Nhóm nhà khoa học Anh sản xuất hàng triệu liều vắc-xin COVID-19 dù chưa thử nghiệm

Hàng triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 tiềm năng do các nhà khoa học Anh điều chế đang được sản xuất và có thể ra thị trường vào tháng 9 năm nay, trước khi tiến hành thử nghiệm để chứng minh hiệu quả của vắc-xin.

Nhóm nhà khoa học Anh sản xuất hàng triệu liều vắc-xin COVID-19 dù chưa thử nghiệm
Sản phẩm thử nghiệm của nhóm nhà khoa học thuộc ĐH Oxford mang tên “ChAdOx1 nCoV-19” là vắc-xin véc-tơ tái tổ hợp. Đây là một trong ít nhất 70 loại vắc-xin phòng COVID-19 được các nhóm nghiên cứu và công nghệ sinh học khắp thế giới phát triển.
Ít nhất 5 loại trong số đó đang được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Nhom nha khoa hoc Anh san xuat hang trieu lieu vac-xin COVID-19 du chua thu nghiem
 
Ngày 17/4, các nhà khoa học ở ĐH Oxford cho biết họ đang tuyển các tình nguyện viên cho bước một của giai đoạn thử nghiệm trên người, và việc sản xuất hàng loạt vắc-xin này đang diễn ra dù có rủi ro, nghĩa là thuốc được làm ra với quy mô lớn nhưng có nguy cơ không dùng được nếu kết quả thử nghiệm trên người cho kết quả không tốt.
“Chúng tôi đã bắt đầu sản xuất mạo hiểm loại vắc-xin này không chỉ ở quy mô nhỏ nhất…mà với một mạng lưới các nhà sản xuất tại 7 địa điểm khác nhau trên thế giới”, GS Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner thuộc ĐH Oxford, nói với báo giới tại cuộc họp trực tuyến ngày 17/4.
“Mục tiêu của chúng tôi là có ít nhất 1 triệu liều vào tháng 9 này, thời điểm chúng tôi hy vọng cũng đã có kết quả thử nghiệm hiểu quả”, ông nói.
GS Hill cho biết họ có 3 đối tác sản xuất vắc-xin ở Anh, 2 ở châu Âu, một ở Ấn Độ và một ở Trung Quốc.
Các nhà khoa học nói rằng chi phí sản xuất ban đầu có thể tốn “hàng chục triệu” bảng Anh và thừa nhận có rủi ro về đầu tư khi sản xuất trước thử nghiệm.
Nhóm nghiên cứu không cho biết nguồn tiền từ đâu.
Đến nay đã có hơn 2,14 triệu người trên thế giới mắc và 143.744 người chết vì COVID-19.
Nhóm của GS Hill cho biết họ sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin trên người trong độ tuổi từ 18-55 trong vài tuần tới.
Sau đó họ sẽ mở rộng nhóm nghiên cứu sang những người nhiều tuổi hơn, và hy vọng sẽ thực hiện thử nghiệm giai đoạn cuối cùng với khoảng 5.000 tình nguyện viên vào cuối mùa hè này.
GS Hill và các đồng nghiệp, trong đó có Sarah Gilbert, một giáo sư về vắc-xin tại ĐH Oxford, cho biết họ “có độ tin tưởng cao” rằng các thử nghiệm trên người đối với vắc-xin ChAdOx1 sẽ cho kết quả tích cực trong bảo vệ con người trước nguy cơ mắc COVID-19.
Họ thừa nhận có nhiều nhóm nghiên cứu khác trên thế giới cũng đang tích cực điều chế vắc-xin, nhưng chỉ một phần trong số đó sẽ thành công.
“Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn mọi thứ sẽ hoạt động ra sao. Tôi nghĩ vắc-xin này có cơ hội đạt hiệu quả cao”, GS Bilbert nói.
Về câu hỏi khi nào vắc-xin này – nếu chứng minh được hiệu quả - sẽ được cung cấp rộng rãi đến người dân, GS Hill nói rằng kịch bản tốt nhất là các nhà quản lý cấp phép để nó được đưa vào sử dụng khẩn cấp – có thể trong vòng 6 tuần sau khi dữ liệu chứng tỏ vắc-xin hiệu quả.
Điều đó nghĩa là vắc-xin sẽ được đưa vào sử dụng sau khoảng 6 tuần tính từ tháng 9, nếu kết quả thử nghiệm thuận lợi.

