế cũng cho biết trong ngày 31/7, có 276.373 liều vắc-xin phòng COVID-19 được tiêm.

Sáng 1/8: Thêm 4.374 ca mắc COVID-19, 38.734 bệnh nhân chữa khỏi
Theo bản tin COVID-19 sáng 1/8, Bộ Y tế cho biết nước ta ghi nhận thêm 4.374 ca mắc COVID-19, trong đó 2 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (2.027), Bình Dương (1.415), Long An (318), Đồng Nai (262), Hà Nội (67), Vĩnh Long (50), Bà Rịa - Vũng Tàu (46), Hậu Giang (37), Bến Tre (32), Kiên Giang (24), Phú Yên (22), Trà Vinh (22), An Giang (21), Đồng Tháp (16), Thanh Hóa (6), Quảng Trị (3), Hải Dương (2), Kon Tum (1), Hưng Yên (1). Trong đó có 884 ca trong cộng đồng.
Sang 1/8: Them 4.374 ca mac COVID-19, 38.734 benh nhan chua khoi
 Bản đồ dịch COVID-19- Nguồn: Bộ Y tế

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.