Một nhóm gồm 100 nghị sĩ thuộc các chính đảng của Nhật Bản ngày 18/10 đã tới viếng Đền Yasukuni nhân dịp lễ hội mùa Thu.
Theo T.NGỌC/CATPDN
Một nhóm gồm 100 nghị sĩ thuộc các chính đảng của Nhật Bản ngày 18/10 đã tới viếng Đền Yasukuni nhân dịp lễ hội mùa Thu, một ngày sau động thái tương tự của các bộ trưởng nội các làm dấy lên những chỉ trích từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Số nghị sĩ năm nay tới viếng đền nhiều hơn số nghị sĩ viếng đền thờ trong các lễ hội mùa Thu năm ngoái và mùa Xuân năm nay, vốn khoảng 70 nghị sĩ mỗi lần.
Thủ tướng Nhật Bản đã hạn chế tới thăm đền với tư cách cá nhân và thay vào đó ông gửi đồ lễ vào ngày 17/10, ngày đầu tiên của lễ hội kéo dài 4 ngày.
Kinh ngạc cụ bà 80 là fan “cuồng” Hoàng gia Nhật Bản
(Kiến Thức) - Bà Fumiko Shirataki là một trong những fan "cuồng" Hoàng gia Nhật Bản. Bất cứ nơi nào các thành viên Hoàng gia Nhật Bản đến, bà Shirataki đều cố gắng có mặt ở đó, dù trong mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức.
Hãng thống tấn Reuters đã chia sẻ câu chuyện về bà Fumiko Shirataki (phải) - một trong những người rất hâm mộ Hoàng gia Nhật Bản. Bất cứ nơi nào các thành viên Hoàng gia Nhật Bản đến, bà Fumiko đều cố gắng có mặt tại đó để chụp ảnh về họ. (Nguồn ảnh: Reuters)
"Ngay sau khi tôi biết được lịch trình của các thành viên Hoàng gia, tôi sẽ có mặt ở đó", bà Shirataki, 78 tuổi, chia sẻ. Được biết, bà đã dành 26 năm qua để "bám" theo và chụp ảnh Thượng hoàng Akihito, Hoàng thái hậu Michiko và đặc biệt là Hoàng hậu Masako,...
Bên trong ngôi nhà của bà Shirataki ở Kawasaki, gần thủ đô Tokyo, ngập tràn những bức ảnh về các thành viên của gia đình Hoàng gia Nhật Bản.
Bà Shirataki và những người bạn của bà chụp ảnh Thượng hoàng Akihito và Hoàng thái hậu Michiko khi chiếc xe chở họ đi qua.
"Họ (các thành viên Hoàng gia Nhật Bản) đã quen mặt chúng tôi. Chính vì vậy, khi chúng tôi giơ máy ảnh lên, họ hướng về phía chúng tôi và vẫy tay chào", bà Shirataki chia sẻ.
Để tiện cho việc di chuyển khi "săn" ảnh trong 26 năm qua, bà Shirataki thường đi giày thể thao và mặc quần dài.
"Khi chồng tôi còn sống và có thu nhập, tôi dành 5 đến 6 ngày mỗi tuần vào việc này (đi "săn" ảnh các thành viên Hoàng gia Nhật). Nhưng bây giờ, tôi phải làm việc nên thời gian hạn chế hơn", bà chia sẻ thêm. Được biết, chồng của bà Shirataki đã qua đời cách đây hai năm. Bà đang làm việc bán thời gian tại một đại lý xe hơi.
Được biết, mỗi năm, bà Shirataki chi ít nhất 50.000 yên (447 USD) chỉ vào việc chụp ảnh này.
Bà Shirataki di chuyển tới một địa điểm nơi đoàn xe chở Thượng hoàng Akihito và Hoàng thái hậu Michiko sẽ đi qua.
Bà Shirataki chọn những bức hình đẹp để in.
Bà Shirataki và những người bạn của mình chụp ảnh Nhật hoàng Naruhito, Hoàng hậu Masako và con gái của họ, Công chúa Aiko, tại nhà ga Tokyo.
Hoàng thái hậu Michiko bắt tay bà Shirataki. Có thể nói, đây là một cơ hội hiếm có trong cuộc đời bà Shirantaki.
Bất ngờ thân thế tân Bộ trưởng Nhật điển trai, tài giỏi
(Kiến Thức) - Tân Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi, 38 tuổi, là con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi và được đánh giá là ứng viên tương lai cho chức vụ người đứng đầu chính phủ nước này.
Ngày 11/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành thay thế, chuyển đổi vị trí của 17 trên tổng số 19 thành viên Nội các. Đáng chú ý trong cuộc cải tổ Nội các lần này là việc bổ nhiệm ông Shinjiro Koizumi (phải), 38 tuổi, làm Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Là một "ngôi sao" đang lên trong chính trường Nhật Bản, Bộ trưởng Shinjiro Koizumi trở thành thành viên Nội các trẻ tuổi nhất ở nước này kể từ sau chiến tranh. Ảnh: The Times.
Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bổ nhiệm, tân Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi đã đề xuất đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân để tránh lặp lại thảm họa Fukushima năm 2011. Ảnh: JN.
"Tôi muốn nghiên cứu cách để loại bỏ năng lượng hạt nhân chứ không phải tìm cách giữ chúng lại", ông ShinjiroKoizumi phát biểu. Ảnh: MD.
Bộ trưởng Shinjiro Koizumi sinh ngày 14/4/1981 tại Yokosuka. Ông là con trai của cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi. Ảnh: AP.
