Nhóm người đi xe sang, giả ăn xin ở Hội An: Gây hoang mang dư luận, xử lý ra sao?

(Kiến Thức) - Nhóm người đi xe sang, giả ăn xin ở Hội An đang gây bức xúc hoang mang dư luận trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tác động đến nền kinh tế, hàng vạn lao động đứng trước nguy cơ mất việc. Vậy hành vi của nhóm người này sẽ bị xử lý như thế nào?

Công an tỉnh Quảng Nam đang tập trung làm rõ động cơ, mục đích của nhóm người đi xe sang, hóa trang giả ăn xin tại TP Hội An (Quảng Nam).
Trước đó, chiều 31/3, Công an TP Hội An thông tin, qua xác minh, truy xuất camera an ninh, lực lượng chức năng đã xác định được danh tính của nhóm người dàn cảnh khất thực tại chợ Hội An gây xôn xao dư luận vào sáng cùng ngày.
Theo đó, qua truy xuất camera an ninh, công an Hội An bước đầu xác định nhóm phụ nữ "ăn xin" này đi trên 2 ôtô sang trọng. Trong đó, 1 ôtô đứng tên Phan Văn Anh Vũ và 1 ô tô đứng tên Nguyễn Thị Thu Hiền (Vợ của Phan Văn Anh Vũ). Nhóm người trên đến từ TP Đà Nẵng và được cho là người nhà Phan Văn Anh Vũ.
Nhom nguoi di xe sang, gia an xin o Hoi An: Gay hoang mang du luan, xu ly ra sao?
 Hình ảnh nhóm người giả ăn xin ở Hội An gây bức xúc dư luận.
Trao đổi về vụ việc trên, chiều 1/4, trung tá Trương Đức Liên, Trưởng công an phường Minh An (thành phố Hội An, Quảng Nam), cho biết, trong sáng cùng ngày 4 người "cải trang ăn xin" đã chủ động đến trụ sở Công an phường Minh An để khai báo sự việc, phục vụ cho công tác điều tra.
Tại đây, nhóm người cho biết, trong ngày 31/3, cả nhóm đi ô tô vào phố cổ Hội An để mua một số đồ đạc phục vụ cho việc kinh doanh. Sau đó, nhóm chụp hình, quay clip diễn cảnh ăn xin "để làm kỷ niệm". Những người này cũng tường trình rằng họ không ngờ những hình ảnh và clip đó khiến cho nhiều người không hài lòng, nhất là trong mùa dịch Covid-19.
Trước đó, ngay trong tối 31/3, chủ tài khoản Facebook Tran Thi Minh Thao (được cho là một trong những người tham gia hóa trang thành "cái bang") đã đăng dòng trạng thái xin lỗi chính quyền và toàn thể người dân Hội An cũng như cộng đồng mạng và cho biết mục đích chỉ để cho vui. Đồng thời, hứa sẽ sẽ tiêu hủy toàn bộ những hình ảnh, clip đã quay lại.
Tuy nhiên, hành vi của nhóm người gây bức xúc dư luận khi không mang khẩu trang, tụ tập đông người, giả ăn xin gây phản cảm. Ngay ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Hội An khi nói về hành vi của nhóm người trên cũng cho biết: Hành vi của nhóm người này là không thể chấp nhận được trong thời điểm TP Hội An cũng như nhân dân cả nước đang căng mình chống dịch COVID-19. Chính quyền Hội An đã giao cho công an truy vết, điều tra để phạt hành chính theo Nghị định 176 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Vậy với hành vi trên, nhóm người này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, có thể nói rằng, với hành vi của nhóm người đi ô tô sang trọng đến Hội An và cải trang thành người ăn xin để quay lại clip, cơ quan chức năng cần làm rõ 2 yếu tố. Một là về các đối tượng và hai là yếu tố về thời điểm.
“Đối tượng là những người sang trọng, giàu có, lịch sự nhưng tại sao lại phải đóng giả những người ăn xin như vậy. Thực tế đây không phải là cuộc sống xô đẩy họ đến mức phải đi ăn xin, khất thực. Thứ hai, có thông tin cho rằng họ là người nhà của bị cáo mới bị xét xử trong thời gian gần đây nên phải làm rõ có nguyên nhân động cơ nào và họ muốn gửi thông điệp gì đến với xã hội, đến với chính quyền”, Luật sư Đặng Văn Cường nêu ý kiến.
Nhom nguoi di xe sang, gia an xin o Hoi An: Gay hoang mang du luan, xu ly ra sao?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường.
Bên cạnh đó, Luật sư Cường cho rằng, cần làm rõ yếu tố về thời điểm. Thời điểm này, dịch COVID-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp, nguy cơ mất việc làm của nhiều người lao động là rất cao.
“Nhiều người lao động lo lắng sau khi dịch bệnh đi qua thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Do vậy, hình ảnh những người ăn mày như vậy sẽ tác động đến tâm lý của nhiều người. Do vậy, với những hình ảnh đó, những đối tượng đó thực hiện trong thời điểm này thì có nhiều vấn đề cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ để có hướng xử lý”, Luật sư Cường cho biết.
Trường hợp xác minh cho thấy những người này thực hiện hành vi để bêu xấu xã hội, bêu xấu nhà nước nhằm chống phá chính quyền nhân dân, gây hoang mang lo lắng cho người dân trong khi cả nước đang căng mình chống đại dịch thì những hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật và phải áp dụng chế tài xử lý. Thậm chí, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp những người này sử dụng hình ảnh thông tin để phát tán lên không gian mạng hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật, vi phạm quy định của Luật An ninh mạng hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật, tùy tính chất mức độ, hành vi có thể xử phạt hành chính hoặc xem xét các trách nhiệm pháp lý khác.
Mời độc giả xem clip Luật sư Đặng Văn Cường trả lời về nhóm người giả ăn xin ở Hội An:
  
