Nhóm bạn mắc kẹt ở Itaewon, chỉ có 2 người trở về

Giới trẻ Hàn Quốc đang trải qua nỗi đau lớn thứ 2 sau thảm họa chìm phà Sewol, khi rất nhiều nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Itaewon tối 29/10 ở trong độ tuổi 20.

Nhóm bạn mắc kẹt ở Itaewon, chỉ có 2 người trở về
Tại một nhà tang lễ ở Seoul, cuối hành lang, ông Sim và vợ ngồi co ro trên chiếc ghế sô pha nhỏ, không thể ngẩng đầu lên. Thi thể con trai 28 tuổi của họ - James Sim - đặt ở một trong những căn phòng tại đây.
Phòng bên cạnh đặt quan tài của Yoon, bạn của James. Trong một nhà tang lễ khác ở Seoul là lễ tang bạn gái của James, theo BBC.
Cả 3 cùng 2 người bạn khác đến Itaewon tối 29/10 để ăn mừng lễ Halloween. James là người lên kế hoạch cho chuyến đi chơi này. “Con luôn là người đứng ra tổ chức, vì nó thích những buổi đi chơi đêm với bạn bè”, mẹ của James nói.
James là một trong số 156 nạn nhân thiệt mạng khi đám đông mắc kẹt trong con hẻm nhỏ cạnh khách sạn Hamilton ở Itaewon tối 29/10. Trong số đó có ít nhất 26 người nước ngoài từ 14 quốc gia đã thiệt mạng, Reuters đưa tin.
Cha mẹ James cảm thấy có gì đó không ổn khi họ thức dậy vào sáng hôm sau và thấy giường con trai mình trống trơn. Cha James nhờ bạn bè con trai liên lạc hộ. Cảnh sát là người bắt máy.
Một buổi đi chơi, mất 2 người bạn
Khi 5 người bạn bị cuốn vào đám đông, 2 người tìm cách lách và leo lên lan can tại rìa con hẻm. James cùng bạn gái và Yoon thì không.
James thích tập thể dục và dành hầu hết thời gian rảnh rỗi trong phòng tập, mẹ James cho hay. Bà không hiểu tại sao điều này không giúp anh thoát khỏi đám đông.
Người cha cho hay James đang trong một mối quan hệ nghiêm túc và dự tính sớm kết hôn. Anh làm thợ sửa ống nước, với niềm đam mê trượt tuyết và lướt sóng. Đôi mắt người mẹ thoáng niềm vui khi kể lại những việc con trai thích làm, nhưng bên cạnh, nước mắt người cha rơi xuống.
Nhom ban mac ket o Itaewon, chi co 2 nguoi tro ve
Park Ju-sung là bạn với James trong suốt 20 năm. Ảnh: BBC.
"James là người anh tốt", ông Sim nhớ lại. “Con trai còn lại của tôi sẽ làm thế nào nếu không có anh trai đây?”.
Trong phòng, bên cạnh quan tài của James có nhiều người bạn cũ. Một trong số đó phải kể tới Park Ju-sung. Hai người biết nhau từ khi lên 8.
"Tôi là một đứa trẻ nhút nhát", Ju-sung nói. "James là người bạn duy nhất của tôi. Cậu ấy mời tôi tới mọi nơi và khuyến khích cả 2 cùng học taekwondo. Cậu ấy giúp tôi trở nên hòa đồng hơn".
Ở phòng bên cạnh, bạn của James, Yoon, cũng 28 tuổi. Yoon có một công ty riêng. Jung-su cho hay vào buổi tối, Yoon thường đến quán bar một mình và bắt chuyện với người nước ngoài để học ngoại ngữ, khiến Jung-su rất ngưỡng mộ sự tự tin của bạn mình.
Hơn một nửa số nạn nhân trong thảm kịch Itaewon là ở độ tuổi 20. Đây là thảm họa thứ 2 mà thế hệ này phải gánh chịu. Năm 2014, 250 học sinh trung học thiệt mạng khi phà Sewol bị chìm ngoài khơi bờ biển phía tây nam đất nước. Học sinh trung học lúc đó bây giờ đã ở độ tuổi 20.
"Chúng tôi chỉ có thể khóc"
Tại khu tưởng niệm công cộng lập ở trung tâm Seoul, Kim Dae-hui - 19 tuổi - đặt bông hoa cúc trắng để tưởng nhớ người bạn Raghu Jordagan, 21 tuổi.
Raghu chuyển đến Hàn Quốc vào tháng 1/2021. 2 người trở thành bạn sau khi Raghu tiếp cận Dae-hui trên đường và khen ngợi phong cách của anh. Raghu làm việc trong lĩnh vực xây dựng, nhưng có óc sáng tạo và đam mê trở thành nhà thiết kế thời trang.
Nhom ban mac ket o Itaewon, chi co 2 nguoi tro ve-Hinh-2
Kim Dae-hui nhìn thấy bạn của mình trong clip bị chèn ép. Ảnh: BBC.
Hai người đi chơi, nghe nhạc hiphop và trao đổi các mẹo thời trang cho nhau. Họ cũng dạy nhau ngôn ngữ của đối phương. “Raghu kiên nhẫn hơn tôi, anh ấy không bao giờ tỏ ra khó chịu”, Dae-hui nhớ lại.
Raghu đã gọi điện video cho Dae-hui khi bắt đầu có dấu hiệu bị đám đông chèn ép. Ở bên cạnh Raghu lúc đó là một người phụ nữ trẻ bị khó thở. Họ tiếp tục gọi video khi Raghu tìm cách trốn khỏi đám đông. Sau đó, bàn tay người phụ nữ dần lạnh đi và Raghu cúp máy. Đó là lần cuối cùng Dae-hui nghe được thông tin từ bạn mình.
Sáng hôm sau, anh xem qua các đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội và thấy khuôn mặt của bạn mình trong đám đông, tái nhợt và đau khổ. Dae-hui tin đó không phải là Raghu, chỉ là một người có vẻ ngoài tương tự. Sau đó cảnh sát gọi tới. Họ nói dường như Raghu đã bị xô đẩy và giẫm đạp.
Khi ngày càng có nhiều câu chuyện về nạn nhân tại thảm kịch Itaewon xuất hiện, nhiều người càng cảm thấy khó hiểu và chờ câu trả lời từ giới chức. Các nhà chức trách chịu áp lực ngày càng lớn để xác định chính xác điều gì đã xảy ra và ai phải chịu trách nhiệm.
Bày tỏ nỗi buồn với tang quyến, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo thừa nhận những thất bại trong việc quản lý đám đông đã đóng vai trò dẫn tới thảm họa, Guardian đưa tin ngày 1/11.
Ông cho biết chính phủ sẽ làm việc với các bộ, cơ quan và tổ chức y tế để đảm bảo những vấn đề tương tự trong các sự kiện tự phát không bao giờ xảy ra nữa.
Trong khi đó, cha mẹ James chưa biết đổ lỗi cho bất cứ ai.
"Con trai chúng tôi bị xô đẩy, và nó đã chết. Đó là tai nạn. Chúng tôi không nghĩ ai sẽ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi không thể nghĩ được. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là khóc", họ nói.