“Kiềng 3 chân” bảo vệ trẻ thơ an toàn trước dịch bệnh Covid-19

(Kiến Thức) - Với diễn biến phức tạp gần đây của dịch bệnh Covid-19, cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong gia đình nói chung và đặc biệt trẻ thơ nói riêng được khỏe mạnh, an toàn nhất có thể?

“Kiềng 3 chân” bảo vệ trẻ thơ an toàn trước dịch bệnh Covid-19
Hiện tỷ lệ nhiễm, mắc bệnh và tử vong do Covid-19 của trẻ nhỏ là rất thấp so với các độ tuổi khác. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ cho rằng Covid-19 “thân thiện” hay “ưu ái” với trẻ thơ. Một điều không tranh cãi, trẻ em là đối tượng chưa trưởng thành về mặt thể chất cũng như chức năng các hệ cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch. Điều này ít nhiều khiến các cháu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn cơ thể trưởng thành. Bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc bị lây nhiễm COVID-19 là một đơn cử. Vậy không nên chủ quan trước các tỷ lệ nêu trên, mà phải thật cẩn trọng bảo vệ mầm non đất nước theo “ba chân kiềng” vững chãi sau:

Điểm chiêu lừa đảo tiêm vắc-xin, uống thuốc chống Covid-19

(Kiến Thức) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã làm giả nhiều loại vắc xin phòng bệnh Covid-19 để lừa tiêm cho nhiều người nhằm lấy tiền.

