Nhóm G7 sẽ ra sao nếu Mỹ "ra đi"?

(Kiến Thức) - Không có Mỹ, các lãnh đạo G7 vẫn đưa ra tuyên bố chung tại hội nghị Quebec đề cập đến hàng loạt vấn đề cấp bách của thế giới năm nay, và dường như họ đã không còn quan tâm đến việc Mỹ đi hay ở lại nhóm này.

Nhóm G7 sẽ ra sao nếu Mỹ "ra đi"?
Hội nghị thượng đỉnh G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) tại Quebec, Canada, năm nay được cho là tập trung vào 5 chủ đề chính: Biến đổi khí hậu, tương lai tự động hóa và việc làm, bình đẳng giới, tăng trưởng toàn diện và hòa bình thế giới. Trong nhiều năm, Nhóm G7 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đối thoại, tìm ra những nền tảng chung và giải quyết bất đồng.
Tuy nhiên, hội nghị diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 8-9/6 năm nay đã bị bao trùm bởi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh sau quyết định tăng mạnh thuế nhập khẩu nhôm thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cùng những chính sách quyết đoán mới về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Được biết, Tổng thống Trump đã bỏ ngang hội nghị G7 và lên đường tới Singapore để dự thượng đỉnh Mỹ-Triều với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trên đường đi, ông chủ Nhà Trắng khẳng định sẽ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Ảnh: EPA.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Ảnh: EPA. 
“Vì những phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại cuộc họp báo của ông ấy và thực tế rằng Canada đang áp đặt mức thuế lớn lên những người nông dân, công nhân và doanh nghiệp Mỹ, tôi đã yêu cầu các đại diện của Mỹ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Chia rẽ giữa Mỹ và phần còn lại của G7 đã trở nên gay gắt đến mức các nhà quan sát đã gọi hội nghị G7 năm nay là “G6 + 1”.
Gạt Mỹ, G7 vẫn ra tuyên bố chung
Có vẻ như phần còn lại của G7 đã không còn quá quan tâm đến việc Mỹ đi hay ở lại nhóm này.
Dù không có Mỹ, 6 nước trong G7 vẫn đưa ra tuyên bố dài 8 trang, trong đó đề cập hàng loạt vấn đề cấp bách của thế giới như chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thỏa thuận hạt nhân Iran, biến đổi khí hậu và quan hệ giữa phương Tây với Nga,...
Cụ thể, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết cải tổ toàn diện Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sớm nhất có thể và "nỗ lực giảm các hàng rào thuế quan, các hàng rào phi thuế quan và các khoản trợ cấp của chính phủ".

Mời độc giả xem thêm video: Sức nóng trước thềm khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G7 (Nguồn: VTC1)

Nhóm những nước còn lại của G7 đã nhất trí về sự cần thiết của một “nền thương mại tự do, công bằng và đôi bên cùng có lợi” và tầm quan trọng của đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ.
Về vấn đề hạt nhân Iran, các nhà lãnh đạo G7 cam kết đảm bảo vĩnh viễn rằng Iran "sẽ không bao giờ tìm kiếm, phát triển hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân".
G7 vẫn vững mạnh nếu không có Mỹ?
Theo Daily Sabah, trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định G7 sẽ không ngại ký tuyên bố chung của 6 nước, và rằng nhóm G7 không cần đến Mỹ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) khẳng định G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh nếu không có Mỹ. Ảnh: DS.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) khẳng định G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh nếu không có Mỹ. Ảnh: DS.
Tổng thống Pháp từng tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Trump, nhưng giờ đây lại khẳng định 6 nước ngoài Mỹ giờ đây mới là “thế lực mới ở tầm cỡ thế giới”.
“6 quốc gia còn lại trong G7 hợp thành một thị trường rộng lớn hơn so với Mỹ. Có lẽ, Tổng thống Trump hiện tại không quan tâm tới việc bị cô lập, nhưng chúng tôi (G7) cũng không ngại trở thành nhóm 6 nước nếu cần thiết”, Tổng thống Macron phát biểu tại cuộc họp báo hôm 7/6.
Tổng thống Pháp khẳng định thêm nếu Mỹ từ bỏ vai trò toàn cầu, 6 thành viên còn lại của G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh.
Tuy nhiên, theo Khaleej Times, Mỹ vẫn là nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ngay cả khi 6 quốc gia còn lại hợp sức và thành lập G6+1 đi chăng nữa thì G7 có thể không đạt được kết quả tốt nhất. Nếu G7 không mở rộng và “sáp nhập” thêm các cường quốc kinh tế khác để “đối kháng” với Mỹ, vị thế của tổ chức này sẽ không được coi trọng như trước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore

(Kiến Thức) - Chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Paya Lebar (Singapore) tối 10/6. Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Singapore vào ngày mai (11/6).