Giẫm đạp ở Seoul: Nguyên nhân khiến hơn 150 người tử nạn

Một đám đông bất ngờ đổ về con hẻm dốc rộng 4m ở khu phố đêm Itaewon (Seoul) đã khiến hàng trăm người không thể di chuyển hoặc chạy thoát.

Giẫm đạp ở Seoul: Nguyên nhân khiến hơn 150 người tử nạn

Tính đến chiều 30/10 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Itaewon tối 29/10 đã lên đến 153 người, và 82 người khác bị thương. Con số này có thể còn tiếp tục tăng vì có 19 người hiện đang nguy kịch.

Số người nước ngoài thiệt mạng đã tăng lên 22 người, theo cơ quan cứu hộ. Trong đó có 4 người đến từ Trung Quốc, 4 người Iran, 3 người Nga. Mỹ, Pháp, Úc, Việt Nam, Uzbekistan, Na Uy, Kazakhstan, Sri Lanka, Thái Lan và Áo mỗi nước một người. Quốc tịch của nạn nhân cuối cùng trong danh sách vẫn chưa được xác định.

Hàn Quốc không có hướng dẫn phòng ngừa các vụ như ở Itaewon

Các nhà chức trách Hàn Quốc thừa nhận, họ không có hướng dẫn đảm bảo an toàn cho các sự kiện đông người tổ chức ở không gian công cộng như tại Itaewon.