Ông Shinjiro từng theo học tại Đại học Kanto Gakuin ở Yokohama và tốt nghiệp với tấm bằng Kinh tế vào năm 2004. Năm 2006, ông tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học Chính trị của trường Đại học Columbia ở New York. Ảnh: ST.
Ông Shinjiro đã dành một năm làm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, đồng thời hoạt động tích cực tại Diễn đàn Thái Bình Dương, trước khi trở về Nhật Bản năm 2007. Ảnh: JT.
Tháng 8/2009, ông Shinjiro được bầu vào Hạ viện và liên tục tái đắc cử sau đó. Ảnh: Reuters.
Được biết, ông Shinjiro Koizumi từng giữ chức Trưởng phòng Y tế, Lao động và Phúc lợi của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ảnh: JT.
Bộ trưởng Shinjiro Koizumi được đánh giá là ứng viên tương lai cho chức vụ người đứng đầu chính phủ Nhật Bản. Ảnh: Mainichi.
Về đời tư, ông Shinjiro kết hôn với bà Christel Takigawa, một phát thanh viên Nhật Bản, vào năm 2019. Ảnh: JT.
Mời độc giả xem thêm video ông Shinjiro trả lời phỏng vấn hồi năm 2015 (Nguồn: Youtube)
Loạt khoảnh khắc đời thường kỳ cục của người Nhật Bản
Người đàn ông chúi đầu vào tường, chui đầu vào máy giặt, cháu giơ súng giả bắn ông... là những khoảnh khắc kỳ cục, hài hước mà nhiếp ảnh gia Shin Noguchi dành nhiều năm để ghi lại.
Với cách tiếp cận kín đáo, thơ mộng và có phần bí ẩn, nhiếp ảnh gia Shin Noguchi đã thể hiện được nét tinh tế trong đời sống văn hóa của người Nhật Bản rất tự nhiên. Với mỗi bức ảnh, nhiếp ảnh gia Shin đều có thể kể được câu chuyện phía sau. Ví dụ, đối với bức ảnh này, "tôi có thể nói chi tiết về những gì người đàn ông đang làm ở đây. Mọi người đang sống cuộc sống tuyệt vọng. Đôi khi cô đơn, đôi khi giúp đỡ lẫn nhau, đôi khi khóc, đôi khi cười", ông Shin nói.
"Người đàn ông trong ảnh đang đưa thư cho hàng xóm. Tôi muốn chia sẻ những khoảnh khắc đẹp này với những người khác, đồng thời, tôi muốn họ hiểu rằng những khoảnh khắc khó tin vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào", nhiếp ảnh gia 43 tuổi nói.
Bức ảnh được chụp trong một cửa hàng giặt khô ở khu vực tập trung nhiều khách du lịch. Có vài vị khách dừng lại để xem người đàn ông trong ảnh sửa máy giặt. Ông Shin chia sẻ: "Tôi muốn bạn cảm thấy rằng, khi bạn nhìn thấy tác phẩm của tôi, bạn không cô đơn. Luôn có ai đó để mắt đến sự khó khăn mà bạn đang phải đương đầu".
Khoảnh khắc được nhiếp ảnh gia Shin ghi lại ở bãi biển Yuigahama vào tháng 5/2012. "Mọi người tham gia lễ hội ở đây không nhận ra điều này. Một đứa trẻ đang chạy quanh, tay cầm khẩu súng đồ chơi. Cuối cùng, cậu bé tìm được một mục tiêu, là người đàn ông cao tuổi này, cũng đang cầm một 'khẩu súng' khác", ông Shin miêu tả lại.
Nhiếp ảnh gia cho biết: "Trong dự án này, tôi cố gắng thể hiện một phần của Nhật Bản thông qua những thứ kỳ lạ mà mọi người mang vác. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng để chụp được bức ảnh thu hút người xem là khá khó. Tôi tình cờ gặp người phụ nữ này trên phố: một bà mẹ với hai đứa trẻ sinh đôi mặc quần áo giống nhau đi trên khu phố sầm uất Ginza..."
"Đây là vách ngăn trong nhà, được gọi là shoji. Shoji được phủ lại lớp giấy vài năm một lần. Người thợ này đã mang hàng chục tấm shoji ra khỏi ngôi đền. Khi thấy mệt quá, anh ấy đã tự xử lý theo cách khác".
"Đây là ngày hội thể thao của một trường tiểu học của Nhật Bản. Phụ huynh học sinh không có mặt trong dịp này. Hai quả bóng tượng trưng cho đôi mắt lớn của người mẹ luôn dõi theo con...", ông Shin chia sẻ.
"Vài đứa trẻ chơi đùa ở khu vực này, nhưng không ai để mắt đến người đàn ông trong ảnh. Tôi luôn cố gắng nắm bắt những khung cảnh vượt quá tầm nhìn của chính mình", nhiếp ảnh gia Shin chia sẻ.
"Một phụ nữ trẻ ăn mặc hiện đại mang theo cọc tiêu giao thông? Liệu người ta có thể đi bộ trên đường mà không cầm theo thứ gì đó không?", ông Shin đặt câu hỏi.
Ba khoảnh khắc trên vạch dành cho người đi bộ nổi tiếng ở khu phố Shibuya. Ông Shin hiếm khi cắt ảnh sau khi chụp. "Tôi chụp cuộc sống thường ngày của mọi người bởi có những khoảnh khắc mà chính họ cũng không nhận ra được rằng nó đẹp và đầy cảm xúc hơn cả những bộ phim được trau chuốt", nhiếp ảnh gia nói.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.