Điểm chiêu lừa đảo tiêm vắc-xin, uống thuốc chống Covid-19
Làm giả vắc xin phòng bệnh Covid-19 lừa nhiều người dân
Mới đây, công an TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Tiêu Thị Tuyết Sương (SN 1974, trú tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Diem chieu lua dao tiem vac-xin, uong thuoc chong Covid-19
Bà Sương tại cơ quan điều tra.
Qua khám xét nhà bị can Sương, cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện hàng trăm vỏ ống thuốc được bà Sương bơm nước cất, kháng sinh và dán nhãn lên thành nhiều loại vắc xin tiêm phòng các bệnh cho trẻ em, vắc xin ngừa ung thư… và đặc biệt là vắc xin ngừa bệnh Covid-19.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy bà Sương mới học hết lớp 9 và từng có thời gian làm giúp việc cho 1 phòng khám tư nhân nhưng sau đó đã nghỉ việc.
Sau đó, bà Sương tự nhận là nhân viên y tế dự phòng và có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh. Người này mua các loại dụng cụ gồm bình đá, kim tiêm để bơm nước cất, kháng sinh vào bên trong.
Nhiều người dân địa phương do thiếu hiểu biết đã đến nhà hoặc thuê bà Sương đến nhà riêng của mình để tiêm phòng.
Điều đáng nói, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, bà Sương giới thiệu có vắc xin phòng bệnh Covid-19, mỗi mũi tiêm vắc xin Covid-19 bà Sương thu 700.000 đồng/mũi.
Ngoài ra, Sương còn lấy phôi của một phiếu chỉ định tiêm ngừa thật đem photocopy ra thành các phiếu giả để phát cho bị hại sau mỗi lần tiêm để tạo lòng tin.
Với chiêu thức làm giả vắc xin, bà Sương đã lừa đảo để chiếm đoạt tiền của hàng chục người ở huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra và làm rõ.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phát đi cảnh báo tới người bệnh và người nhà bệnh nhân đề phòng cảnh giác với hình thức lừa đảo bán thuốc chữa bệnh trước bệnh viện.
Trưởng trạm y tế đi tù vì lừa tiêm vắc xin
Ngày 12/3, rên báo Dân Sinh đưa tin, TAND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt sơ thẩm đối với bị cáo Lê Quốc Thế 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, bị cáo Thế (SN 1984, trú tại tổ dân phố Plei Dơng, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) là Trưởng trạm Y tế thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro.
Tuy chưa xin phép mở dịch vụ bán thuốc và tiêm vắc xin nhưng lợi dụng là Trạm trưởng nên Thế ngang nhiên tiến hành tiêm vắc xin trái luật, trong quá trình làm dịch vụ tiêm cho 3 cháu bé trong độ tuổi từ 4 đến 5 tháng, Thế tư vấn cần tiêm 3 mũi.
Mũi đầu, Thế tiêm đúng thuốc, mũi thứ hai lợi dụng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ, Thế đã lừa phụ huynh để tiêm cho trẻ vắc xin 6 trong 1 nhưng thực chất chỉ tiêm vắc xin viêm gan B để hưởng tiền chênh lệch.
Sự việc được phát hiện khi người dân yêu cầu để lại vỏ thuốc để kiểm tra. Được biết, tổng số tiền mà Thế chiếm đoạt của các bị hại là 2,43 triệu đồng.
Lừa bán thuốc chữa bệnh trước cổng bệnh viện
Ngày 9/9/2019, trên báo VTV đưa tin, bệnh nhân N.T.O. (51 tuổi, quê ở Yên Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ) bị bệnh đau nhức xương khớp, đang điều trị nội trú tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trong một lần ra ngoài cổng viện mua sắm cá nhân, bệnh nhân được một người đàn ông lại gần hỏi thăm, sau đó giới thiệu có một loại thuốc đặc biệt tên là "Bạch tiêu" được mua về từ một nơi rất xa, 8 năm mới có một lần.
Người đàn ông này giới thiệu loại thuốc này nếu uống một lần cả đời sẽ không mắc lại, giá bán được rao lên tới 12 triệu đồng/liều nhưng cũng chỉ còn một liều duy nhất.
Để nhanh chóng bán được thuốc, người đàn ông này gợi ý bệnh nhân gọi điện cho chồng, bảo chồng gửi tiền lên ngay để mua với lý do là nộp tiền viện phí, nếu không sẽ để lại thuốc cho người khác.
Do sợ mất cơ hội mua thuốc, đồng thời có tâm lý muốn mau chóng khỏi bệnh, trước những lời dụ dỗ ngon ngọt, bệnh nhân đã gọi điện ngay về nhà bảo chồng gửi tiền lên. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến người nhà bệnh nhân O. đã nhận ra vấn đề và không bị người đàn ông trên lừa.
Được biết, hoạt động lừa đảo, gạ gẫm bệnh nhân mua "thần dược" với giá cao trước cổng các bệnh viện không phải chiêu trò mới và không hề hiếm.
Do đó, các đối tượng lợi dụng tâm lý hoang mang bất an của người bệnh để gạ gấm, rao bán các loại thuốc được quảng cáo là quý hiếm có công dụng tuyệt vời với giá cao cắt cổ nhưng thực tế có khi lại chỉ là một loại rễ cây nào đó.
>>> Xem thêm video: Lợi dụng Virus Corona để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(Nguồn: Truyền Hình Đồng Tháp)

Dịch COVID-19 tới 6h sáng 17/3: 7.139 ca tử vong, Mỹ bắt đầu thử vắc-xin trên người

Trong vòng 24h qua, dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành tại châu Âu, khiến số người mắc bệnh và tử vong tăng lên bàng hoàng sau mỗi giờ. Tại Mỹ, vắc-xin ngừa COVID bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng, trong khi bang đầu tiên đã áp đặt lệnh giới nghiêm và chính quyền đang thảo luận đề xuất áp đặt giới nghiêm trên toàn quốc.
 

Dịch COVID-19 tới 6h sáng 17/3: 7.139 ca tử vong, Mỹ bắt đầu thử vắc-xin trên người
Tính đến 6h ngày 17/3 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới đã ghi nhận hơn 182.204 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra và số ca tử vong đã lên tới 7.139 người. Dịch bệnh lây lan tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số ca mắc COVID-19 của các nước còn lại trên thế giới đã vượt xa tổng số ca nhiễm ghi nhận tại Trung Quốc đại lục - nơi khởi phát dịch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.