Nhóm chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Vũ Hán như nào?
(VietnamDaily) - Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang có mặt tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) để điều tra nguồn gốc dịch COVID-19.
Thiên An (T.H)
Ngày 28/1, nhóm chuyên gia WHO đã hoàn tất thời gian cách ly 14 ngày để bắt đầu cuộc điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Vũ Hán. (Nguồn ảnh: Reuters)
Được biết, nhóm công tác của WHO lần này gồm các chuyên gia đầu ngành đến từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có một chuyên gia người Việt Nam là ông Nguyễn Việt Hùng.
Một nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài Viện Virus học Vũ Hán trong chuyến thăm của nhóm chuyến gia WHO hôm 3/2. Được biết, Viện Virus học Vũ Hán đã trở thành trọng tâm của phái đoàn chuyên gia WHO tới Trung Quốc nghiên cứu nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Trước đó, một số thuyết âm mưu cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm bí mật - nơi thu thập và lưu trữ hàng nghìn mẫu của loại virus corona.
Ngày 4/2 vừa qua, ông Vladimir Dedkov, chuyên gia Nga của nhóm công tác WHO đang điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc, cho biết Viện Virus học Vũ Hán được trang bị đầy đủ và khó có thể hình dung có sự rò rỉ từ cơ sở này.
Các thành viên của nhóm chuyên gia WHO mặc đồ bảo hộ trong chuyến thăm Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh động vật Hồ Bắc ở Vũ Hán, ngày 2/2 để tìm kiếm manh mối về nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Peter Daszak, một thành viên của nhóm chuyên gia WHO, nói chuyện điện thoại tại một khách sạn ở Vũ Hán ngày 3/2.
Peter Ben Embarek, một thành viên của nhóm WHO, thăm chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, ngày 31/1.
Họ cũng tới chợ Baishazho, một trong những khu chợ đồ tươi sống lớn nhất Vũ Hán.
Nhân viên an ninh túc trực bên ngoài bệnh viện Jinyintan sau khi một nhóm của WHO vào khu nhà ngày 30/1. Được biết, bệnh viện này là nơi đã điều trị cho những bệnh nhân đầu tiên nhiễm COVID-19.
Mời độc giả xem thêm video: Malaysia đóng cửa đất nước để ngăn dịch COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
Hình ảnh chân thực về cuộc sống người dân Vũ Hán khi hết phong tỏa
(VietnamDaily) - Cuộc sống của người dân ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) dần trở lại bình thường khi nơi này bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa được áp đặt từ hơn 2 tháng trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Ngày 28/3, thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc, đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa vốn được áp đặt từ 23/1. (Nguồn ảnh: Reuters)
Cuộc sống của người dân Vũ Hán cũng dần trở lại bình thường khi các dịch vụ công cộng bắt đầu hoạt động trở lại.
Người đàn ông đeo khẩu trang dắt hai con nhỏ đi qua cây cầu ở Vũ Hán ngày 28/3.
Xiong Juan, 39 tuổi, cắt tóc cho khách tại một khu dân cư ở Vũ Hán hôm 30/3.
Một nhân viên trên tàu điện ngầm đeo khẩu trang và giữ tấm bảng có dòng chữ với nội dung: "Luôn đeo khẩu trang, tránh tụ tập, quét mã khi xuống tàu" sau khi dịch vụ được nối lại ở Vũ Hán hôm 28/3.
Hai nhân viên cầm máy đo thân nhiệt và nước rửa tay ở lối vào một trung tâm thương mại tại thành phố Vũ Hán hôm 30/3.
Một tàu điện ngầm được ngầm hoạt động trong ngày đầu tiên dịch vụ tàu điện ngầm của thành phố được nối lại ở Vũ Hán sau hơn hai tháng ngừng hoạt động, hôm 28/3.
Người đàn ông mặc đồ bảo hộ trên đường phố ở Vũ Hán ngày 28/3.
Lệnh phong tỏa được dỡ bỏ giúp cuộc sống của người dân Vũ Hán "dễ thở" hơn.
Người phụ nữ đeo khẩu trang đi qua rào chắn dựng trước một tòa chung cư ở Vũ Hán ngày 29/3.
Người dân ngồi ăn bên ngoài một nhà hàng McDonald ở Vũ Hán hôm 30/3.
Nhân viên giao hàng đưa đồ ăn cho người phụ nữ qua hàng rào chắn ở lối vào một khu dân cư Vũ Hán ngày 28/3.
(VietnamDaily) - Mang hai dòng máu Trung Quốc - Hà Lan, "nữ thần Vũ Hán" sở hữu nhan sắc hơn người từ khi còn nhỏ xíu.
Vương Duy Lâm, người được mệnh danh là "nữ thần Vũ Hán" khi cô nàng theo học tại đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Mang trong mình hai dòng máu Trung Quốc và Hà Lan, cô nàng sở hữu nhan sắc là sự hài hoà giữa nét đẹp Á - Âu với đôi mắt to, khuôn miệng rộng và sống mũi cao vút.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.