Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo có lợi cho ai?

(Kiến Thức) - Nhà nước Hồi giáo có thể bị đánh bại trong thời gian ngắn, nhưng một số nước lại không chịu từ bỏ việc sử dụng IS để lật đổ Tổng thống Assad.

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo có lợi cho ai?
Đó là nhận định của chuyên gia cao cấp Boris Dolgov tại Trung tâm Nghiên cứu Arập và Hồi giáo của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Nhom khung bo Nha nuoc Hoi giao co loi cho ai?
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) là một tổ chức do con người tạo ra. Ảnh The Independent 
Theo ông Dolgov, đây chính là lý do vì sao Mỹ vẫn không thực hiện lời hứa cung cấp danh sách phân biệt giữa các lực lượng "đối lập ôn hòa" và các tay súng khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Syria. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm này và tất cả chúng đều cần thiết… để chiến đấu chống lại chính quyền Syria.
Phát biểu tại cuộc thảo luận bàn tròn ở Trung tâm báo chí truyền thông quốc tế Rossiya Segodnya, ông Dolgov nói: "Nhà nước Hồi giáo (IS) là một tổ chức do con người tạo ra. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng, Nhà nước Hồi giáo đã hình thành trong thời gian Iraq bị Mỹ chiếm đóng. Khi đó IS đã chiến đấu chống kẻ chiếm đóng và chống lại cộng đồng người Shiite, ngay từ đầu theo đuổi việc thành lập một nhà nước Hồi giáo Sunni. Sau đó nhóm này bắt đầu tham gia cuộc chiến chống lại ban lãnh đạo Syria trong thành phần mặt trận chung gồm các nhóm Hồi giáo cực đoan chống lại Bashar al-Assad".
Ông Dolgov lưu ý rằng trong giai đoạn 2014-2015, liên minh do Mỹ cầm đầu đã chiến đấu chống IS và cuộc chiến chủ yếu được thực hiện thông qua các cuộc không kích. Kết quả của chiến dịch không kích kéo dài một năm là cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) đã mở rộng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của chúng.
Theo ông Dolgov, điều này xảy ra bởi vì mục đích của Mỹ trong khu vực là lật đổ chế độ Bashar al-Assad, chia cắt Syria, để nước này không thể đóng vai trò quan trọng và là một trung tâm quyền lực ở Trung Đông. Syria có thái độ thù địch với Israel và là một đồng minh của Iran và Nga.
Tiêu diệt IS không phải là một vấn đề quá phức tạp về mặt quân sự. Nếu tất cả các nước hữu quan đều có ý chí chính trị, thì sứ mạng tiêu diệt hết những kẻ cực đoan có thể được hoàn tất trong vòng hai tuần đến một tháng. Đáng tiếc, đến nay vẫn chưa có sự tương tác như vậy.
Tuy nhiên, sau thắng lợi trên mặt trận quân sự chống IS, hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan vẫn không biến mất khỏi Trái đất và vẫn có những người ủng hộ chúng.
Ông Dolgov nhận định: "Để tiêu diệt IS cần phải chấm dứt hỗ trợ tài chính cho các nhóm Hồi giáo cực đoan. Cần phải chấm dứt ảnh hưởng của IS ở khu vực này và ở Châu Âu. Trên thực tế, IS đã tuyển dụng hàng nghìn tín đồ Hồi giáo từ các nước Châu Âu”.

Mỹ lập căn cứ quân sự chống phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) - Mỹ đang rục rịch xây dựng một căn cứ quân sự ở Iraq nhằm làm bàn đạp cho cuộc chiến chống phiến quân IS bằng lực lượng bộ binh.

 Mỹ lập căn cứ quân sự chống phiến quân IS ở Iraq
Trong khi khẳng định không thay đổi về chiến lược tổng thể của mình, Tổng thống Mỹ Obama lại vừa mới triển khai 450 binh sĩ Mỹ sang Iraq để giúp nước này chống lại phiến quân IS.
Và một vấn đề đã được các chuyên gia tính tới. Cụ thể, họ băn khoăn rằng, tất cả số binh sĩ Mỹ điều động tới Iraq sẽ cần một nơi để “làm việc, ăn ngủ nghỉ”. Bởi lẽ đó, nhiều thông tin tiết lộ, chính phủ Mỹ đang tính thiết lập một căn cứ quân sự ở Iraq.

Lo sợ người Kurd, phiến quân IS củng cố Raqqa

(Kiến Thức) - Phiến quân IS củng cố Raqqa vì lo sợ chiến binh người Kurd sắp mở cuộc tấn công vào "thủ đô" của Nhà nước Hồi giáo này.

Lo sợ người Kurd, phiến quân IS củng cố Raqqa
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN hôm 24/6, các nhà hoạt động nhân quyền và một quan chức người Kurd cho biết quân IS ra sức củng cố Raqqa vì lo sợ bị dân quân người Kurd tấn công.
Theo các nguồn tin này, phiến quân IS ráo riết đào hào và xây dựng các tuyến phòng thủ để đối phó với cuộc tấn công có thể của lực lượng người Kurd vào thành trì Rappa ở miền bắc Syria.

Hé lộ những nguồn thu chính của phiến quân IS

(Kiến Thức) - Trao đổi với đài Sputnik, nhà báo kiêm chuyên gia phân tích chính trị người Italy Loretta Napoleoni cho rằng nguồn thu chính của phiến quân IS là từ thu thuế.

Hé lộ những nguồn thu chính của phiến quân IS
“Dầu mỏ không phải là nguồn thu quan trọng nhất của phiến quân IS. Thực ra, nguồn thu chính của phiến quân IS và cũng là quan trọng nhất đó là từ các khoản thuế. Chúng hiện kiểm soát các vùng đất với dân số lên tới 8 triệu người. Thuế thu được sẽ được trưng dụng vào các mục đích khác”, nhà báo Napoleoni nói.
“Dầu thô cũng bị đánh thuế với tên gọi là thuế tài nguyên. Bất cứ ai sản xuất hay buôn lậu dầu thô đều phải nộp thuế”, chuyên gia về tài trợ khủng bố và rửa tiền cho hay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.