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore
Theo Straits Times, chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Donald Trump  đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Paya Lebar vào khoảng 20h30 tối 10/6 (giờ địa phương). Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã có mặt tại căn cứ Paya Lebar đón Tổng thống Trump và phái đoàn Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: ST.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: ST.

Hội nghị thượng đỉnh G7 thất bại, nguồn cơn do đâu?

(Kiến Thức) - Hội nghị thưởng đỉnh G7 vừa khép lại tại Canada với việc các nhà lãnh đạo không thể đưa ra tuyên bố chung. Những bức ảnh dưới đây của hãng thông tấn Reuters phần nào cho thấy diễn biến căng thẳng tại hội nghị lần này.

Hội nghị thượng đỉnh G7 thất bại, nguồn cơn do đâu?
Ngày 10/6, sau khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G7 để lên đường tới Singapore, Tổng thống Trump viết trên Twitter cho biết ông sẽ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7 “vì những phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng thuế quan của Mỹ như một sự xúc phạm”. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ngày 10/6, sau khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G7 để lên đường tới Singapore, Tổng thống Trump viết trên Twitter cho biết ông sẽ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7 “vì những phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng thuế quan của Mỹ như một sự xúc phạm”. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Như vậy, sau hai ngày họp căng thẳng, các nhà lãnh đạo G7 không thể ra được một tuyên bố chung. Điều này phần nào phản ánh rõ sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ G7, đặc biệt là giữa Mỹ và các đồng minh Phương Tây.
 Như vậy, sau hai ngày họp căng thẳng, các nhà lãnh đạo G7 không thể ra được một tuyên bố chung. Điều này phần nào phản ánh rõ sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ G7, đặc biệt là giữa Mỹ và các đồng minh Phương Tây.
Được biết, đây là năm thứ hai liên tiếp các nhà lãnh đạo G7 không thể ra tuyên bố chung. Năm ngoái, Hội nghị G7 cũng thất bại khi tất cả không cùng chung quan điểm.
Được biết, đây là năm thứ hai liên tiếp các nhà lãnh đạo G7 không thể ra tuyên bố chung. Năm ngoái, Hội nghị G7 cũng thất bại khi tất cả không cùng chung quan điểm.
Chia rẽ nội bộ G7 đã trở nên gay gắt đến mức các nhà quan sát đã gọi Thượng đỉnh G7 năm nay là “G6 + 1” (G6+Mỹ).
 Chia rẽ nội bộ G7 đã trở nên gay gắt đến mức các nhà quan sát đã gọi Thượng đỉnh G7 năm nay là “G6 + 1” (G6+Mỹ).
Biểu cảm của Tổng thống Trump khi bắt tay Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong cuộc gặp song phương bên lề G7.
 Biểu cảm của Tổng thống Trump khi bắt tay Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong cuộc gặp song phương bên lề G7.
Từ trái sang phải: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Đức Angela Merkle, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đứng chụp ảnh lưu niệm.
 Từ trái sang phải: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Đức Angela Merkle, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đứng chụp ảnh lưu niệm.
Tổng thống Trump trao đổi khi ngồi giữa Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế Christine Lagarde và nhà ngoại giao Uganda Winnie Byanima.
 Tổng thống Trump trao đổi khi ngồi giữa Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế Christine Lagarde và nhà ngoại giao Uganda Winnie Byanima.
Tổng thống Trump tiến đến gần Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong ngày đầu tới dự hội nghị G7 ở Charlevoix, Quebec.
 Tổng thống Trump tiến đến gần Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong ngày đầu tới dự hội nghị G7 ở Charlevoix, Quebec.
Tổng thống Trump ngồi cạnh Thủ tướng Trudeau trong một buổi làm việc.
 Tổng thống Trump ngồi cạnh Thủ tướng Trudeau trong một buổi làm việc.
Tổng thống Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp song phương bên lề G7.
Tổng thống Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp song phương bên lề G7. 
Các nhà lãnh đạo của G7 xếp hàng để chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm.
 Các nhà lãnh đạo của G7 xếp hàng để chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm.
Dấu ấn ngón tay cái của Tổng thống Macron hằn trên tay của Tổng thống Trump sau cái bắt tay tại cuộc gặp song phương.
 Dấu ấn ngón tay cái của Tổng thống Macron hằn trên tay của Tổng thống Trump sau cái bắt tay tại cuộc gặp song phương.

Ai hưởng lợi nhiều nhất từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Có thể nói, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là những người hưởng lợi nhất trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa qua  họ đều đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra.

Ai hưởng lợi nhiều nhất từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký văn kiện chung được đánh giá là “quan trọng và toàn diện”, trong đó Triều Tiên đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, còn Mỹ cho biết sẽ ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Nhiều vấn đề còn tồn tại, chẳng hạn như các bước đi cụ thể mà Triều Tiên sẽ thực hiện trong quá trình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, theo Washington Post, cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua có thể coi là một cơ hội lịch sử đem lại lợi ích cho nhiều người, trước hết phải kể đến hai "nhân vật chính" là Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.