Nhờ vả Trung Quốc điều tra đối thủ, ông Trump “phạm sai lầm tồi tệ“?

Tổng thống Donald Trump đang đặt cược rằng người Mỹ đang quá quen thuộc với những hành động vượt quá giới hạn của mình nên họ sẽ thờ ơ trước những gì có thể khiến ông đối mặt nguy cơ bị luận tội.

Nhờ vả Trung Quốc điều tra đối thủ, ông Trump “phạm sai lầm tồi tệ“?
Đó có thể là lý do ông chủ Nhà Trắng hôm 3-10 có bước đi chiến thuật đầy tính toán.
Ông thừa nhận đã yêu cầu Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai ông ta, Hunter Biden. Chưa hết, ông còn công khai thúc giục một chính phủ nước ngoài can thiệp vào chuyện nội bộ của Mỹ. Lần này, cái tên được ông nhắc đến là Trung Quốc.
Joe Biden là một trong những đối thủ tiềm tàng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và hiện chưa có bằng chứng gì cho thấy ông Biden và con trai làm gì sai trái ở Ukraine. Cũng không có bằng chứng cựu phó tổng thống Mỹ nhận tiền từ Trung Quốc.
Dù vậy, không nên lẫn lộn giữa "tính toán, chiến thuật" với "tài giỏi" hoặc "khôn ngoan".
Nho va Trung Quoc dieu tra doi thu, ong Trump “pham sai lam toi te“?
Theo các chuyên gia, việc ông Trump thừa nhận nhờ Ukraine điều tra ông Biden là một sai phạm có thể bị luận tội - lạm dụng quyền lực để phục vụ lợi ích chính trị. Đó là lý do Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát chính thức mở cuộc điều tra luận tội nhằm vào nhà lãnh đạo Mỹ.
Tuy nhiên, việc đưa ra lời kêu gọi tương tự với Trung Quốc thậm chí còn bị xem là sai phạm tồi tệ hơn. Lý do là ông Trump đã công khai đề nghị một đối thủ địa chính trị hàng đầu can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Đáng chú ý, trước khi nói "Trung Quốc nên điều tra hai cha con ông Biden", ông Trump thông báo rằng một phái đoàn Trung Quốc sẽ đến Mỹ vào tuần tới để tham gia vòng đàm phán mới về thương chiến. "Nếu họ không làm những gì chúng ta muốn, chúng ta có sức mạnh rất lớn" - ông chủ Nhà Trắng cảnh báo.
Phát biểu này khiến người ta nhớ đến những gì ông Trump bị tố đã làm để gây sức ép lên Ukraine trong việc điều tra đối thủ.
Theo bản ghi chép cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine hồi tháng 7, ông Trump nêu vấn đề điều tra ông Biden ngay sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói muốn mua thêm tên lửa Javelin của Washington để đối phó lực lượng nổi dậy tại miền Đông.
Lần này, giới chức Trung Quốc có thể phỏng đoán rằng Bắc Kinh có thể phải giúp ông Trump tái đắc cử nếu muốn có một thỏa thuận thương mại có lợi.
Có nhiều lý do giải thích việc ông Trump đang tự đẩy mình vào thế khó.
Trước hết, ông Trump từng thành công với chiến lược bôi nhọ đối thủ trong các thuyết âm mưu và kêu gọi sự hỗ trợ của các chính phủ nước ngoài khi đối đầu với bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó, ông Trump thậm chí còn chưa có được những quyền lực của một tổng thống như lúc này.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ có thể tin rằng bằng cách công khai nói về những gì đã làm, mọi chuyện sẽ trở nên không có gì đáng xấu hổ và hoàn toàn bình thường, thay vì bị xem là hành vi lạm quyền và vi phạm lời thề khi tuyên thệ nhậm chức.
Chưa hết, cũng có khả năng ông Trump đang nghĩ rằng mình bất khả chiến bại.

Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại lịch sử

Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại "lịch sử", trong đó giải quyết những vấn đề cấu trúc chủ chốt.

Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại lịch sử
My va Trung Quoc dang tien toi mot thoa thuan thuong mai lich su
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Ảnh: REUTERS/TTXVN 
Người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Mỹ Larry Kudlow ngày 28/2 cho biết, Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại "lịch sử", trong đó giải quyết những vấn đề cấu trúc chủ chốt như chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ lực của Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận thương mại: Australia là bên thua?

Thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể khiến một số quốc gia lo ngại, đặc biệt là Australia.

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận thương mại: Australia là bên thua?

Trung Quốc và Mỹ hiện đang trong giai đoạn đàm phán nhằm chấm dứt bất đồng thương mại kéo dài nhiều tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tiến triển và về cơ bản, hai bên đã thống nhất thiết lập một cơ chế thực thi mọi thỏa thuận có thể đạt được. Tuy nhiên, thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể khiến một số quốc gia lo ngại, đặc biệt là Australia.

Trong bài viết đăng tải trên tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng (SCMP), tác giả BobCarr - cựu ngoại trường và cựu Thủ hiến bang New South Wales, hiện là giám đốc phụ trách Viện quan hệ Australia-Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã đưa ra nhiều nhận định sâu về vấn đề này.

Tổng thống Mỹ gọi Trung Quốc là mối đe dọa toàn cầu

Các cuộc đàm phán vốn được thiết lập vào đầu tháng 10 để tháo gỡ khó khăn, nhưng các sự kiện ‘sinh đôi’ vào hôm qua 20.9 cho thấy cả hai bên không có sự sốt sắng nào để hoàn thành một thỏa thuận.

Tổng thống Mỹ gọi Trung Quốc là mối đe dọa toàn cầu
Triển vọng về một thỏa thuận thương mại ngắn hạn giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị phủ bóng đen vào thứ sáu hôm qua 20.9, khi Tổng thống Donald Trump gọi Trung Quốc là ‘mối đe dọa đối với thế giới’, và bác bỏ ý tưởng về một thỏa thuận tạm thời bằng mọi giá với Bắc Kinh. Đồng thời trong ngày các quan chức Trung Quốc đã hủy bỏ các chuyến thăm theo kế hoạch với nông dân Mỹ ở Montana và Nebraska.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.