Do vậy, theo Luật sư Cường, vấn đề mấu chốt phải làm rõ nguyên nhân, động cơ của những người này khiến dư luận hoang mang lo lắng với những thông tin, hình ảnh như vậy. Cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ và có những hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Với hành vi tụ tập nơi công cộng và không đeo khẩu trang vi phạm Chỉ thị 16 trong việc phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ của nhóm người giả ăn xin, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hành vi tập trung nơi đông người nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4, điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Còn đối với hành vi không đeo khẩu trang là không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân nên sẽ bị xử phạt với mức và từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại khoản 1, điều 11 của Nghị định nêu trên.
Trong trường hợp những người trong nhóm trên thuộc đối tượng phải cách ly hoặc mang mầm bệnh thì trách nhiệm pháp lý sẽ nghiêm khắc hơn tùy thuộc vào những hậu quả cụ thể xảy ra...

Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh cho rằng, nếu có căn cứ xác định các đối tượng đã tổ chức dàn dựng việc đi ăn xin nhằm mục đích đưa lên mạng internet gây dư luận xấu trong xã hội thì tùy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 BLHS hoặc xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần sô vô tuyến điện.

“Tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, mục đích vi phạm, nhóm người trên còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Khoản 1, Điều 288 Bộ luật Hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet với mức phạt tù lên đến 3 năm”, luật sư Thơm cho biết thêm.

Trước đó, sáng ngày 31/3, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 47 giây ghi lại cảnh 4 người trong bộ dạng rách rưới, đầu đội nón cời, bận trang phục của người ăn xin ngồi cầm tô giơ ra xin tiền người qua đường giữa một ngã ba phố cổ Hội An.
Theo nội dung đoạn clip, những người này ngồi cách xa nhau khoảng 1 m, không đeo khẩu trang liên tục chìa tay ra mọi hướng xin tiền. Kế đó, có hai thanh niên cầm tiền đi qua đi lại rồi phát cho từng người. Nhiều người không khó nhận ra đây là cảnh dàn dựng để quay clip bởi người ăn xin được yêu cầu “từ từ, làm lại làm lại" để người bố thí vừa phát tiền vừa dùng điện thoại ghi lại.
Sau khi đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người dân ở TP.Hội An cũng như cộng đồng mạng bày tỏ sự hoang mang. Không ít người chỉ trích hành động thiếu suy nghĩ của nhóm thực hiện cảnh quay trên. Nhiều người đề nghị phải làm cho rõ nội dung đoạn clip giả danh ăn xin này của nhóm người nào và xử phạt nghiêm khắc.

Giả làm ăn xin 2 ngày, Hội trưởng thiện nguyện phát hiện điều không ngờ

Trong quá trình làm công tác thiện nguyện, anh Nguyễn Thành Trung tỏ ra rất băn khoăn không hiểu vì sao hàng ngày lại có nhiều người già, trẻ nhỏ ăn xin tại các quán cà phê nhà hàng như vậy và ông đã quyết định giả làm người ăn xin…

2 đêm giả ăn xin

Bến xe Mỹ Đình đìu hiu, vắng tanh người giữa dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Sau lệnh tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP HCM từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4/2020, nhiều người không biết đã ra đợi xe vài giờ đồng hồ, bến xe cũng vắng tanh.

Ben xe My Dinh diu hiu, vang tanh nguoi giua dich COVID-19

Ghi nhận của PV Kiến Thức tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội rất nhiều người đã phải đợi cả giờ đồng hồ thậm chí vài giờ đồng hồ mới có xe để về quê. Anh Hoàng Quốc Bảo chia sẻ: "Tôi đã ở bến xe gần 3 tiếng, đây là lần đầu tiên tôi bắt xe về Bắc Kạn khó như này. Trước đó xe về quê nhiều lắm. Tôi cũng hiểu đang bệnh dịch COVID-19, mọi thứ khó khăn chung nên phải chấp nhận thôi, có xe về quê là tốt rồi".

Ben xe My Dinh diu hiu, vang tanh nguoi giua dich COVID-19-Hinh-2
 Theo Công văn hỏa tốc số 2917 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký ngày 29/3, kể từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4/2020, tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP.HCM.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.