Hàn Quốc không có hướng dẫn phòng ngừa các vụ như ở Itaewon

Theo CNN, trong ngày 30/10, rất nhiều gia đình đã túc trực ở các trung tâm thông tin được chính quyền Seoul thiết lập và các bệnh viện xung quanh khu vực Itaewon, tất cả đều cố gắng hi vọng rằng người thân của mình vẫn an toàn. Nhưng sau khi toàn bộ 154 thi thể được nhận dạng, không khí tang tóc đã bao trùm cả đất nước.

Vụ giẫm đạp gây chấn động này khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về năng lực của nhà chức trách. Dường như chính quyền địa phương đã không có biện pháp đề phòng những tình huống có thể xảy ra tại các sự kiện đông người.

Trước khi thảm kịch diễn ra 2 ngày, nhà chức trách quận Yongsan, nơi có khu Itaewon đã công bố các quy định về phòng chống Covid-19, giữ vệ sinh công cộng hay kiểm tra an toàn thực phẩm. Tuy vậy, không hề có một phương án nào để kiểm soát đám đông và phòng ngừa giẫm đạp.

Han Quoc khong co huong dan phong ngua cac vu nhu o Itaewon

Người dân Hàn Quốc tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Itaewon. Ảnh: CNN

Sau khi thảm kịch xảy ra, Bộ trưởng Nội vụ và An toàn Lee Sang-min cho biết, quyết định không tăng cường lực lượng an ninh tại Itaewon là do không lường trước được số người tụ tập sẽ tăng đột biến so với năm ngoái. "Phần lớn lực lượng lớn cảnh sát đã được điều động tới các khu vực khác ở Seoul để ngăn ngừa các vụ biểu tình có thể xảy ra", ông Lee nói.

Trong khi đó, ông Oh Seung-jin, đại diện Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc thông tin, đã có 137 sĩ quan được triển khai tới Itaewon vào tối 29/10, gần gấp đôi so với mọi năm. Các sĩ quan này có nhiệm vụ chính là ngăn ngừa các hành vi quấy rối, bạo lực, và đề phòng người dự sự kiện dùng ma túy.

Han Quoc khong co huong dan phong ngua cac vu nhu o Itaewon-Hinh-2

Hiện trường vụ giẫm đạp xảy ra tại Itaewon. Ảnh: AP

"Tôi thừa nhận rằng các sĩ quan tại hiện trường đã không nhận thức được tốc độ của dòng người chen lấn, cũng như không có phản ứng kịp thời. Nhưng họ không có hướng dẫn về phương pháp ngăn ngừa các vụ giẫm đạp, và với số người đổ về Itaewon tăng đột biến, một cảnh sát phải quản lý tận 700 người", ông Oh nói.

Một quan chức khác của Bộ Nội vụ và An toàn là ông Kim Seong-ho sau đó cũng xác nhận về lỗ hổng trong việc đảm bảo an ninh cho các sự kiện đông người tổ chức ở không gian công cộng. "Không có một hướng dẫn nào, bởi tình huống này chưa từng xảy ra trước đây", ông Kim cho biết.

Hiện tại, cảnh sát Hàn Quốc đang khẩn trương phân tích các hình ảnh từ camera giám sát để điều tra nguyên nhân vụ giẫm đạp. Một số nhân chứng và người sống sót khai rằng có những đối tượng cố tình xô đẩy khi đám đông tụ tập trong con hẻm ở phố Itaewon.

Nỗi đau của cha mẹ khi con cái thiệt mạng trong bi kịch Itaewon

Khung cảnh u ám bao trùm xứ củ sâm kể từ khi thảm họa đêm Halloween xảy ra. Những người đau lòng nhất là gia đình các nạn nhân khi phần lớn ra đi ở độ tuổi rất trẻ.

Nỗi đau của cha mẹ khi con cái thiệt mạng trong bi kịch Itaewon
Trong tầng hầm của Trung tâm Dịch vụ Cộng đồng Hannam-dong ở quận Yongsan, cách Itaewon không xa, sự im lặng đến rợn người bỗng bị cắt ngang bởi tiếng khóc nức nở của những ông bố, bà mẹ khi hay tin con mình không qua khỏi trong vụ thảm họa đêm Halloween.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.