Nhóm ngư dân đạp xe hơn 1.000km đến Bình Dương thì bị trả lại Đắk Nông

Sau khi đạp xe vượt quãng đường trên 1.000 cây số từ Nam Định về Kiên Giang, An Giang, 12 ngư dân được chính quyền, nhóm thiện nguyện ở Đắk Nông hỗ trợ xe đưa về. Thế nhưng, khi đến chốt kiểm soát dịch bệnh huyện Phú Giáo (Bình Dương), nhóm người trên bị chặn lại, cho lên 2 xe cứu thương chở ngược về tỉnh Đắk Nông.

Chiều 21/9, ông Phan Nhật Thanh - Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) cho biết, đang có mặt tại Chốt kiểm soát dịch bệnh ở người tại Trạm thu phí Cai Chanh (xã Đắk Ru) để tìm hướng giải quyết giúp 12 ngư dân đang bị “kẹt” tại đây.
Nhom ngu dan dap xe hon 1.000km den Binh Duong thi bi tra lai Dak Nong
Lãnh đạo huyện Đắk R'lấp tìm hướng giải quyết cho 12 ngư dân. 
Được biết, nhóm người gồm 12 ngư dân: 4 người kinh (quê An Giang) và 8 người Khơ Me (Kiên Giang) theo một tàu đánh cá ở Kiên Giang lênh đênh trên biển từ trước Tết âm lịch đến nay. Tuy nhiên, do chủ tàu không thuê nữa nên đưa 12 ngư dân vào cảng cá ở Nam Định và trả 2 triệu đồng/người (1 triệu tiền công, 1 triệu tiền cho mượn) để tự về quê.
Nhóm ngư dân dùng số tiền trên mua 6 chiếc xe đạp, thay nhau đạp hơn 1.000km từ Nam Định để về quê. Suốt dọc đường, cả nhóm ăn uống tiết kiệm, ai cho gì ăn nấy, thậm chí ngủ dọc đường để dành tiền xét nghiệm SARS-CoV-2 làm giấy thông hành qua các chốt kiểm soát dịch.
Ngày 20/9, nhóm đến huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) khi trong túi chỉ còn vài trăm nghìn đồng và được chính quyền huyện Đắk R’lấp, CSGT, nhóm "Đắk R’lấp 24H" hỗ trợ ăn uống, làm giấy xét nghiệm, ít lộ phí và thuê xe đưa 12 công dân trên về quê. Tuy nhiên, khuya 20/9, khi xe chở nhóm đến địa phận huyện Phú Giáo (Bình Dương) thì bị chặn lại. Địa phương này bố trí 2 xe cứu thương chở nhóm ngư dân trả lại tỉnh Đắk Nông.
"Vì bị chủ tàu đuổi, không có tiền, không nơi ở, chúng tôi mới phải mua xe đạp về quê. Ngày 16/9, chúng tôi lên đất liền nên không biết quy định 'ai ở đâu, ở đó'. Khi bị chở trả lại địa phận Đắk Nông, chúng tôi rất lo lắng, mong được về nhà", anh Lữ Văn Trôi (quê An Giang) chia sẻ. 
“Tôi đang có mặt tại chốt kiểm soát dịch bệnh tại Trạm thu phí Cai Chanh. Tôi đã báo cáo sự việc với UBND tỉnh Đắk Nông nhằm liên hệ với chính quyền nơi nhóm người trên sinh sống tìm phương án giải quyết. Hiện tại, trước mắt, chúng tôi lo ăn uống, chỗ nghỉ ngơi cho 12 người trên”, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp cho hay.
Được biết, từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chính quyền huyện Đắk R’ấp, Cảnh sát giao thông, nhóm Đắk R’lấp 24H, đội thanh niên tình nguyện… làm nhiệm vụ tại Chốt kiểm soát dịch bệnh ở người thuộc Trạm thu phí Cai Chanh đã giúp đỡ rất nhiều trường hợp khó khăn trên hành trình hồi hương.

Hà Nội có hơn 6.000 người về từ TPHCM

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, thống kê trên phần mềm https://tokhaiyte.vn từ 23/6-7/7 ở 30 quận, huyện, thị xã, có 6.002 người về từ TP Hồ Chí Minh.

Ha Noi co hon 6.000 nguoi ve tu TPHCM
 

Chiều 9/7, Sở Y tế đã có văn bản khẩn gửi các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng yêu cầu thực hiện các giải pháp để tăng cường giám sát người về từ vùng dịch.

Nghìn người về quê từ vùng dịch, các tỉnh phòng COVID-19 thế nào?

Hàng nghìn người đang từ các vùng dịch trở về quê, các tỉnh đã có những biện pháp nhanh chóng để ứng phó, phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả mà vẫn giúp đỡ người dân.

Nghin nguoi ve que tu vung dich, cac tinh phong COVID-19 the nao?
Hà Nam: Để giúp đỡ người dân tại vùng dịch có nhu cầu về quê, tỉnh Hà Nam thông báo các công dân cần phải có đơn được Hội đồng hương Hà Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp; có thông tin đầy đủ về người thân, địa điểm về; có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, tỉnh sẽ đưa người dân ở vùng dịch về quê bằng tàu hỏa, hỗ trợ vé tàu và kinh phí xét nghiệm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.